Việt Nam đang cách ly 73 trường hợp nghi nhiễm virus corona
Ngoài 8 trường hợp dương tính virus corona mới, Việt Nam đang cách ly 73 trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở y tế.
Tính đến sáng 3/2, Việt Nam đã ghi nhận ca thứ 8 dương tính với virus corona mới (nCoV), trong đó có 2 người Trung Quốc, 1 người quốc tịch Mỹ.
2 trong số 8 bệnh nhân đã được điều trị thành công, 2 lần xét nghiệm cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus nCoV gồm 1 bệnh nhân Trung Quốc và 1 bệnh nhân ở Thanh Hoá.
73 trường hợp nghi nhiễm virus corona mới đang được cách ly, theo dõi tại các cơ sở y tế
Theo Bộ Y tế, từ khi ghi nhận ca đầu tiên vào ngày 23/1 đến nay, có 236 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh được cách ly, theo dõi, trong đó 163 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp còn lại đang được cách ly điều trị, phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế.
Video đang HOT
Dịch viêm phổi cấp do nCoV khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối tháng 12/2019, hiện đã khiến 361 người tử vong, hơn 17.200 người nhiễm. Dịch cũng đã lan ra 27 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 200 ca mắc, 1 ca tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV.
Tại Việt Nam, ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam.
Hiện Việt Nam đã xây dựng 4 kịch bản, sẵn sàng các phương án chống dịch ở mức cao nhất khi số bệnh nhân mắc lên tới hàng nghìn người.
Đến nay nhiều thông tin lâm sàng về virus corona mới chưa được sáng tỏ, do đó Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, nhà cửa, nơi làm việc, thường xuyên rửa tay với xà phòng, nước sát khuẩn, hạn chế đến nơi đông người, khi đến những nơi công cộng cần đeo khẩu trang.
Khi có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở… và có thêm yếu tố dịch tễ như đi qua vùng có dịch, từng tiếp xúc với người bị bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, theo dõi.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Biết sợ nhưng đừng hoang mang
Như vậy, ngoài 2 trường hợp người Trung Quốc nhiễm virus Corona (nCoV) điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh, thì đến chiều qua, Việt Nam tiếp tục ghi nhận 3 trường hợp công dân người Việt dương tính với nCoV.
Khu vực cách ly những bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona
Có thể nói, những ngày qua, thông tin về loại virus Corona mới từ Vũ Hán (Trung Quốc) đang trở thành tâm điểm trên phạm vi toàn cầu. Là nước cận kề Trung Quốc, sự giao lưu thuận tiện, mỗi ngày có hàng nghìn khách Trung Quốc du lịch tại Việt Nam, thì nỗi lo của người dân về sự lây lan, bùng phát dịch là điều hiển nhiên.
Không lo sao được, khi số ca mắc tại Trung Quốc đang tăng chóng mặt lên tới gần 10.000 người và đã có gần 200 ca tử vong. Còn trong nước, tính đến thời điểm này đã có 5 ca mắc, và rất có thể chưa dừng lại ở đây, bởi hiện nay hàng chục người nghi nhiễm vẫn đang được cách ly tại các tuyến bệnh viện.
Nhìn lại mấy ngày qua, cả hệ thống chính trị vào cuộc, công tác phòng chống dịch rất khẩn trương, quyết liệt với tinh thần "chống dịch như chống giặc". Tại cuộc họp đầu tuần này về phòng chống nCoV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân. Thủ tướng cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh nCoV và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không để dịch lây lan. Ngày 30/1, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã ký công văn về việc phòng, chống dịch bệnh nCoV. Trong đó, Ban Bí thư lưu ý, trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội nghị, hội thảo để ưu tiên cao nhất phòng, chống dịch.
Đối với ngành y tế, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị, sẵn sàng mọi tình huống chống dịch. Nhiều chuyên gia nhận định, ngành y tế Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch thành công với nhiều vụ dịch lớn, kể cả dịch SARS năm 2003. Nếu không may dịch nCoV lan rộng, ngành y tế hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng và khống chế hiệu quả. Và việc điều trị thành công ca bệnh nCoV vừa qua tại BV Chợ Rẫy thêm một minh chứng cho năng lực ngành y tế Việt Nam. Ca bệnh điển hình này vừa được công bố trên tạp chí y học uy tín bậc nhất thế giới NEJM.
Tuy nhiên, việc phòng chống dịch còn phụ thuộc vào ý thức người dân, mỗi người cần tuân thủ tốt các hướng dẫn của Bộ Y tế. Người dân biết sợ dịch để chủ động phòng tránh, chứ không nên sợ dịch đến mức hoang mang, mê muội, truyền tai nhau những "fake news" - tin giả. Thực tế, những ngày qua, nhiều thông tin như: Bệnh nhân nhiễm virus Corona tại Bệnh viện Chợ Rẫy tử vong; bệnh nhi 10 tuổi tử vong ở Khánh Hòa nhiễm virus Corona; ca tử vong người Trung Quốc tại Đà Nẵng rất đáng ngờ; hay những thông tin xuất hiện bệnh nhân nhiễm Corona ở các tỉnh, thành đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người sợ hãi...
Nhiều người có những hành động chưa đúng với khuyến cáo, thậm chí tiêu cực như tìm mua bằng được khẩu trang đặc chủng, đeo khẩu trang suốt cả ngày lẫn đêm, đóng cửa không dám ra khỏi nhà, cho con nghỉ học vì sợ lây nhiễm. Chưa hết, có người còn truyền tai nhau "bài thuốc dân gian", đó là ngủ dậy mỗi sáng uống nửa cốc nước tiểu do chính mình thải ra để phòng bệnh...
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần bình tĩnh, phòng bệnh đúng cách, không quá hoang mang, lo lắng, không nên tin vào những nguồn tin không chính thống. Dịch bệnh có lan rộng, bùng phát hay không, là nhờ một phần vào chính ý thức phòng bệnh đúng cách của mỗi người dân.
Theo kinhtedothi
Ngừng cấp visa cho du khách Trung Quốc Chủ trì cuộc họp thường trực của chính phủ về nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng nêu rõ: Bình tĩnh, kiên quyết xử lý dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân. Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, tình hình bùng phát dịch là rất nhanh, nghiêm...