Việt Nam dẫn đầu khu vực về điện năng lượng mặt trời
Đông Nam Á đang đẩy mạnh kế hoạch khai thác năng lượng mặt trời (NLMT) trong những năm tới vì chi phí sản xuất hợp lý hơn so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt.
Dự kiến nhu cầu năng lượng tăng gấp đôi vào năm 2040, khu vực này đang mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển muốn đáp ứng tiêu chí giá cả phải chăng song song với công cuộc chống biến đổi khí hậu.
Theo Công ty Tư vấn năng lượng Wood Mackenzie (Anh), năng suất NLMT của Đông Nam Á có thể sẽ tăng gần gấp 3, lên mức 35,8 GW vào năm 2024 so với ước tính 12,6 GW trong năm nay. Ông Rishab Shrestha, nhà phân tích năng lượng và năng lượng tái tạo của Wood Mackenzie, cho biết Việt Nam hiện dẫn đầu trong khu vực về năng lượng tái tạo này với công suất tích lũy 5,5 GW trong năm nay, tương đương 44% tổng công suất trong khu vực. Con số này năm ngoái vào khoảng 134 MW.
Việt Nam hiện dẫn đầu trong khu vực về điện năng lượng mặt trời, chiếm 44% tổng công suất ở Đông Nam Á. Ảnh: REUTERS
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư thêm vào ngành điện, ông Shrestha cho rằng các dự án điện mặt trời ở Việt Nam mọc lên nhiều và nhanh trong thời gian qua đã khiến công suất vượt quá 18% tổng lưới điện. Công suất phê duyệt cho các nhà máy năng lượng tái tạo này ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận lên tới 5 GW, nhiều gấp 2 lần công suất sử dụng lưới điện.
Theo hãng tin Reuters, một trong những tín hiệu đáng khích lệ cho ngành NLMT ở khu vực là phiên đấu thầu gần đây về một dự án NLMT công suất 500 MW ở Malaysia, trong đó giá của 365 MW điện tái tạo được trả thấp hơn so với mức giá điện khí trung bình của cả nước. Malaysia đặt mục tiêu tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện từ 6% hiện nay lên 20% vào năm 2025 với phần lớn là NLMT. Nước này cũng có kế hoạch mở ít nhất một phiên đấu thầu dự án điện sạch 500 MW khác trong quý II/2020.
Singapore cũng có mục tiêu đạt ít nhất 2 GW công suất điện mặt trời vào năm 2030 hoặc đáp ứng hơn 10% nhu cầu điện cao điểm hiện nay, hướng đến mục tiêu thay thế năng lượng sản xuất từ khí đốt tự nhiên với sản lượng hiện chiếm 95%.
Theo Xuân Mai/Người lao động
Video đang HOT
Điện Gia Lai (GEC): Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 94% kế hoạch năm
Toàn bộ 5 nhà máy điện mặt trời với công suất 260 Mwp của Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC, mã chứng khoán GEG - HOSE) đã vận hành toàn thời gian quý III/2019, góp phần gia tăng sản lượng đáng kể khi lũy kế 9 tháng đạt gần 396 triệu kWh điện thương phẩm. Thủy điện với 14 nhà máy công suất 85,1 MW đạt 174 triệu kWh, chiếm 44% cơ cấu tổng sản lượng.
Bước vào mùa mưa, tình hình nước ở khu vực miền Trung Tây Nguyên được cải thiện đáng kể, hỗ trợ tối ưu hoạt động của các nhà máy thủy điện.
Chỉ tính trong riêng quý 3/2019, sản lượng điện thương phẩm của các nhà máy thủy điện đã đạt hơn 96 triệu kWh, tăng hơn 24% sản lượng của cả 6 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, điện mặt trời ghi nhận sản lượng đạt 221 triệu kWh, gấp 1,3 lần sản lượng từ thủy điện, thậm chí vượt 18% kế hoạch 9 tháng và đạt 82% kế hoạch năm.
Mặc dù vào mùa mưa, các nhà máy điện mặt trời đều giữ phong độ ổn định khi đạt trên 99% kế hoạch trong đó 4 nhà máy Phong Điền - Huế, Trúc Sơn - Đăk Nông, Hàm Phú 2 - Bình Thuận, Đức Huệ 1 - Long An vượt kế hoạch 9 tháng lên đến 180%.
Điện Mặt trời - Sản lượng kế hoạch và thực hiện 9 tháng 2019 (Nguồn: GEC)
Với sản lượng điện thương phẩm hoàn thành kế hoạch, lũy kế 9 tháng, doanh thu của GEC đạt 805 tỷ đồng, tương đương 80% kế hoạch năm và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu bán điện chiếm 90%, tăng 124% cùng kỳ với điện mặt trời chiếm 59% và thủy điện là 31%.
10% còn lại là doanh thu tới từ các hoạt động bán hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ như cung cấp dịch vụ vận hành, dịch vụ quản lý dự án, tư vấn thiết kế, giám sát, dịch vụ xây lắp và bán các thiết bị phục vụ cho các nhà máy năng lượng mặt trời bao gồm tấm pin, inverter...
Mặc dù sản lượng thủy điện tăng lên đáng kể so với giai đoạn nửa đầu năm, tuy nhiên, từ giai đoạn tháng 7 tới tháng 10, mức giá bán điện của các nhà máy thủy điện không còn bao gồm giá công suất, chỉ còn giá điện năng nên về mặt cơ cấu doanh thu của thủy điện sẽ không đạt được tốc độ tăng của sản lượng.
Dự kiến bắt đầu từ năm 2020, GEC sẽ chú trọng đẩy mạnh các mảng dịch vụ khác có liên quan tới hoạt động lõi nhằm đa dạng hóa nguồn thu, hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết.
Công ty hiện đang tiến hành sản xuất đại trà 20 robot lau pin mặt trời được chế tạo hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ thuật của GEC để cung cấp cho các trang trại điện nắng khác trên thị trường.
Lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 449 và 217 tỷ đồng, tăng lần lượt 125% và 62% so với cùng kỳ. Riêng lợi nhuận trước thuế là 226 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ và hoàn thành 94% kế hoạch năm là 240 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ, đạt con số hấp dẫn 56%, đóng góp phần lớn từ các nhà máy điện mặt trời ở mức 69%, các nhà máy thủy điện tuy thấp hơn song vẫn ở mức cao là 46% do giá vốn của các nhà máy phần lớn tới từ chi phí khấu hao, không có sự thay đổi lớn.
5 dự án điện mặt trời của GEC đều có biên lợi nhuận gộp cao hơn 64%, đặc biệt là dự án điện mặt trời Trúc Sơn 44,4 MWp - dự án do GEC tự thi công thay vì thuê nhà thầu EPC đã đạt đến 75%. Biên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) 9 tháng cũng tăng nhẹ lên gần 73%.
Chi phí lãi vay tăng đáng kể so với mức 84 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm chủ yếu do giải ngân thêm hơn 480 tỷ đồng từ Vietinbank và khoảng 270 tỷ đồng từ Vietcombank để thanh toán cho các dự án điện mặt trời Trúc Sơn, Đức Huệ 1 và Hàm Phú 2; cũng như gói trái phiếu 219 tỷ đồng phát hành bởi SSI vào cuối tháng 6 được tính lãi.
Tuy nhiên, tỷ lệ EBITDA trên lãi vay vẫn được duy trì ở mức tương đối cao, an toàn và đảm bảo khả năng trả nợ khoảng 3,6 lần.
Tuy nợ vay dài hạn tăng, nhưng nợ vay ngắn hạn giảm nhẹ cùng với tiền và đầu tư tài chính tăng so với 6 tháng đầu năm đã cải thiện đáng kể các chỉ số thanh toán khi chỉ số thanh toán hiện hành và nhanh lần lượt là 1,4, 1,2, tăng 56% và 71%.
Tổng tài sản của GEC đến cuối tháng 9 là 6.608 tỷ đồng, tăng 52% trong đó vốn điều lệ đạt 2.039 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm từ đợt phát hành ESOP cho cán bộ nhân viên.
Quý III đánh dấu cột mốc quan trọng khi cổ phiếu GEG chính thức chuyển từ UPCoM sang HOSE vào ngày 19/9/2019 với mức giá chào sàn là 27.490 đồng/cổ phiếu.
Sau 1 tháng kể từ ngày đầu tiên giao dịch trên HOSE, mã cổ phiếu GEG đang được tích lũy tại vùng giá 27.000 - 28.200 đồng/cổ phiếu cùng với thanh khoản ổn định, khoảng gần 500.000 cổ phiếu/phiên. Chốt ngày 30/10/2019, vốn hóa của GEC đạt 5.658 tỷ đồng, tương đương 246 triệu USD.
Nguồn: Vietstock
Với kết quả kinh doanh quý III nhiều triển vọng, cổ phiếu GEG - tân binh sàn HOSE được kỳ vọng sẽ là cổ phiếu năng lượng tái tạo đáng đầu tư trong những tháng còn lại của năm 2019.
Vân Linh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu trong tháng 9 Số liệu thống kê của Công ty chứng khoán MBS cho biết, trong 9 tháng 2019 đã có 179 nghìn tỷ đồng trị giá trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được phát hành thành công bởi 151 doanh nghiệp, với kỳ hạn bình quân 4,39 năm. Techcombank phát hành thành công 5 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Ảnh: Internet Trong tháng 9, có 19,4...