Việt Nam định hình quan điểm lãnh đạo tương lai của Mỹ như thế nào

Theo dõi VGT trên

John Kerry và Chuck Hagel, hai vị được đề cử đứng đầu hai bộ quan trọng nhất là ngoại giao và quốc phòng của Mỹ, cùng có thời tham chiến ở Việt Nam và chính cuộc chiến này đã định hình quan điểm của họ về chính sách mà nước Mỹ cần có.

Khi đề cử một người làm Bộ trưởng ngoại giao và một làm Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng thống Obama hy vọng sẽ đưa vào chính quyền nhiệm kỳ hai của ông hai cựu chiến binh có sự nhạy cảm về sự vô nghĩa của chiến tranh.

Việt Nam định hình quan điểm lãnh đạo tương lai của Mỹ như thế nào - Hình 1

John Kerry và Chuck Hagel đều từng tham chiến ở Việt Nam, và cuộc chiến này đã in dấu ấn sâu đậm trong quan điểm của họ về chính sách và chiến tranh. Ảnh: Politico.

Ông John Kerry, nghị sĩ đảng Dân chủ, bang Massachusett, được tổng thống Obama chọn vào chức ngoại trưởng. Trong thời gian tham chiến trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Kerry chỉ huy một tàu tuần tra ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nhận được ba huân chương chiến công “Trái tim màu tím”, nhưng Kerry quyết định vứt bỏ hết các p.hần t.hưởng chiến tranh trong một cuộc phản đối trước tòa nhà quốc hội, lên án lính Mỹ hành xử tàn bạo một cách có hệ thống. Ông từng nói trước Ủy ban đối ngoại thượng viện rằng: “Làm thế nào người ta lại có thể yêu cầu một người khác trở thành kẻ phải c.hết cho một sai lầm?”

Ông Chuck Hagel, cựu thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ bang Nebraska, được đề cử đứng đầu Lầu Năm Góc. Hagel tham chiến trong giai đoạn quanh Tết Mậu Thân và bị thương hai lần, nhận hai “trái tim màu tím”.

Trở về Mỹ, chàng lính Hagel vẫn nghĩ rằng cuộc chiến ở Việt Nam là chính nghĩa và đã làm hết cách để vứt bỏ ký ức chiến tranh lại đằng sau. “Tôi muốn có một cuộc sống”, ông từng nói.

Nhưng càng về sau, Hagel trở nên càng phản đối những người đề xướng chiến tranh. Hồi tháng 10 vừa rồi, ông phát biểu trên Tạp chí Việt Nam, một ấn phẩm về lịch sử, như sau: “Tôi không thể hiểu được sao đất nước này có thể cho phép điều như vậy diễn ra, 16.000 thanh niên b.ị g.iết trong một năm”. Hiện nay ông là Chủ tịch Nhóm tư vấn của Lầu Năm Góc về tổ chức kỷ niệm 50 năm cuộc chiến ở Việt Nam.

Video: Hagel nói “những điều học được từ chiến tranh ở Việt Nam

Những người ủng hộ ông Kerry và Hagel nói rằng cho dù hai người có những phản ứng khác nhau về các trải nghiệm đau thương của cuộc chiến, cuộc chiến đó có cùng một tác động đến họ, đó là việc đặt ra câu hỏi về cái giá cho việc dính líu của Mỹ ở nước ngoài.

Ông Max Cleland thuộc đảng Dân chủ, một cựu thượng nghị sĩ từ tiểu bang Georgia, đã bị mất ba chi trong chiến tranh tại Việt Nam, nói: “Những người từng tham gia chiến tranh là những người tốt nhất có thể ngăn chúng ta không rơi vào chiến tranh. Họ đã cảm nhận được vết thương chiến tranh về thể chất, tinh thần và tình cảm. Họ sẽ đưa lên bàn thương lượng tất cả những gì họ cần đưa, đó là: chiến tranh là tai hại”.

