Việt Nam điều tra thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc
Bộ Công Thương khẳng định thép mạ (tôn mạ) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ chính thức bị điều tra chống bán phá giá.
Theo đó, sau khi có quyết định điều tra vụ việc, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) – Bộ Công thương sẽ ban hành bảng câu hỏi về lượng và giá trị đến các nhà sản xuất, xuất khẩu thuộc 2 nước bị điều tra, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước hàng hóa bị điều tra.
Trước đó, vào tháng 12/2015, Cục QLCT nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc vào Việt Nam của đại diện ngành sản xuất thép mạ trong nước.
Bên yêu cầu là bốn nhà sản xuất thép mạ của Việt Nam gồm Công ty Cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (CSVC), Công ty TNHH Tôn Phương Nam, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim và Công ty Cổ phần Tôn Đông Á.
Giai đoạn điều tra được xác định từ 1/10/2014 đến 30/9/2015. Nguyên đơn cáo buộc tôn mạ nhập khẩu từ các nước nói trên bán phá giá tại thị trường VN, làm các doanh nghiệp trong nước mất thị phần, tỉ lệ thua lỗ tăng cao, tồn kho nhiều…
Ông Nguyễn Thanh Trung, tổng giám đốc Công ty Cổ phần tôn Đông Á, cho biết dù tình trạng tôn mạ nhập khẩu vào VN manh nha từ mấy năm trước, nhưng giai đoạn 2014-2015, lượng tôn mạ nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) đã tăng một lượng rất lớn.
Điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Video đang HOT
Theo ước tính của ông Trung, chỉ tính riêng năm 2015, đã có khoảng 1,6-1,8 triệu tấn tôn mạ của Trung Quốc được nhập khẩu vào VN, chiếm xấp xỉ 50% tổng lượng tôn mạ được các doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện nay.
Đặc biệt, do phần lớn tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc đều kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng lại được làm giả, làm nhái từ các thương hiệu uy tín trong nước nên có giá bán thấp hơn giá sản xuất trong nước từ 30-40%.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sản phẩm cùng chủng loại ra thị trường nước ngoài lại gặp rất nhiều khó khăn do rào cản kỹ thuật của các nước dựng lên hòng bảo vệ thị trường nội địa của chính nước sở tại.
Trước đó, từ tháng 10/2014, sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan vào VN bị áp thuế chống bán phá giá với thuế suất từ 3,41-37,29% (tùy nước), có hiệu lực áp dụng trong vòng năm năm.
Đây là mặt hàng thép thứ hai (sau thép không gỉ) được Bộ Công thương tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào VN kể từ năm 2013 đến nay.
Việt Nam cũng đã tiến hành bốn vụ điều tra tự vệ đối với các mặt hàng, gồm kính nổi, dầu thực vật, bột ngọt, phôi thép và thép dài. Trong đó, hiện Việt Nam đang áp thuế tự vệ đối với dầu thực vật nhập khẩu, và vẫn đang trong quá trình điều tra tự vệ đối với bột ngọt, phôi thép và thép dài.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đã từng cho biết: “Thép Việt đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt bởi thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các sản phẩm từ thép Trung Quốc tràn về Việt Nam từ nhiều năm nay, đặc biệt năm 2015 sản lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến”.
Nguyên nhân sâu xa của việc tháng nào sản lượng thép Trung Quốc cũng tràn vào Việt Nam ào ào với tăng trưởng mạnh được Hiệp hội Thép lý giải bởi sản phẩm thép Trung Quốc nổi tiếng thế giới vì giá rẻ, cạnh tranh.
Đặc biệt hiện Trung Quốc đang sản xuất dư thừa nhiều, kinh tế Trung Quốc đang chững lại buộc các doanh nghiệp thép Trung Quốc phải xuất khẩu. Hiện,Trung Quốc có nhiều chính sách ưu đãi thuế xuất khẩu.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hiệp Thép Việt Nam để nâng cao tính cạnh tranh trên sân nhà các doanh nghiệp thép Việt cần phải hạ chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và sản phẩm bán ra có giá thành rẻ đồng thời mở rộng quy mô, hiện đại hóa công nghệ sản xuất.
Theo ông Sưa, Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với các mặt hàng thép trước khi nhập về, sử dụng các công cụ thương mại phòng hộ chống bán phá giá, phòng chống trợ cấp và tự vệ thương mại là ba trụ cột của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngân Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Xuất khẩu tôm khởi sắc, người Mỹ sẽ ăn nhiều tôm của Việt Nam hơn
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ khởi sắc (Ảnh: PD)
Theo VASEP, ngày 7.9.2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1.2.2013 đến 31.1.2014.
Cụ thể, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3.2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8. Đây là một tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Việt Nam. Do đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ khởi sắc.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kể từ tháng 7 đến tháng 10.2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng đều so với các tháng trước đó do Mỹ tăng nhu cầu nhập khẩu tôm phục vụ các lễ hội cuối năm. Đặc biệt, xuất khẩu trong tháng 10 đạt giá trị cao nhất trong năm với trên 85 triệu USD, chỉ giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm số một của Việt Nam, tuy nhiên trong cơ cấu thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đã giảm so với năm 2014.
VASEP cho rằng nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2015 giảm là do giá xuất khẩu giảm, nhu cầu yếu và bị cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ.
Tính tới tháng 11.2015, Mỹ nhập khẩu tổng cộng 531.444 tấn tôm từ các nước, trị giá gần 5 tỉ USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 19% về giá trị. Tính tới tháng 10.2015, giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2014 từ 11,82 USD xuống 9,39 USD/kg.
Không những vậy, giá thành sản xuất tôm cao đang là nguyên nhân chính dẫn tới giá xuất khẩu tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ.
Đồng nội tệ của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc... phá giá mạnh 15- 30%, trong khi VND chỉ giảm giá nhẹ. Việc này cũng được đánh giá là những nguyên nhân chính khiến tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khó cạnh tranh với các quốc gia nói trên.
Theo Một thế giới
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép cuộn Việt Nam Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 4,58% - 10,55%. Cục Quản lý cạnh tranh (VCA-Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản...