Việt Nam diễn tập chiến đấu với tên lửa S-125-2TM
Hôm 5/7, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Lễ khai mạc Diễn tập chiến thuật tên lửa phòng không S-125-2TM sau nâng cấp.
Khác biệt sau nâng cấp
Được biết, phiên bản S-125-2TM nâng cấp thuộc Dự án P – Nâng cấp tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3 Goa) theo chuyển giao công nghệ của Công ty Tetraedr (Cộng hòa Belarus) do Nhà máy A-31 thực hiện.
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa S-125-2TM trong diễn tập chiến đấu.
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 – 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 – 87%)- Với trực thăng: từ 40 – 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 – 67%). Với tên lửa hành trình: từ 30 – 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 – 48%).
Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
S-125-2TM bảo vệ bầu trời Việt Nam
Video đang HOT
Đơn vị đầu tiên được trang bị hệ thống S-125-2TM là Tiểu đoàn 152 – Trung đoàn tên lửa 250 (Đoàn tên lửa Thăng Long). Với trọng trách lớn, các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tên lửa 250 nói chung và Tiểu đoàn 152 nói riêng luôn nỗ lực hết mình để làm chủ vũ khí trang bị hiện đại, bảo vệ công trình đặc biệt quan trong và hướng chiến lược Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội.
Đơn vị thứ 2 tiếp nhận tên lửa S-125-2TM chính là Tiểu đoàn 122, Trung đoàn tên lửa 284 (Đoàn tên lửa Sông La). Đây là đơn vị chốt chặn hướng Đông – Đông Bắc Thủ đô Hà Nội và sẵn sàng cơ động bảo vệ các mục tiêu và tuyến giao thông trọng yếu.
Đến nay, qua 5 năm tiếp nhận vũ khí trang bị mới, các đơn vị này đều đã làm chủ hoàn toàn vũ khí trang bị mới và có những tổng kết, ý kiến góp ý cho nhà sản xuất để có thêm những cải tiến hữu ích trên các bộ khí tài S-125-2TM tiếp theo.
Báo Phòng không – Không quân cho biết, trong Đợt Diễn tập chiến thuật kíp chiến đấu phân đội hỏa lực tên lửa phòng không S-125-2TM năm 2016 tổ chức tại Quang Nam của Quân chủng PK-KQ, toàn bộ các kíp chiến đấu của những đơn vị được trang bị dòng tên lửa này đều tham gia.
Đó là Trung đoàn 250 (Sư đoàn 361); Trung đoàn 213 (Sư đoàn 363); Trung đoàn 284 (Sư đoàn 365); Trung đoàn 276 (Sư đoàn 367); Trung đoàn 282 (Sư đoàn 375).
Như vậy là chỉ sau vài năm triển khai Dự án P, đến nay cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều đã được các tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM hiện đại bảo vệ. Cụ thể, các Sư đoàn 361, 363, 365 “trấn giữ” miền Bắc, Sư đoàn 375 “đan trời” miền Trung còn Sư đoàn 367 “bảo vệ” vùng trời miền Nam.
Clip phòng không Việt Nam diễn tập chiến đấu với S-125-2TM
Theo Đất Việt
Ngạc nhiên hệ thống tên lửa phòng không SA-3 trên... tàu chiến
Hóa ra hệ thống tên lửa phòng không SA-3 mà Việt Nam đang sử dụng cũng được nghiên cứu trang bị lên các tàu chiến cỡ lớn.
SA-3 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không S-125 Neva/Pechora được thiết kế bởi Aleksei Mihailovich Isaev - Cục thiết kế Trung ương Almaz. S-125 hay đơn giản là SA-3 nổi tiếng với khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu bay thấp, phản ứng nhanh hơn so với tổ hợp SA-2 huyền thoại. Đặc biệt, nó còn có khả năng đối phó hiệu quả với chiến tranh điện tử. Ảnh: Bệ phóng 4 đạn tổ hợp tên lửa phòng không SA-3 của Việt Nam.
Chính nhờ các ưu điểm trong tác chiến cũng như kết cấu đạn nhỏ gọn khiến tên lửa phòng không SA-3 được chọn lựa phát triển phiên bản hải quân, trang bị cho các tàu chiến của Hải quân Liên Xô. Trong khi SA-2 với thiết kế "khổng lồ" của mình không bao giờ được triển khai trên các nền tảng khác ngoài mặt đất.
Trong ảnh là bệ phóng của phiên bản tên lửa phòng không SA-3 trên tàu khu trục Project 61 (NATO gọi là lớp Kashin). Ngoài ra, nó còn được thử nghiệm trang bị trên tàu khu trục Project 52K Koltin.
Phiên bản hải quân của tên lửa SA-3 được định danh là M-1 Volna, NATO thì gọi là SA-N-1 - thế hệ tên lửa hải đối không đầu tiên của Liên Xô. M-1 Volna được phát triển từ năm 1956, thử nghiệm và trang bị trong năm 1962. Trong khi phiên bản SA-3 đất đối không đầu tiên trang bị từ năm 1963. Nghĩa là gần như M-1 Volna và S-125 Neva/Pechora phát triển gần như song song. Ảnh: Bệ phóng tổ hợp M-1 Volna trên tàu chiến.
So với tổ hợp trên bệ, tên lửa SA-3 trên biển bao gồm ít thành phần hơn, và có cơ chế tự hành cao do hạn chế về không gian cũng như thủy thủ vận hành trên một tàu chiến. Nó có ba thành phần chính gồm: bệ phóng ZIF-101; đài điều khiển 4R90 Yatagan và đạn tên lửa V-600 (hoặc gọi là 4K90). Ảnh: Bệ phóng ZIF-101 và đạn V-600 thử nghiệm trên mặt đất.
Bệ phóng ZIF-101 có hai cánh tay máy để treo hai quả đạn tên lửa đối không.
Việc nạp đạn hoàn toàn tự động, ngay dưới chân bệ phóng là buồng chứa "băng đạn" tên lửa V-600. Có thể mường tượng, khi nạp đạn, hai cánh tay máy sẽ được dựng đứng ngay trên nắp tròn dưới chân bệ, sau đó cơ cấu nâng trong buồng đạn sẽ đẩy quả đạn lên lắp vào dưới cánh tay máy. Cơ số đạn tên lửa của tổ hợp Volna là 16 quả và có thể lên tới 32 quả tùy lớp tàu chiến.
Còn đây là đài điều khiển hỏa lực và dẫn đường 4R90 Yatagan với 5 anten parabol để làm nhiệm vụ bám bắt, chiếu xạ dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Trên phiên bản Volna-P được bổ sung kênh theo dõi mục tiêu truyền hình đề phòng trường hợp radar bị gây nhiễu.
Đạn tên lửa của M-1 Volna được định danh là V-600 (hay gọi là 4K90) có kiểu dáng giống hệt phiên bản đất đối không.
Đạn tên lửa được dẫn hướng bằng vô tuyến - đài radar khi phát hiện mục tiêu thì sẽ chiếu sóng vào mục tiêu, đạn tên lửa sẽ thu sóng dội lại và hướng vào.
Tên lửa V-600 có khả năng bắn hạ các mục tiêu máy bay, trực thăng, UAV ở độ cao từ 10m tới 10km, tầm bắn từ 4-15km.
Phiên bản cải tiến Volna-M ra mắt năm 1967 được trang bị đạn tên lửa V-601 (4K91) đạt tầm bắn từ 4-22km, độ cao bắn hạ mục tiêu từ 10m tới 14km.
Theo Kiến Thức