Việt Nam đã xét xử được 3 vụ án với tội danh rửa tiền
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay Việt Nam đã xét xử được 3 vụ án với tội danh rửa tiền theo quy định của Bộ luật hình sự.
Tài liệu tổng kết thi hành Luật phòng, chống rửa tiền được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi tới Bộ Tư pháp chuẩn bị cho việc sửa đổi luật này cho thấy, số lượng các văn bản đề nghị Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cung cấp thông tin không ngừng gia tăng qua các năm, chủ yếu là từ các đơn vị thuộc Bộ Công an.
Cụ thể, từ năm 2013 đến 31/5/2020, Cục phòng, chống rửa tiền đã tiếp nhận và cung cấp thông tin cho các bộ, ngành có liên quan tăng gấp hơn 5 lần so với giai đoạn 2006 – 2012 (khoảng 675 văn bản đề nghị).
Nguyễn Văn Dương- cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) tại một phiên tòa.
“Cục phòng, chống rửa tiền đã chuyển giao 857 vụ việc liên quan đến 5.614 báo cáo giao dịch đáng ngờ cho các cơ quan chức năng. Ngoài ra, trong quá trình thu thập, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ, báo cáo tiền mặt có giá trị lớn và báo cáo chuyển tiền điện tử, Cục phòng, chống rửa tiền đã phát hiện nhiều yếu tố/dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến gian lận hoặc hoạt động phạm tội của các tổ chức, cá nhân để từ đó đề xuất, tham mưu cho các cấp lãnh đạo hoặc thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan để có các biện pháp xử lý phù hợp”- tài liệu của Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Ngân hàng Nhà nước đánh giá, thông tin, tài liệu do Cục phòng, chống rửa tiền cung cấp là kênh thông tin vô cùng hữu ích, hỗ trợ tích cực cho các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đồng thời giúp các cơ quan, đơn vị này nhanh chóng xác định được mục tiêu, đối tượng, giảm đáng kể thời gian trinh sát, xác minh, điều tra.
Cục phòng, chống rửa tiền đã nhận được phản hồi từ các cơ quan chức năng liên quan đến khoảng 528 vụ việc, trong đó có 10 vụ việc đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhiều vụ việc liên quan đến thuế, hải quan và cơ quan chức năng đã truy thu hàng trăm tỷ tiền thuế cho ngân sách nhà nước.
“Đến nay, Việt Nam đã xét xử được 3 vụ án với tội danh rửa tiền theo Điều 251 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015, gồm: Vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines); Vụ án liên quan đến đường dây đánh bạc do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cầm đầu; Vụ án Lê Thị Hà Nội do TAND tỉnh Vĩnh Phúc xét xử tháng 11/2019″- Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Phan Sào Nam tại một phiên tòa xét xử năm 2018.
Video đang HOT
Mỗi ngày tiếp nhận khoảng 280.000 giao dịch
Hiện nay, mỗi ngày cơ sở dữ liệu của Cục phòng, chống rửa tiền tiếp nhận khoảng 280.000 giao dịch. Tính đến hết năm 2019, hệ thống đang lưu giữ khoảng 425 triệu giao dịch, liên quan đến khoảng 13,4 triệu khách hàng. Cơ sở dữ liệu này đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nói riêng và phòng, chống tội phạm nói chung.
Từ kết quả phân tích báo cáo giao dịch đáng ngờ, Cục phòng, chống rửa tiền đã tham mưu trình lãnh đạo các cấp chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 quy định cụ thể về trách nhiệm báo cáo của các đối tượng báo cáo khi thực hiện các loại giao dịch có giá trị lớn, giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử có giá trị lớn.
Đồng thời, luật cũng quy định rõ các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản áp dụng đối với tất cả các lĩnh vực và các dấu hiệu đáng ngờ đối với từng lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh trò chơi có thưởng, casino, bất động sản… tạo cơ sở pháp lý cho các đối tượng báo cáo nhận diện giao dịch đáng ngờ để thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền cần thiết.
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 9/2020, Cục phòng, chống rửa tiền đã nhận được 10.246 báo cáo giao dịch đáng ngờ. Trong đó, số lượng báo cáo do các ngân hàng báo cáo chiếm khoảng 83%; số lượng báo cáo do các công ty bảo hiểm và các đối tượng báo cáo khác chiếm khoảng 17%.
Nhóm đối tượng báo cáo là các công ty tài chính, trung gian thanh toán, công ty kinh doanh dịch vụ trò chơi có thưởng, sòng bạc có số lượng báo cáo còn rất hạn chế.
Nhóm đối tượng báo cáo trong lĩnh vực luật sư, công chứng, kế toán và kinh doanh bất động sản hiện chưa có báo cáo.
Công ty Nhật Cường tuồn hàng lậu qua sân bay như thế nào?
Bằng thủ đoạn lập công ty "ma" và khai khống hồ sơ hải quan, nhóm trung gian đã giúp Bùi Quang Huy tuồn lô hàng lậu trị giá trên 2.900 tỷ vào Việt Nam.
Trong kết luận điều tra ban hành ngày 7/1, Bộ Công an đề nghị truy tố Trần Ngọc Ánh (Phó tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) và 14 bị can trong vụ án vi phạm quy định về kế toán, buôn lậu và rửa tiền xảy ra tại doanh nghiệp này.
