Việt Nam đạt nhiều tiến bộ về minh bạch ngân sách cấp quốc gia
Kết quả khảo sát Công khai ngân sách cấp quốc gia OBI, MOBI và POBI năm 2019 đã cho thấy Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về minh bạch ngân sách cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp bộ ngành.
Hội thảo tổng kết Dự án “Tài chính cho Phát triển” sau năm năm triển khai 2016-2020. (Ảnh: Vietnam )
“Ở Việt Nam, người dân phải bỏ tiền túi của cho dịch vụ y tế chiếm khoảng 40% trong tổng mức chi cho y tế quốc gia trong khi các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp và trốn tránh thuế đang làm mất đi nguồn lực lớn có thể đầu tư cho dịch vụ công, như y tế.
Cụ thể, ưu đãi thuế doanh nghiệp của Việt Nam ước tính 62.000 tỷ đồng trong năm 2016, tương đương 7% thu ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, việc trốn, tránh thuế cũng ước tính gây thất thu từ 15.600 đến 20.700 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2013-2017. Điều này khiến gánh nặng chi tiêu cho các dịch vụ thiết yếu đè nặng hơn lên vai người dân, thêm vào đó thất thoát và tham nhũng đang diễn ra khá nghiêm trọng trong các dự án đầu tư công.”
Từ những con số trên, bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia của Oxfam tại Việt Nam đưa ra lý do tổ chức này và các đối tác hợp tác với các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương, các chuyên gia… tham gia tích cực vào việc xây dựng, thực thi chính sách thuế, quản lý ngân sách Nhà nước hướng tới minh bạch, công bằng hơn.
Quản lý và giám sát ngân sách là then chốt
Tại hội thảo tổng kết Dự án “Tài chính cho Phát triển” sau 5 năm triển khai (2016-2020) do Oxfam và các đối tác trong Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam, Liên minh Minh bạch ngân sách và Liên minh Khoáng sản thực hiện, bà Babeth nhấn mạnh dự án đã khẳng định tầm quan trọng của minh bạch và công bằng trong thu và chi ngân sách đối với việc thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội. Điều này đảm bảo mọi người dân, đặc biệt người nghèo, phụ nữ và các nhóm yếu thế khác khi được tham gia và hưởng lợi công bằng từ quá trình phát triển. Trong đó, sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong quản lý và giám sát ngân sách là yếu tố then chốt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây là vấn đề khó, đòi hỏi sáng tạo trong cách thực hiện, sự hợp tác và những nguyên tắc chặt chẽ trong triển khai để tạo ra sự thay đổi thực sự.
Tham gia hội thảo, các chuyên gia chính sách công, đại diện địa phương và cộng đồng người dân tham gia dự án đã đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ gồm ba trụ cột quan trọng: thuế, công khai minh bạch ngân sách và sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong việc giám sát thu ngân sách và chi tiêu công tại địa phương.
Ông Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng và hiện là Cố vấn trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đại diện Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam, khẳng định việc cải thiện tình trạng ngân sách ở Việt Nam cần bắt đầu từ tiết kiệm và phân bổ chi tiêu hợp lý, không phải nhờ tăng cường thu từ các sắc thuế mới hoặc tăng thuế suất. Theo đó, Chính phủ chưa nên mở rộng nguồn thu ngay mà nên cắt giảm chi tiêu trước để giảm gánh nặng nợ công. Thêm vào đó, việc tái cơ cấu hệ thống thuế nên được thực hiện theo hướng giảm các loại thuế có bản chất lũy thoái. Điều này hàm ý rằng cần phải tăng tỷ trọng thuế trực thu và giảm tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu thuế.
“Các khoản thu thuế tăng lên cần được chi cho đầu tư phát triển nhằm giúp tăng sản lượng thực của nền kinh tế trong dài hạn,” ông Thành nói.
