Việt Nam đề nghị các nước chia sẻ thuốc chữa Covid-19 khi nghiên cứu thành công
Sáng 3.4, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc điện đàm lần thứ 3 với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand về tình hình dịch Covid-19.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc điện đàm . Ảnh BNG
Nhiều nước phát triển đều trong tình trạng giới nghiêm vì Covid-19
Tại điện đàm, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19.
Ông này cũng cho biết, Mỹ đang tập trung sản xuất các trang thiết bị y tế và sẽ sớm có đủ để phục vụ nhu cầu trong nước, tiến tới hỗ trợ các quốc gia khác.
Mỹ đề xuất các nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc đưa công dân trở về, khẳng định Mỹ sẵn sàng hợp tác với các nước trong vấn đề này. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cũng cảm ơn sự tham gia của các nước vào các cuộc điện đàm hàng tuần, cho rằng đây là kênh thông tin đặc biệt hiệu quả, giúp các nước phối hợp chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cập nhật các biện pháp mới của Chính phủ Nhật như mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài tới từ 73 quốc gia, nâng cao cảnh báo đi lại lên cấp 2 đối với 49 quốc gia; kêu gọi các nước phối hợp để đưa công dân của mình trở về.
Ông cũng cho biết, ngoài chương trình viện trợ trị giá 136 triệu USD để hỗ trợ các nước đang phát triển và các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF), Nhật Bản đang xem xét có thêm gói hỗ trợ khẩu trang y tế.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, hiện nay Hàn Quốc đã ổn định tình hình; đang tiếp tục hỗ trợ các công dân từ nước ngoài về nước và duy trì các biện pháp phòng dịch như kiểm soát xuất nhập cảnh; thúc đẩy hợp tác và viện trợ quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ thông tin Chính phủ nước này tiếp tục duy trì lệnh phong tỏa toàn quốc, thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường nhận thức của người dân và ngăn ngừa bệnh lây lan rộng trong cộng đồng. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh phát triển, sản xuất bộ xét nghiệm.
Thứ trưởng Ngoại giao Úc gửi lời cảm ơn tới các nước, đặc biệt là Việt Nam và Mỹ, đã hỗ trợ đưa công dân Úc về nước; khẳng định việc đưa công dân trở về là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ Úc.
Ông cũng cho rằng cần tăng cường chia sẻ thông tin, duy trì các tuyến đường vận chuyển hàng hóa (đặc biệt là hàng hóa y tế), bởi sự quan của việc khôi phục kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng. Thứ trưởng Ngoại giao Úc cũng cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ một số quốc đảo Nam Thái Bình Dương và một số nước Đông Nam Á.
Thứ trưởng Ngoại giao New Zealand cho biết, New Zealand đã bước vào ngày thứ 9 áp dụng lệnh giới nghiêm. Chính phủ New Zealand đang triển khai các biện pháp giữ ổn định kinh tế, an sinh xã hội và đảm bảo người dân tuân thủ các quy định giới nghiêm; lên kế hoạch hỗ trợ người nước ngoài có thể tiếp cận các chuyến bay quốc tế để về nước, đồng thời thu xếp hỗ trợ đưa công dân New Zealand về nước.
Đề nghị các nước có cam kết chính trị để đảm bảo quyền tiếp cận vắc xin và thuốc chữa Covid-19
Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn lời kêu gọi toàn quốc của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 30.3 và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để tái khẳng định quyết tâm của Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong việc phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.
Về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam hiện nay, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cho biết, bên cạnh các biện pháp như đã chia sẻ trong các cuộc điện đàm trước, hiện Chính phủ Việt Nam tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm ngăn bệnh dịch tiếp tục lây lan, trong đó có việc cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày bắt đầu từ ngày 1.4.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống bệnh dịch toàn cầu, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cho hay, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao thường xuyên có các cuộc điện đàm với các đối tác trên thế giới để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp chống lại dịch bệnh.
Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn đề nghị Chính phủ các nước tiếp tục có các cam kết chính trị để bảo đảm rằng các nước được tiếp cận và đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc-xin và thuốc chữa trị Covid-19 nếu nghiên cứu thành công.
Đề nghị Chính phủ các nước khuyến khích các doanh nghiệp của mình duy trì hoạt động đầu tư sản xuất ở nước ngoài, ông Sơn khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Vũ Hân
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ biết Tổng thống Putin đang nghĩ gì?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã trải qua 49 ngày thiền nhịn ăn ở trên núi đồi M'Drắk để giúp ông khai mở tất cả các huyệt đạo.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ trên báo Thanh Niên rằng từ nhỏ nghèo khổ, ông thấy cái chết là cứ day dứt suốt. Nhưng anh không hiểu vì sao. Lớn lên khởi nghiệp thành công, nhưng chưa bao giờ ông vui cả. Có gì cứ thúc đẩy ông đi suốt nước này nước kia.
