Việt Nam: Điểm nóng của các bệnh mới nổi
Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 2 loại bệnh nguy hiểm chưa từng xuất hiện hoặc rất hiếm gặp trên thế giới nhưng đã được ghi nhận tại nước ta. Tính rộng hơn trong 10 năm qua, số loại bệnh mới nổi ở Việt Nam được ghi nhận nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
3,5 triệu người mắc mỗi năm
Ngày 9/10, trao đổi với báo chí, PGS – TS. Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế cho biết, những bệnh mới nổi, bệnh không rõ nguyên nhân là thách thức đối với các nhà khoa học và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, khả năng gây đại dịch rất lớn.
Trong năm 2012, nước ta ghi nhận thêm 2 loại bệnh chưa rõ nguyên nhân là hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (còn gọi là “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi) và hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS.
Mới đây lại xuất hiện 2 trường hợp tử vong ở phía Nam do nhiễm “amip ăn não người” – loại bệnh cũng chưa từng xuất hiện tại nước ta trước đây. Những “bệnh lạ” này cùng với các bệnh mới nổi khác trong 10 năm qua như SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) đại dịch, tay chân miệng…, cộng thêm sự quay trở lại của các bệnh như lao, sốt rét đã ảnh hưởng và đe dọa rất lớn đến sức khỏe người dân.
Video đang HOT
Theo ông Phan Trọng Lân, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hàng năm nước ta có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm với hàng nghìn trường hợp tử vong. Bệnh mới nổi có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, như bệnh bò điên xuất hiện ở Anh, bệnh viêm gan C ở Nhật, Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia khác, bệnh cúm A(H5N1) ở 15 nước khu vực châu Á, châu Phi… Trong đó, khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển nên đây chính là “điểm nóng”, là trung tâm của các dịch bệnh mới nổi trong khu vực. Hơn nữa, đây cũng là khu vực phát triển năng động, có sự giao thương lớn, trong khi điều kiện sống của người dân vẫn còn khó khăn, mật độ dân số ngày càng đông, ý thức phòng bệnh của người dân không đồng đều, còn nhiều hành vi gây hại cho sức khỏe như tình trạng sử dụng thực phẩm biến đổi gene gia tăng báo động, tạo điều kiện cho các bệnh mới nổi xuất hiện.
“Bệnh lạ” ở Quảng Ngãi vẫn chưa xác định được nguyên nhân
Cần chủ động đối phó
Nói về khả năng đáp ứng của Việt Nam trước những căn bệnh mới xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, PGS – TS. Phan Trọng Lân cho rằng, đây thực sự là thách thức rất lớn bởi với bệnh mới xuất hiện thì chúng ta không có những thông tin đầy đủ về đặc điểm dịch tễ học, tác nhân gây bệnh, phương thức lây truyền và cách phòng, chống.
Khoảng 60% các bệnh ở người có nguồn gốc từ động vật và 75% các bệnh mới nổi có nguồn gốc từ động vật, trong đó một số bệnh bình thường chỉ lưu hành ở động vật nhưng do biến đổi có thể lây truyền và gây bệnh sang người như cúm A(H5N1), cúm A(H1N1). Chính điều đó khiến cho người dân dễ hoang mang, lo lắng khi nhận được những thông tin về số mắc, chết do các loại bệnh “lạ”, mới nổi này.
Mặt khác, công tác y tế dự phòng vẫn còn yếu kém. Ngay cả đội ngũ cán bộ y tế dự phòng ở tuyến tỉnh cũng chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu (cả về số lượng và chất lượng), ở tuyến huyện đáp ứng được 41,6% nhu cầu về nhân lực và hầu hết chưa có cơ sở làm việc độc lập, chưa có trang thiết bị phục vụ trong lĩnh vực này…
Theo Duy Tiến (An ninh thủ đô)
Lao kê - căn bệnh nặng có tỷ lệ tử vong cao
Lao kê là gì ? Chẩn đoán và điều trị
