Việt Nam đặt mục tiêu tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19
Trong số các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII (2021-2026) có việc tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19.
Sáng 1/2, 1.587 đại biểu dự Đại hội XIII đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Dự thảo Nghị quyết do ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng đoàn Thư ký, trình bày nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Đầu tiên là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Đại hội cũng quyết nghị việc xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm,” những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu được xây dựng đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Video đang HOT
Theo Nghị quyết, trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, Việt Nam tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế…
Ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Ảnh: TTXVN
Về các đột phá chiến lược , Nghị quyết nêu: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả…
Đột phá thứ hai , phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giả trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đột phá thứ ba , xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết nêu mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5-7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5.000 USD.
Hôm 29/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19) sớm trình phương án sản xuất và mua vaccine để quý I/2021 có thể đảm bảo sức khỏe cho người dân. “Tinh thần là chi ngân sách Nhà nước và xã hội hóa nguồn lực”, Thủ tướng nói.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, hội đồng chuyên môn đã cấp phép khẩn cấp cho một loại vaccine của Anh. Công ty này cam kết bán cho Việt Nam 30 triệu liều vaccine, chia thành từng quý khác nhau trong năm. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các nhà sản xuất vaccine khác ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga…, để nỗ lực “trong quý I/2021 sẽ có những liều vaccine đầu tiên để tiêm cho người dân”.
Quảng Ngãi lập hơn 400 nghìn hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử
Chiều 17.12, Sở Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai Đề án thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Đến cuối năm 2020, Quảng Ngãi đã lập trên 400 nghìn hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cho người dân.
Thực hiện Đề án "Thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân trên địa bàn tỉnh", số lượng hơn 400 nghìn hồ sơ được thiết lập chiếm 32% trên tổng dân số của toàn tỉnh. Các thông tin về sức khỏe của từng cá nhân, các lần khám, điều trị và các xét nghiệm cận lâm sàng đều được nhập vào dữ liệu chung tại các Trung tâm Y tế huyện, thành phố. Sau đó, dữ liệu sẽ được liên thông đến các cơ sở khám, điều trị tại tuyến tỉnh và tuyến Trung ương.
Việc thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn
Tại Hội nghị, các đơn vị đã cùng nhau thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án. Trong đó, các đơn vị vẫn còn lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nhân lực thực hiện còn mỏng nên việc thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu vẫn chưa được nhanh chóng và kịp thời.
Người dân vẫn chưa nắm rõ các lợi ích của việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, chưa thao tác thành thạo trên hệ thống dữ liệu. Hiện nay, đa số các hồ sơ quản lí sức khỏe điện tử được thiết lập chủ yếu dựa trên dữ liệu bảo hiểm xã hội và dữ liệu tự động khám, chữa bệnh và tiêm chủng.
Thời gian tới, Sở Y tế tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và trang bị các tiết bị máy móc để các địa phương thực hiện việc nhập dữ liệu quản lí hồ sơ sức khỏe điện tử. Sở sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành mã định danh y tế, ban hành dữ chuẩn chung cho phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử và quy định mức chi trả thuê phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử.
Mục tiêu đến năm 2021 sẽ hoàn thành Đề án và 100% người dân trên địa bàn tỉnh sẽ được thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử, tạo thuận tiện cho việc thăm khám, điều trị được nhanh, gọn và thông tin về người bệnh được rõ ràng, chi tiết. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã định danh riêng để tự tra cứu và biết rõ về thông tin sức khỏe của bản thân.
Phát hiện thêm 8 ca dương tính với bạch hầu ở Gia Lai Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai vừa ghi nhận thêm 8 ca dương tinh với bạch hầu, nâng tổng số ca nhiễm tại tỉnh này lên 49. Một chốt kiểm dịch ở xã Hải, huyện Đắk Đoa, Gia Lai Ngày 23/10, Sở Y tế Gia Lai cho biết vừa ghi nhận thêm 8 ca dương tính với bạch hầu trên địa bàn....