Đối với ông Obama, những bài học mà ông Kerry và Hagel học được từ trong cuộc chiến là yếu tố hết sức quan trọng khi tổng thống này quyết định chọn hai vị này vào những ghế quan trọng nhất của nội các.

Ngày 7/1, Obama nói khi công bố quyết định chọn ông Hagel: “Chuck hiểu rằng chiến tranh không phải là cái gì đó trừu tượng. Ông ấy hiểu rằng việc đưa những thanh niên Mỹ đi chiến đấu và đổ m.áu trong cát bụi và bùn đất sẽ chỉ được thực hiện khi nó thật sự khẩn thiết”.

Video đang HOT

Tháng trước khi công bố quyết định chọn Kerry, Obama nói: “Đã từng phục vụ quân đội với lòng dũng cảm ở Việt Nam, ông ấy hiểu rằng chúng ta có trách nhiệm trong việc sử dụng sức mạnh của Mỹ một cách khôn ngoan, đặc biệt là sức mạnh quân sự.”

Việt Nam định hình quan điểm lãnh đạo tương lai của Mỹ như thế nào - Hình 2

John Kerry và diễn viễn Jane Fonda trong một cuộc tuần hành phản chiến ở Mỹ những năm 70 của thế kỷ trước. Ảnh: AP

Nếu được quốc hội chấp thuận, hai ông Kerry và Hagel sẽ là một số rất ít cựu chiến binh Việt Nam lên tới đỉnh cao trong hệ thống an ninh quốc gia. (Ông Colin L. Powell, cựu ngoại trưởng Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia đã hai lần sang tham chiến ở Việt Nam). Hagel sẽ là người đầu tiên từng là lính nhập ngũ điều hành Lầu Năm Góc, điều mà ông Obama cho là có “ý nghĩa lịch sử”.

Quan điểm của hai ông Hagel và Kerry làm cho họ rất tương thích với Nhà Trắng, bởi chính phủ gần như chắc chắn muốn đẩy nhanh quá trình rút nốt số 66.000 binh sĩ Mỹ còn lại tại Afghanistan, sớm hơn điều cánh chỉ huy quân sự mong muốn. “Lý do chúng ta từ bỏ Afghanistan không phải là vấn đề chúng ta thắng hay thua”, ông Hagel nói với tạp chí Việt Nam. “Sau 10 năm ở Afghanistan, chúng ta thu được gì khi chúng ta ra đi? Chúng ta đã làm được gì ở đó?”

Cũng giống như Kerry, Hagel đã bỏ phiếu cho nghị quyết cho phép tiến hành cuộc xâm lược Iraq nhưng ông đã sớm trở thành người phản đối cách thức mà chính quyền Bush tiến hành cuộc chiến.

Bạn bè của ông cho rằng ông Hagel, với hai huân chương Trái tim tím, điều hành Lầu Năm góc là hợp lý, trong khi ông Kerry, người được tặng thưởng một ngôi Sao bạc, một Sao đồng và ba huân chương Trái tim tím, sẽ nhận Bộ Ngoại giao. “Họ dường như trụ lại những vị trí mà ta nghĩ là họ sẽ trụ lại”. Jan C. Seruggs, người sáng lập và là Chủ tịch Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam, người biết rõ hai ông, nhận xét.

Trải nghiệm ở Việt Nam

Trong cuộc điều trần năm 1971 trước Ủy ban đối ngoại thượng viện về Việt Nam, Kerry đã tức giận nói về những binh sĩ Mỹ đã “c.ưỡng b.ức, cắt tai, c.ắt đ.ầu” và gây ra rất nhiều cuộc t.àn s.át khác. Sau này ông có nói rằng ông ân hận về một số từ ngữ ông đã dùng hôm đó. Việc này ảnh hưởng khi ông là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2004, khi một nhóm cựu chiến binh, vẫn còn bất bình với những nhận xét của Kerry, đã tìm cách hạ thấp kinh nghiệm quân ngũ của ông.