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo. (Ảnh: Vietnam )
Thực thi chính sách thuế công bằng
Các đại biểu cho rằng song song với việc thực thi chính sách thuế công bằng, việc chi tiêu ngân sách là yếu tố quyết định ai được hưởng lợi từ quá trình phát triển và ai bị bỏ lại phía sau.
Dự án “Tài chính cho Phát triển” đã thúc đẩy mở rộng các không gian để cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia giám sát công khai ngân sách và chi tiêu công thông qua các sáng kiến như Ngân sách công dân, Giám sát chi tiêu công, Dân chấm điểm dịch vụ công Mscore, Sáng kiến Minh bạch Công nghiệp khai khoáng hay Chỉ số Công khai ngân sách cấp tỉnh (POBI) và Chỉ số công khai minh bạch ngân sách cấp Bộ và các cơ quan Trung ương (MOBI).
Theo đó, kết quả khảo sát Công khai ngân sách cấp quốc gia OBI, MOBI và POBI năm 2019 đã cho thấy Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về minh bạch ngân sách cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp bộ ngành.
Chính phủ, Bộ Tài chính và các tỉnh đã nỗ lực thực hiện các cam kết công khai thông tin về quản lý và sử dụng nguồn lực công để người dân có thể tham gia thảo luận về ngân sách với những cải cách về pháp luật và thể chế quản trị ngân sách theo hướng minh bạch hơn. Việt Nam có sự cải thiện trên cả ba phương diện “minh bạch, sự tham gia và giám sát ngân sách trong năm 2019.”
Theo báo cáo, Việt Nam hoàn toàn có khả năng cải thiện mức độ công khai ngân sách tốt hơn nữa nếu Chính phủ và Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các cải cách mạnh hơn về pháp luật và thể chế trong quản trị ngân sách nhà nước, trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Quang Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), đại diện Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) chia sẻ: “Nói về tài chính không đơn giản là nói về tiền. Tài chính cho phát triển là câu chuyện của việc nguồn lực này của ai và được sử dụng như thế nào, có đảm bảo công bằng hay đáp ứng được các nhu cầu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không? Trong câu chuyện này, chúng tôi nhìn thấy thay đổi đáng ghi nhận của cơ quan Nhà nước trong công khai minh bạch ngân sách và sức mạnh của người dân khi họ tham gia quản lý và giám sát ngân sách”./.
Công bố chỉ số công khai ngân sách tỉnh POBI 2019: Hà Nội tăng 29,87 điểm
Kết quả khảo sát POBI 2019 cho thấy, chỉ số trung bình về công khai ngân sách tỉnh đạt 65,55 điểm trên tổng số 100 điểm quy đổi, xếp hạng cao hơn trung bình xếp hạng năm 2018 là 51 điểm. Điều này cho thấy mức độ tiến bộ chung của các tỉnh về công khai minh bạch ngân sách.
Đây là kết quả được công bố tại báo cáo chỉ số Công khai Ngân sách tỉnh (POBI), do Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) chủ trì, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cùng Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) thực hiện, công bố sáng 8/7.
Kết quả cho thấy: Nhóm A - công khai đầy đủ - nhóm những tỉnh có mức điểm cao nhất từ 75 đến 100 điểm, có 24 tỉnh bao gồm: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Kạn, An Giang, Ninh Thuận, Hà Nội, Lai Châu, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bình Dương, Cao Bằng, Quảng Trị, Trà Vinh, Yên Bái, Tây Ninh, Bình Định, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam.
Nhóm B - công khai tương đối - bao gồm 27 tỉnh, là những tỉnh có điểm POBI quy đổi từ 50 đến dưới 75 điểm. Nhóm này bao gồm: Kon Tum, Điện Biên, Hà Giang, Long An, Lào Cai, Thái Bình, Bến Tre, Cần Thơ, Đắk Nông, Phú Thọ, Hải Phòng, Gia Lai, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Bình Phước, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Cà Mau, và Hưng Yên.
