Việt Nam đang thừa các nhà… “ngoại cảm”
Điều người viết băn khoăn là với số tiến sĩ khổng lồ trong bộ máy hành chính, lẽ ra Việt Nam phải có một đội ngũ quản lý có tư duy khoa học mới đúng. Không lẽ khi các nhà chuyên môn trở thành các nhà quản lý, họ lập tức trở thành những nhà ngoại cảm?
Đọc tiêu đề bài viết, chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ nghĩ ngay tới các nhà ngoại cảm với khả năng đặc biệt, thu hút được sự chú ý của dư luận trong những năm gần đây. Tuy nhiên, người viết bài này hoàn toàn không hề có ý định động chạm tới lĩnh vực thiên về niềm tin và tâm linh.
Chỉ xin mượn chữ “ngoại cảm” như một ẩn dụ để nói đến hiện tượng đang ngày càng phổ biến trong bộ máy công quyền đó là các phát ngôn và hành động dựa trên những lập luận vu vơ, thiếu cơ sở. Dĩ nhiên, kết quả hứa hẹn thu được của các phát ngôn và hành động ấy cũng “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.”
Không phải cuộc… tìm mộ
Xét đến cùng, công việc của một số nhà ngoại cảm được xã hội chấp nhận nếu động cơ không vụ lợi, vì địa hạt hoạt động của họ là nơi không thể có đủ thông tin khoa học. Nhưng quản lý nhà nước và hoạch định chính sách không phải là một cuộc… “tìm mộ”, bởi lẽ vẫn có nhiều cách để thu thập, xử lý thông tin và đưa ra quyết sách, hành động dựa trên cơ sở khoa học. Có điều, dường như bộ máy công quyền cơ sở trong nhiều trường hợp đã và đang hành xử như các nhà “ngoại cảm”.
Đã từ lâu, ở nước ta có truyền thống cán bộ xuống làm việc với địa phương sẽ phát biểu chỉ đạo từ việc “nuôi con gì, trồng cây gì” cho tới việc hoạch định phát triển lâu dài. Có tâm lý, dường như, khi lên một chức vụ cao hơn thì lập tức người đó sẽ trở nên thông tuệ về mọi mặt và có thể trở thành chuyên gia của nhiều lĩnh vực, giáo sư đầu… nhiều ngành để có thể chỉ đạo, định hướng được một cách rộng khắp mà không cần căn cứ vào bất cứ cơ sở cụ thể nào. Và cũng chẳng ai (dám) kiểm chứng xem nếu những chỉ đạo, định hướng ấy được “quán triệt thực hiện” thì hiệu quả sẽ đến đâu?
Khi nói tới hai chữ hiệu quả, người viết muốn bàn thêm rằng trong môi trường học thuật, người ta rất ngại động chạm tới vấn đề đánh giá hiệu quả, bởi lẽ để khẳng định sự hiệu quả cần có những tiêu chí, công cụ tin cậy được xây dựng để đo lường nó. Chưa kể, khi phân tích tác động cũng cần hết sức thận trọng bởi trong nhiều trường hợp người ta cứ lầm tưởng rằng biến số này thay đổi sẽ ảnh hưởng tới kết quả kia nhưng tính toán ra thì hoàn toàn không phải vậy.
Thế nhưng trong công tác quản lý nhà nước hiện nay, sự thận trọng đó dường như là điều hiếm quý. Ngay cả khi sự kiện đó chưa bắt đầu, nhiều quan chức đã mạnh dạn tuyên bố. tỷ như tổ chức các cuộc thi hoa hậu, đăng cai các sự kiện thể thao sẽ thu hút du lịch, đầu tư, nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế. Xin đặt một câu hỏi, dựa vào đâu các vị có thể đưa ra những kết luận chắc nịch như thế? Trong khi người viết tin rằng để chứng minh một vế nhỏ trong các mệnh đề dài dằng dặc trên cũng cần một công trình khoa học nghiêm chỉnh.Và thực tế, sự kiện thể thao đình đám kia đã phải hoãn lại.
Video đang HOT
Đã có ai thống kê xem, vào những năm chúng ta tổ chức các sự kiện ầm ĩ và tốn kém đó, lượng khách du lịch có tăng? Nếu có thì liệu những sự kiện trên có phải là một nguyên nhân tác động đến sự gia tăng đó? Đã có ai điều tra khảo sát được rằng có phải số khách du lịch đến Việt Nam tăng lên là do sự kiện đó? Hay chỉ đơn thuần trùng khớp với thời điểm kinh tế thế giới ổn định, thu nhập tăng lên, chi phí đi lại rẻ hơn thúc đẩy nhu cầu du lịch?