Christopher Gelpi, một giáo sư tại trường đại học Duke nghiên cứu về thái độ của các lãnh đạo quân sự đối với việc khi nào cần phát động chiến tranh và tiến hành như thế nào, nói rằng “Kerry quay lưng lại với cơ chế quân sự theo một cách khác với Hagel.”

Theo Gelpi, Hagel là một ví dụ điển hình về việc các cựu chiến binh bị vỡ mộng với cuộc chiến mà các nhà lãnh đạo chính trị phát động.

Việt Nam định hình quan điểm lãnh đạo tương lai của Mỹ như thế nào - Hình 3

John Kerry năm 1969 (trái) và Chuck Hagel năm 1968, trong thời gian tham chiến ở Việt Nam. Ảnh: AP

Ông Hagel, 66 t.uổi, đến Việt Nam tháng 12 năm 1967 khi là lính lục quân và ngay sau đó được điều động đến đóng gần biên giới với Campuchia cùng với tiểu đội của người em trai mình là Tom. Tháng 3 năm 1968, tiểu đội đạp phải dây mìn trong rừng làm nổ một quả mìn lớn, các bộ phận của cơ thể của binh sĩ b.ắn tung tóe và một mảnh đạn găm vào ngực của Hagel. Tom Hagel đã băng bó cầm m.áu cho anh trai Chuck. Rồi vào tháng 4 năm đó, Chuck lại cứu em trai khi xe bọc thép của hai anh em, với Tom trên tháp pháo, một lần nữa vướng mìn.

Hagel cuống cuồng kéo người em trai đang ngất ra khỏi đống đổ nát, bởi biết rằng chiếc xe có thể sớm phát nổ. Khi màng nhĩ của hai anh em gần như nổ tung, khuôn mặt ông Hagel đã bị cháy xém và sau đó hai người đã được cáng đến một bệnh viện dã chiến.

Qua mấy thập kỷ, sự ủng hộ chiến tranh của ông Hagel bắt đầu mờ nhạt dần, nhưng điều làm ông thay đổi nhiều nhất, như ông từng nói, là khi nghe lại các đoạn băng ghi âm các cuộc nói chuyện điện thoại, được công bố vào những năm 1990, của Tổng thống Lyndon B. Johnson năm 1964 thừa nhận rằng ông ta thấy cuộc chiến tranh là vô nghĩa. Năm 2007, ông Hagel nói rằng: “Sự gian dối đó thật kinh khủng, thực ra là tội ác”

Cuối cùng, Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến qua điểm của Hagel về chiến tranh.

“Tôi không phải theo trường phái hòa bình – Tôi tin vào việc sử dụng vũ lực, nhưng chỉ sử dụng vũ lực sau một quá trình hoạch định rất cẩn thận”, Hagel nói với tạp chí Việt Nam. “Cái đêm hôm Tom và tôi được cáng ra khỏi ngôi làng đó vào tháng tư năm 1968, tôi tự nói với mình: nếu tôi ra khỏi nơi đây được và nếu tôi có vị thế để tác động vào chính sách thì tôi sẽ làm tất cả mọi thứ để tránh chiến tranh vô ích và vô nghĩa”.

Ông Kerry, hiện 69 t.uổi, sang Việt Nam tháng 11 năm 1968 khi còn là một trung úy hải quân và sớm được giao chỉ huy một chiếc tàu tuần tra dài khoảng 15 mét vỏ nhôm. Những con tàu này cày xới các con sông trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào ban đêm nhằm t.iêu d.iệt các cứ điểm của đối phương cũng như cắt đứt đường tiếp tế.

Một vài tháng sau đó, trong một lần ông tham gia và được thưởng một Ngôi sao bạc, ông Kerry đã cho tàu cập bờ trong một cuộc chiến, đuổi theo và b.ắn một người thanh niên có s.úng cối mà họ cho là của đối phương. Năm 2004, trong một cuộc phỏng vấn về hành vi của ông trong chiến đấu, Kerry nói rằng: “Nếu ai đó nói rằng trong lúc đ.ánh n.hau họ không sợ hãi,thì đó là nói không đúng sự thật”.