Đây là một thể lao gây bệnh theo đường máu, bao giờ cũng rất nặng thậm chí gây thương tổn cho toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể suy giảm sức chống đỡ như suy dinh dưỡng, suy kiệt, tiểu đường, có thai, nhiễm HIV/AIDS...
Lao sơ nhiễm, lao phổi... nếu phát hiện và điều trị chậm trễ thì các tổn thương có thể vỡ vào mạch máu. Vi khuẩn lao xâm nhập vào máu ồ ạt, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây tổn thương lan tràn ở nhiều cơ quan (như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh) dưới dạng nốt nhỏ như hạt kê.
Lao kê có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Lao kê ở trẻ em thường liên quan đến quá trình nhiễm lao và được coi là một biến chứng của bệnh lao sơ nhiễm. Trẻ mắc bệnh có các triệu chứng: Sốt cao dao động, ho khan, khó thở, tím môi và đầu chi, có các triệu chứng não, màng não (80% ca lao kê ở trẻ em có tổn thương ở màng não).
Lao kê ở người lớn có 2 thái cực: "nóng" (sốt cao, ho khan, khó thở) hoặc "lạnh" (Các triệu chứng nghèo nàn, kín đáo, chỉ phát hiện khi chụp phổi).
Để chẩn đoán lao kê, trước tiên phải chụp phổi. Trên phim phổi cho thấy tổn thương hạt, nốt với tính chất điển hình là 3 đều: đều về kích thước, đều về độ cản quang và đều về sự phân bố. Để khẳng định bệnh, cần làm thêm các xét nghiệm khác mà trước tiên là tìm vi khuẩn lao.
Trong điều trị lao kê, quan trọng nhất vẫn là sử dụng thuốc chống lao. Có thể chỉ định ngay các phác đồ có 4, 5 loại thuốc. Chọn những thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt như: Rifampicin,isoniazid...Corticoid được xem là một loại thuốc hạn chế được những tổn thương nặng nề ở phổi và các cơ quan khác, nhất là ở màng não. Việc chống suy hô hấp do tổn thương ở phổi và chăm sóc khi người bệnh hôn mê, khi có tổn thương ở màng não... là rất quan trọng.
Lao kê là một bệnh lao đường máu nên rất nặng. Khi có tổn thương ở nhiều bộ phận, nếu không được điều trị tốt và chăm sóc cẩn thận, tỷ lệ người bệnh tử vong rất cao.
Theo SKDS
Bệnh tay chân miệng vào trường học Trong tuần lễ vừa qua, một số trường mầm non trên địa bàn các quận Bình Thạnh, Tân Bình, quận 11... đã rộ bệnh tay-chân-miệng (TCM). Bé H.A.M, năm tuổi, học sinh lớp lá Trường Mầm non 19, quận Bình Thạnh, mắc bệnh TCM đã được vài ngày. Mẹ cháu cho biết nhà có hai anh em cùng mắc bệnh một lúc dù...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?

3 sai lầm khi ăn mít

Những thói quen càng làm càng hại thận

Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz

Cứu sống bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp quá liều

Một bệnh nhi tại Cao Bằng tử vong nghi mắc ho gà

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Chế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-Willi

Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện một game kiếm hiệp thuần Việt khiến cộng đồng bàn tán xôn xao
Mọt game
08:45:06 24/04/2025
Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện
Tin nổi bật
08:38:28 24/04/2025
Bùi Anh Tuấn: "Có những sự bất ổn không muốn ai thấy. Tôi thuyết phục chính mình trở lại để đứng cùng với Trung Quân"
Nhạc việt
08:33:20 24/04/2025
Khoảnh khắc hội ngộ của 2 tượng đài điện ảnh Hong Kong gây sốt
Sao châu á
08:28:12 24/04/2025
Trọng Tấn thú nhận "sợ vợ", mê nuôi mèo và trồng cây sau ánh đèn sân khấu
Sao việt
08:16:45 24/04/2025
Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"
Hậu trường phim
07:56:01 24/04/2025
Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá
Phim việt
07:43:56 24/04/2025
Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine
Thế giới
07:31:16 24/04/2025
'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu
Netizen
07:18:09 24/04/2025
Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối
Ôtô
07:10:27 24/04/2025