Nhóm C - công khai chưa đầy đủ - bao gồm 9 tỉnh, là những tỉnh có điểm POBI quy đổi từ 25 đến dưới 50 điểm. Nhóm này bao gồm: Ninh Bình, Tuyên Quang, Hậu Giang, Nam Định, Bạc Liêu, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, và Kiên Giang.
Nhóm cuối cùng là nhóm D - ít công khai - gồm 3 tỉnh, là những tỉnh có điểm POBI quy đổi từ 0 đến dưới 25 điểm, bao gồm: Hòa Bình (1,69 điểm), Đồng Tháp (7,9 điểm), và Lạng Sơn (21,61 điểm).
Hà Nội năm nay đạt 79,59 điểm, tăng 29,87 điểm so với mức 49,72 điểm của năm 2018. TP Hồ Chí Minh đạt 66,3 điểm. Với mức 79,59 điểm, Hà Nội đứng thứ 3 ở vùng Đồng bằng Sông Hồng.
POBI 2019 cũng cho thấy sự khác biệt giữa mức độ công khai ngân sách tỉnh của các vùng. Xếp theo 7 vùng địa lý trên cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam bộ là 2 vùng có điểm xếp hạng POBI trung bình cao nhất, lần lượt là 77,16 và 73,81 điểm, tiếp theo đó là vùng Tây Nguyên (70,27 điểm) và Đồng bằng sông Hồng (68,24 điểm). Vùng Bắc Trung Bộ có số điểm trung bình thấp nhất trong 7 vùng địa lý, chỉ đạt 52,62 điểm, cao hơn đó là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (58,7 điểm) và khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ với 63,5 điểm.
Ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hải Dương đứng đầu với 88,14 điểm, tiếp đến là Quảng Ninh (81,71điểm), Hà Nội (79,59 điểm), Nam Định thấp nhất (42,63 điểm).
Về xếp hạng sự tham gia của người dân vào quá trình công khai ngân sách, số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh, TP là 38.2 điểm. Tỉnh Vĩnh Long đạt điểm số cao nhất với 90 điểm. Phú Yên và Thái Bình là 2 tỉnh có số điểm bằng nhau và là các tỉnh có số điểm thấp nhất cả nước (10 điểm).
Kết quả khảo sát POBI 2019 về mức độ tham gia của người dân cho thấy, nhìn chung các tỉnh ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy trình ngân sách. Số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh, TP là 38,1 điểm. Tỉnh Vĩnh Long đạt điểm số cao nhất với 90 điểm. Phú Yên và Thái Bình là 2 tỉnh có số điểm bằng nhau và là các tỉnh có số điểm thấp nhất cả nước (10 điểm).
Đây là năm thứ 3 POBI được thực hiện, là công cụ giúp các địa phương có thể tham chiếu và đo đạc mức độ công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước và mức độ thực thi Luật Ngân sách nhà nước. Mức độ công khai minh bạch của các tài liệu ngân sách gồm các tiêu chí liên quan đến: Tình trạng công khai và hình thức công khai; Thời điểm công khai; Nội dung cụ thể của các tài liệu ngân sách, gồm số liệu về các nhóm thu, chi, nợ, đầu tư; So sánh thực chi và dự toán; So sánh với cùng kỳ năm trước.
Kết quả khảo sát là công cụ giúp các địa phương và cơ quan trung ương tham chiếu, đo lường mức độ công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước tại các tỉnh. POBI cũng là công cụ hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và tài khoá tốt hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững SDG 16 về minh bạch, giải trình có sự tham gia của người dân.
Thu ngân sách 9 tháng đầu năm giảm mạnh Báo cáo thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2020 của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) mới đây cho thấy số thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 9, tổng thu ngân sách ước đạt 833.165 tỷ đồng, bằng 66,4% so với dự toán, bằng 93% so với cùng...