Hai tuần sau trận đ.ánh, ông Kerry đã cứu được một trung úy thuộc Lực lượng đặc nhiệm, người bị hất văng ra khỏi một chiếc tàu gần đó. Với hành động này ông được tặng một Ngôi sao đồng.

“Tất nhiên, chúng ta không ai muốn có một đám người chỉ biết về chiến tranh trên giấy”, cựu nghị sĩ Cleland nói. “John và Chuck không như vậy, họ đều từng có những trải nghiệm đau xót về việc bị tống vào chiến tranh khi không thực sự cần thiết”.

Theo VNE

Vì sao Obama đề cử 2 cựu binh VN cho nội các?

Obama vừa đề cử hai cựu chiến binh Việt Nam là ông Chuck Hagel và John Kerry vào vị trí lãnh đạo Bộ quốc phòng và Bộ Ngoại giao. Đường lối mà hai chính trị gia này theo đuổi có thể bị ám ảnh bởi "bóng ma chiến tranh Việt Nam".

Khi tranh cử vị trí Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2008, một trong những lợi thế của ông Barack Obama có được chính là t.uổi tác, vì ông không thuộc thế hệ chiến tranh Việt Nam, nên vì thế không mang trong mình nỗi ám ảnh từ sự thất bại đó của nước Mỹ. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống từng nói với một nhà báo: "Đó là vấn đề thế hệ. Quan điểm của Tổng thống sẽ không dựa trên vấn đề Việt Nam. Đây là Tổng thống đầu tiên không biện minh cho mình dựa trên một thời kỳ dữ dội".

Kỳ lạ thay là gần đây ông Obama đã tiến cử ông John Kerry và Chuck Hagel, hai trong số các nhân vật chịu ảnh hưởng của cuộc chiến Việt Nam nhất, vào vị trí sẽ đảm trách chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Ông Kerry nổi lên trong vai trò đại diện cho cựu chiến binh Mỹ từ Việt Nam chống lại chiến tranh, còn ông Hagel bộc lộ thái độ chỉ trích rất bản năng đối với cựu Tổng thống George W. Bush bằng việc đề cao kinh nghiệm của mình từ cuộc chiến Việt Nam. Nếu hai nhân vật này thực sự trở thành Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng, thì có thể bóng ma Việt Nam sẽ lại quay về trong chính sách ngoại giao của nước Mỹ.

Điều đó có nghĩa là gì? Có khả năng ông Obama cũng không muốn chính sách của đất nước sau này sẽ tương tự như thời chiến cách đây vài thập kỷ. Khi đ.ánh giá lại đường lối ở Afghanistan, ông Obama đã học bài học được nói đến nhiều trong lịch sử Việt Nam, đó là những bài học thất bại, trong đó liệt kê những sai lầm của chính quyền, và lập luận rằng, ông đã sống sót từ cuộc chiến và giành chiến thắng trong cuộc đua tái bầu cử.

Vì sao Obama đề cử 2 cựu binh VN cho nội các? - Hình 1

Từ trái qua phải, ông Chuck Hagel, Tổng thống Obama và ông John Kerry (Ảnh: The Daily Beast)

Theo một số nhà bình luận, ông Obama đã lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia cố vấn như Richard Holbrooke và Joe Biden rằng cả hai cuộc chiến có rất nhiều điểm tương đồng. Nhiều nhà quan sát cho biết, trong một bữa tối riêng tư, ông Obama nói với nhà sử học Robert Caro và David Kennedy rằng ông rất sợ những thành tựu vĩ đại trong nước lại bị hủy hoại bởi các cuộc chiến ở nước ngoài.

Nhiều người đ.ánh giá rằng kể từ những năm 1960 đến giờ chỉ có chính quyền dưới thời ông Obama đưa ra các quyết định không chịu ảnh hưởng của ký ức ở Việt Nam.