Ông đã đến nhiều vùng đất của thế giới, tới những xứ sở đã từng là những nền văn minh lớn trong quá khứ, những quốc đảo nhỏ bé, những vùng đất khô cằn nay đang trở thành những quốc gia dẫn đầu... Cứ đi tìm kiếm, đi tìm mà không biết là tìm kiếm cái gì.
Cho tới ngày ông 43 tuổi lên trên núi đồi M'Drắk thiền 49 ngày. Lúc đó ông không biết gì về kỹ thuật thiền thở. Lên 12 người, trong đó có những người tiến sĩ, thiền sư đã đi thiền ở Nhật Bản, Ấn Độ nhưng không có ai được khai mở. Bởi vì mình phải thiện từ trong tâm. Mình phải vượt qua những gì của mình và gia đình mình. Thậm chí mình phải quên cả những gì riêng tư của mình, ông Vũ nói.
Ông Vũ kiên nhẫn giải thích: "Ở khắp nơi, trong linh hồn của người chị em cũng có. Người (trời) có hết trong hiện hữu, từ hạt cát cho tới những gì lớn lao. Ông biết dữ liệu của người chị em bởi vì trên đó có cái máy tổng".
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhịn ăn, ngồi thiền 49 ngày trên M'Drăk.
Người chị em làm gì thì nó thu lên cái máy tổng đó. Khi chọn ông, Người cho ông biết tiền kiếp người chị em, dữ liệu của người chị em. Ông biết hết. Thâm cung bí sử, nghĩ gì, ông đều biết hết. Nói không thể tưởng tượng nổi nhưng giờ Putin (Tổng thống Nga Vladimir Putin - PV) nghĩ gì ông cũng biết luôn. Nhưng thôi biết nghe vậy chứ không để làm gì hết.
Chừng nào xảy ra cái gì thì ông nói, phải có cương kỷ như vậy. Chứ ông không can thiệp. Vì đó là phận số của mỗi sinh linh. Nên Qua chỉ khuyên thiện, để thăng chứ không giáng. Sống với thế gian trong hoàn cảnh, nghịch cảnh nào cũng phải giữ cái đó. Chỉ có vậy thôi. Sau này hiểu những gì ông nói. Trời chỉ muốn thế thôi".
"Điều kỳ diệu" mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói chính là sau 49 ngày nhịn ăn thiền trên vùng núi rừng M'Drak và 30 ngày thử thách ở địa ngục trần gian đã biến ông thành người nhận và chuyển tin của Trời.
Nhiều người đặt câu hỏi sau khi giành được quyền điều hành Trung Nguyên từ vụ ly hôn với bà Lê Hoàng Diệp Thảo, liệu ông Đặng Lê Nguyên Vũ có trở lại mảnh đất M'Drăk?
Chia sẻ với báo chí chiều 13/8, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng điều lớn nhất ông Vũ tìm được, sau đợt nhịn ăn thiền định 49 ngày trên thảo nguyên M'Đrắk. Theo đó, ông đã tìm được mọi câu trả lời cho nỗi ám ảnh từ thuở bé thơ về cái chết và các phương thức xây dựng doanh nghiệp, xã hội, đất nước.
Khẳng định trên báo Tiền Phong, ông Vũ cho biết, ông vẫn lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của tập đoàn, và điều hành từ xa không có nghĩa là ông không hiểu tới "từng chân tơ kẽ tóc" của mỗi nhân viên.
Như vậy, sau khi ly hôn với bà Lê Hoàng Diệp Thảo và giành được quyền điều hành Trung Nguyên, có thể ông Vũ sẽ lại lên núi, nơi mà theo ông là giúp "tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn".
Kiều Trang (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Cuộc sống xa xỉ của vị vua 21 tuổi tại Ấn Độ Padmanabh Singh - vị vua 21 tuổi ở Jaipur, Ấn Độ - thường dành thời gian để học tập, nghiên cứu, chơi polo, tham gia show diễn thời trang và xem Netflix cùng bạn bè. Ảnh: Getty Images. Padmanabh Singh là vị vua 21 tuổi của thành phố Jaipur, Ấn Độ. Singh, tên thân mật là Pacho, là hậu duệ thứ 303 của...