Khi tới Việt Nam, du khách có tham gia vào chuỗi các hoạt động liên quan tới sự kiện đình đám đó hay không? Và kể cả khi chứng minh được mối liên hệ giữa sự gia tăng về lượng du khách và các sự kiện văn hóa, thể thao thì chi phí bỏ ra va doanh thu thu về đã tương xứng? Nếu chưa trả lời được những câu hỏi đó thì cơ sở nào để các cơ quan hữu quan khẳng định như đinh đóng cột rằng các sự kiện đó nên làm và phải làm?
Đó mới chỉ là vế về thu hút du lịch, có những điều còn mơ hồ hơn nữa chẳng hạn như lấy gì để đo lường tác động của các sự kiện trên tới cái gọi là vị thế và hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế? Cho nên để nói rằng một cuộc thi hoa hậu hay một đại hội thể thao đem lại những lợi ích đó mà không có luận chứng, luận cứ thì đâu có khác gì một sự ngoại cảm?
Tính “ngoại cảm” đang gia tăng
Câu chuyện đường Trường Chinh cong hay thẳng đang gây xôn xao dư luận cũng cho thấy tính “ngoại cảm” của người làm công tác quy hoạch và phát triển đô thị.
Câu hỏi quan trọng là tại sao từ đầu năm 2000, theo thiết kế thì con đường vẫn thẳng mà nay lại có hình thù kỳ dị như vậy. Việc mà Sở Quy hoạch – Kiến trúc HN cần làm là đưa ra những bằng chứng thuyết phục chứng minh cho tính minh bạch.
Nhưng, ngược lại, những người có trách nhiệm lại lập luận dựa trên những khái niệm hết sức mới mẻ như con đường “cong mềm mại” và khẳng định ngay từ khi con đường chưa hoàn thành rằng sẽ không ảnh hưởng tới an toàn giao thông. Và cho rằng phương án này tiết kiệm 130 tỷ đồng mà chẳng lý giải nổi từ đâu ra lại có con số này?
Đáng sợ hơn, cả khi gần đây ngày càng có nhiều vụ việc cho thấy không ít cán bộ trong ngành tư pháp – những người cầm cân nảy mực trong việc bảo vệ pháp luật, có quyền quyết định mạng sống con người cũng hành động như những nhà “ngoại cảm”. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn khiến người ta chưa hết hoảng sợ bởi bi kịch nảy sinh từ những vi phạm điều tra phạm luật, thiếu khách quan, thì mới đây dư luận lại bàng hoàng vì vụ án 05 sĩ quan công an dùng nhục hình đánh chết người.
Ông chánh án của TAND t/p Tuy Hòa một lần nữa khiến người dân bất bình về những phát biểu hết sức cảm tính và mập mờ. Thật không quá đáng nếu chúng ta gọi những người như ông chánh án này là những nhà “ngoại cảm” trong ngành tư pháp khi mà những phát ngôn của ông với báo chí không thấy trích dẫn một điều luật nào rõ ràng mà chỉ toàn thấy những “phức tạp”, “nhạy cảm”….
Vậy thì từ những câu chuyện trên, liệu người dân có nên đặt câu hỏi hoài nghi với lối phát biểu quen thuộc của nhiều vị quan chức khi đưa ra những tỷ lệ hết sức lạc quan như đa số, phần lớn, đại bộ phận… Không rõ đã có ai khảo sát, thống kê để minh chứng cho những con số đó chưa, hay đơn giản đó cũng là một sự “ngoại cảm”?
Điều người viết băn khoăn là với số tiến sĩ khổng lồ trong bộ máy hành chính, lẽ ra Việt Nam phải có một đội ngũ quản lý có tư duy khoa học mới đúng. Không lẽ khi các nhà khoa học trở thành các nhà quản lý, họ lập tức trở thành những nhà ngoại cảm kinh tế, văn hóa, xã hội? Hoặc giả trong số đó rất ít người thực sự là các nhà khoa học?
Đó là những câu hỏi chỉ có người trong cuộc có thể trả lời!
Khương Duy
Theo_VietNamNet
Bác sĩ TMV Cát Tường đã rất lo sợ khi đi vứt xác
Chủ thẩm mỹ viện Cát Tường yêu cầu Khánh bỏ lại xe máy để lên ôtô ngồi vì ông sợ đi một mình quãng đường dài với xác bệnh nhân phía sau.
Luật sư Tạ Anh Tuấn, người bào chữa cho bảo vệ Đào Quang Khánh, nghi can tham gia vứt xác bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền cùng bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, cho biết Khánh kể nhiều về diễn biến vụ án. Theo đó, ngày 19/10/1013, nhân viên bảo vệ 17 tuổi Khánh được ông chủ Nguyễn Mạnh Tường bảo đưa chị Huyền tới Bệnh viện Bưu điện cấp cứu. Nữ bệnh nhân được đặt nằm ở băng ghế sau của ôtô do ông Tường cầm lái, còn Khánh đi xe Lead của chị này, chở vợ ông Tường đi theo sau.