Một cách hiểu khác là việc ông Obama lựa chọn Kerry và Hagel là để vá lỗ hổng thế hệ trong chính sách ngoại giao của đảng Dân chủ. Nhiều người ca ngợi lối suy nghĩ mới trong chính sách ngoại giao của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu, thậm chí gọi đó là "Obamamian", tức là một đường lối mang bản sắc Obama. Tuy nhiên, tại Lầu Năm Góc, ông Obama có ít lựa chọn ngoài ông Hagel Bà bà Michele Flournoy (người ra đời sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc) có vẻ cần tích lũy thêm nhiều năm kinh nghiệm trước khi đảm nhiệm vị trí quan trọng như Bộ trưởng quốc phòng.

Một khả năng nữa là lựa chọn của ông Obama không nhấn mạnh vào về kinh nghiệm chiến tranh của ông Kerry và Hagel mà là những hoạt động liên quan đến Tổng thống. Ông Kerry là người sớm ủng hộ ông Obama từ năm 2008, và kết quả là ông Obama chiến thắng bà Hillary Clinton, còn ông Hagel tạo nên ấn tượng rằng ông ủng hộ Obama thông qua ủng hộ vợ ông. Có lẽ Tổng thống đang đền đáp hai người trung thành với mình.

Dĩ nhiên sẽ không có một thứ kiểu như "quan điểm của cựu chiến binh Việt Nam" trong chính sách ngoại giao của Mỹ. John McCain thường bất đồng với Chuck Hagel, còn Chuck Hagel thường bất đồng với John Kerry. Ví dụ, ông Kerry thích biện pháp quân sự hơn ông Obama trong vấn đề Libya, còn ông Hagel từng nói rằng chính sách can thiệp làm hại đến nỗ lực ngoại giao của nước Mỹ với Iran.

Vì sao Obama đề cử 2 cựu binh VN cho nội các? - Hình 2

Ông John Kerry (đứng thứ 2 từ trái sang) trong lực lượng Mekong Delta của Mỹ tại Việt Nam năm 1969 (Ảnh: AP)

Trong lịch sử Mỹ cũng từng có lần cựu chiến binh được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu ngành ngoại giao sau nhiều thập kỷ tham gia chiến tranh. Cựu chiến binh cuối cùng từ thời nội chiến ở Mỹ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng chiến tranh năm 1909, còn cựu binh cuối cùng của Thế chiến II là Warren Christopher được bổ nhiệm làm Bộ trưởng ngoại giao năm 1997.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong đề cử đối với ông Hagel và Kerry là mức độ ảnh hưởng đáng kể của trải nghiệm chiến tranh ở hai nhân vật này, cũng như cách mà ông Obama và các cố vấn trước đây đã tách bạch mình ra khỏi thế hệ ông Kerry-Hagel. Chính quyền của ông Obama được kỳ vọng là không chịu ảnh hưởng của ký ức chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, bóng ma đó có thể sẽ quay lại.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi
17:58:42 04/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
14:34:22 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?
15:01:53 05/07/2024

Tin mới nhất

Mexico ban bố báo động đỏ do siêu bão Beryl

15:45:05 05/07/2024
NHC dự báo siêu bão Beryl sẽ đổ bộ vào Bán đảo Yucatan, di chuyển qua Vịnh Mexico, sau đó hoành hành tại bang Tamaulipas giáp giới Mỹ. Trung tâm này cũng cảnh báo bão nguy hiểm và sóng lớn.

Iran bắt đầu bầu cử tổng thống vòng hai

15:41:08 05/07/2024
Trước đó, ngày 3/7, trong phát biểu đăng trên truyền hình nhà nước, lãnh đạo tối cao Iran, Đại Giáo chủ Ali Khamenei đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống vòng hai, đồng thời kêu gọi cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu.

Công đảng thắng đảng Bảo thủ, chiếm đa số tại Hạ viện Anh

15:38:31 05/07/2024
Dự kiến, ông Starmer sẽ chuyển đến số 10 Phố Downing trong ngày 5/7 và thành lập nội các cùng ngày với chương trình hành động đưa ra các chính sách nhằm đưa nước Anh thoát khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ.

Quốc hội Nga thông qua sửa đổi ngân sách năm 2024

15:36:06 05/07/2024
Sửa đổi cũng bao gồm việc phân bổ thêm 650 triệu ruble để trợ cấp cho các tổ chức giáo dục ở các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), nhằm tài trợ cho các trường đại học Slav.

Venezuela thảo luận với Ấn Độ về ý định gia nhập BRICS

15:25:59 05/07/2024
Venezuela khẳng định sẽ là đối tác tin cậy của BRICS trên cơ sở những nguyên tắc như độc lập, hữu nghị, đoàn kết và vì lợi ích chung của khối.

Xung đột Hamas - Israel: Cơ hội đạt thỏa thuận trao trả con tin

15:05:12 05/07/2024
Ngày 4/7, một nguồn tin trong nhóm đàm phán Israel cho biết có cơ hội đạt được một thỏa thuận với Phong trào Hồi giáo Hamas về việc thả con tin.

Mỹ: Tai nạn tàu du lịch gây nhiều thương vong ở California

15:02:32 05/07/2024
Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn tới vụ tai nạn, tuy nhiên nhà chức trách cho rằng tàu du lịch chạy quá tốc độ có thể là một yếu tố. Lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Công đảng Anh giành chiến thắng lịch sử, Thủ tướng Sunak thừa nhận thất bại

14:45:30 05/07/2024
Công đảng Anh đã giành được 326 ghế hạ viện, giành quyền đa số trong quốc hội và đảm bảo ông Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng Anh nhiệm kỳ tới.

Chủ tịch Trung Quốc: Bắc Kinh và Ankara có quan điểm tương đồng về khủng hoảng Ukraine

14:43:06 05/07/2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm tương đồng về tình hình tại Ukraine và cần duy trì liên lạc chặt chẽ quanh vấn đề này.

Đức: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm hiếm gặp do chủng virus H7N5 độc lực cao

13:35:10 05/07/2024
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H7N5 đầu tiên trên thế giới được phát hiện kể từ khi WOAH bắt đầu theo dõi các dịch bệnh ở động vật trên thế giới từ năm 2005.

Tổng thống Putin nêu điều kiện cho lệnh ngừng b.ắn ở Ukraine

13:30:56 05/07/2024
Kiev đã từ chối đàm phán với Moskva kể từ mùa thu năm 2022, sau khi bốn vùng lãnh thổ nước này sáp nhập Nga. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, ông Zelensky cho biết hai bên có thể đàm phán thông qua trung gian.

Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

13:29:24 05/07/2024
Tháng trước, Meta cho biết hãng đã dừng sử dụng dữ liệu của người dùng để đào tạo dịch vụ AI tạo sinh của hãng ở Liên minh châu Âu (EU), sau khi có các khiếu nại ở 11 quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Sao Mai: "Tôi biết vị trí của mình đang ở đâu"

Sao việt

15:49:34 05/07/2024
Gần một năm đăng quang Mrs Grand Việt Nam - Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam, Sao Mai ngày càng thăng hạng về nhan sắc cũng như có nhiều sự thay đổi về ngoại hình.

Nam diễn viên từng bị tẩy chay gay gắt, có vợ đẹp gia thế khủng nhưng "giấu nhẹm" vì 1 lý do: U50 sống thế nào giữa biệt phủ 100m2?

Sao châu á

15:46:07 05/07/2024
Trong suốt 9 năm, Lệ Oánh đã phải giấu kín tư cách vợ Ngô Tôn, thậm chí chấp nhận đóng giả làm tiếp viên hàng không khi đi du lịch cùng anh.

Người nhà chánh án bao chiếm đất công, rừng phòng hộ còn đòi bồi thường

Pháp luật

15:34:08 05/07/2024
Mặc dù đã trả lại đất công, rừng phòng hộ bao chiếm của nhà nước trước đó nhưng khi UBND H.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) lấy đất làm đường thì bà Cúc khiếu nại yêu cầu bồi thường đất mình đã bao chiếm.

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.