Bị can Khánh và Tường tại cơ quan công an
Đến nơi Khánh mới biết chị Huyền đã chết nên bảo: "Anh là bác sĩ, xác cứng thế này đưa vào bệnh viện làm gì?". Nghe ông Tường bảo "Hay là đem đi vứt", Khánh nhanh nhảu tiếp lời: "Hay đem lên cầu Vĩnh Tuy mà vứt".
Đến khu vực đường Cổ Linh, phường Thạch Bàn (quận Long Biên), ông Tường dừng ôtô, chờ xe máy của Khánh. Theo yêu cầu của ông chủ, Khánh bỏ lại xe ở ven đường song không được tắt máy, rồi lên ôtô đi cùng vợ chồng ông ta. "Theo lời Khánh, lúc đó bác sĩ Tường bảo: Lên xe cùng anh đi, mình anh sợ lắm", luật sư Tuấn cho hay. Khánh cùng vợ ông Tường ngồi ở ghế trên. Sau khi chạy lòng vòng, khoảng 23h cùng ngày, đến giữa cầu Thanh Trì, Tường sốc hai tay nạn nhân còn Khánh khiêng chân bê qua lan can vứt xuống sông Hồng phi tang.
Khi bê xác, áo của nạn nhân bị gió tốc lên, Khánh nhìn thấy phần bụng có hai vết rạch dài khoảng 10cm đã thâm tím, không có dịch chảy ra. Suốt quãng đường dài, Khánh không nghe thấy vợ ông Tường can ngăn việc làm của hai người.
Cáo trạng của VKSND Hà Nội cũng xác định vợ bị can Tường có mặt trong đêm vứt xác của chồng, song chị đã nhiều lần can ngăn nên không bị quy vào tội che giấu và không tố giác tội phạm. Khánh được cho là chủ mưu vụ án. Còn nghi can Tường khai chỉ dùng xi lanh chọc 2 chỗ trên bụng chị Huyền để hút mỡ.
Phân tích tội danh của Khánh, ông Tuấn cho rằng quá trình phi tang xác đã được Tường chuẩn bị từ trước. Khi việc giấu xác ở bệnh viện Bưu điện không thành, bác sĩ Tường mới chuyển sang vứt xác ở cầu Vĩnh Tuy, cuối cùng chuyển sang cầu Thanh Trì.
Theo luật sư, bác sĩ Tường không có giấy phép phẫu thuật thẩm mỹ. Do vậy khi phẫu thuật cho chị Huyền đã khiến bệnh nhân tử vong, hành vi này được cho là "cố ý gián tiếp gây chết người". Việc làm của Tường cần bị truy tố về tội Giết người hơn là "khiên cưỡng" xử lý về 2 tội: Xâm phạm thi thể và Vi phạm quy định về khám chữa bệnh.
Ông Tuấn cũng không đồng ý truy tố Khánh về tội Trộm cắp tài sản. Theo ông, Khánh khai lúc nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường nhốn nháo thu dọn thiết bị sau khi biết tình trạng của chị Huyền, cho rằng nơi này sắp đóng cửa, cậu ta nói với một đồng nghiệp: "Như thế này thì không có lương đâu nhỉ". Khánh nhận được lời khuyên đi hôi của: "Đi lên tầng 2 xem có gì thì lấy". Khánh sau đó mở chiếc túi để cạnh chị Huyền và lấy đi chiếc iPhone.
Luật sư cho rằng với hành vi này, Khánh chỉ phạm vào tội Chiếm giữ trái phép tài sản. Vài hôm nữa, luật sư sẽ tiếp tục gặp Khánh để làm rõ nhiều vấn đề trong đó có thông tin theo chỉ đạo của ông chủ, Khánh từng mang một số bệnh nhân tại Thẩm mỹ viện Cát Tường đi cấp cứu tại Bệnh viện Bưu điện. Vì vậy với chị Huyền, Khánh cũng tưởng như vậy mà không biết rằng chị đã chết.
Theo Ngôi Sao
Gia hạn bắt tạm giam "cậu Thủy" Chiều ngày 28/2, cơ quan Công an tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định gia hạn bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu Thủy") và Mẫn Thị Duyên (cả hai đều ở tỉnh Bắc Ninh) để tiếp tục điều tra vụ án. Theo cơ quan Công an Quảng Trị, lý do gia hạn bắt tạm giam Thúy -...