Ngoài cáo buộc Nhật Cường đã tiêu thụ lô hàng trị giá trên 2.900 tỷ, kết luận điều tra cũng chỉ ra cách nhóm của Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Nhật Cường đang bị truy nã) tuồn hàng lậu vào Việt Nam.
Lập công ty "ma", khai khống hồ sơ
Theo điều tra, giai đoạn 2014-2019, Bùi Quang Huy đã tổ chức bộ máy, sử dụng hệ thống nhân sự của Công ty Nhật Cường để mua hơn 250.000 điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, đồng hồ thông minh và nhiều mặt hàng với tổng trị giá trên 2.900 tỷ đồng.
Số hàng công nghệ trên được nhập từ 16 chủ hàng nước ngoài có địa chỉ tại nhiều nơi như Mỹ, UAE, Singapore, Hong Kong. Sau khi mua hàng, Bùi Quang Huy và đồng phạm không ký hợp đồng với nhà cung cấp để nhập khẩu chính ngạch mà chi hơn 72 tỷ đồng để thuê 9 đường dây vận chuyển hàng lậu.
Công an thu giữ hơn 1.900 điện thoại và thiết bị công nghệ khi khám xét chuỗi cửa hàng của Nhật Cường. Ảnh: Hoàng Lam.
Cơ quan điều tra xác định nhóm được thuê tiếp nhận hàng của nhà cung cấp tại Hong Kong - Trung Quốc, tổ chức vận chuyển trái phép từ nước ngoài về Việt Nam qua đường hàng không (sân bay Nội Bài), đường biển (cảng Hải Phòng) và đường bộ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại địa phận Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Theo kết luận điều tra, Bùi Quang Huy thuê 3 đường dây để đưa hàng lậu qua sân bay Nội Bài. 3 nhóm này do bị can Nguyễn Bảo Trung, Đoàn Mạnh Phong và người tên Yến (chưa rõ lai lịch) cầm đầu.
Từ tháng 1/2016 đến tháng 11/2017, đường dây của Nguyễn Bảo Trung dùng thủ đoạn lập khống hồ sơ hải quan, vận chuyển trót lọt hơn 40.000 sản phẩm (trị giá gần 550 tỷ đồng) từ Hong Kong về Việt Nam qua sân bay Nội Bài. Sau phi vụ, Trung được Bùi Quang Huy và đồng phạm thanh toán gần 14 tỷ phí vận chuyển.
Từ cuối năm 2017 đến tháng 9/2018, đường dây do Yến cầm đầu tiếp nhận gần 17.000 loại hàng hóa (trị giá hơn 307 tỷ) của nhà cung cấp tại Hong Kong để gửi về Việt Nam theo đường hàng không.
Khi hàng về đến sân bay Nội Bài, nhóm của Đoàn Mạnh Phong dùng thủ đoạn lập công ty "ma" để lấy pháp nhân khai báo hải quan bằng mặt hàng khác. Sau đó, nhóm này mở tờ khai hải quan để nhận hàng lậu từ sân bay đưa về trung tâm Hà Nội giao cho Huy và đồng phạm. Sau khi nhận hàng, Huy trả phí vận chuyển cho 2 đường dây này với số tiền hơn 7,9 tỷ đồng.
Trên đường bộ, Huy và đồng phạm thuê 4 đường dây chuyển hàng theo 2 tuyến: Hong Kong - Đông Hưng, Quảng Châu, Trung Quốc - TP Móng Cái, Quảng Ninh - Hà Nội và Hong Kong - Bằng Tường, Quảng Châu, Trung Quốc - Lạng Sơn - Hà Nội.
Trốn thuế gần 30 tỷ đồng
Theo cơ quan điều tra, sau khi hàng lậu lọt được vào nội địa, Bùi Quang Huy và nhân viên đã tiếp nhận và tập kết tại kho hàng của Công ty Nhật Cường ở số 39 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Từ năm 2014 đến tháng 5/2019, Bùi Quang Huy bị cáo buộc đã chỉ đạo các bị can Nguyễn Bảo Ngọc (giám đốc tài chính) và Nguyễn Thị Bích Hằng (kế toán trưởng) lập, sử dụng 2 hệ thống sổ sách ghi chép số liệu kinh doanh của công ty.
Bị can Bùi Quốc Việt (trái) là anh trai của Bùi Quang Huy (phải). Ảnh: Bộ Công an.
Trong đó, một hệ thống ghi lại toàn bộ số liệu thực tế của Nhật Cường để theo dõi nội bộ. Hệ thống thứ 2 ghi số liệu để lập sổ sách, báo cáo thuế và tài chính khai báo với cơ quan chức năng.
Bùi Quang Huy cũng được cho là đã chỉ đạo cấp dưới để ngoài, không hạch toán đầy đủ số liệu thực tế kinh doanh, tài sản, nguồn vốn và doanh thu... trên hệ thống sổ sách thứ 2.
Cơ quan điều tra làm rõ giai đoạn 2014-2018, số liệu kinh doanh ghi nhận qua 2 hệ thống sổ sách kế toán trên chênh lệch nhau rất lớn. Kết quả giám định về thuế cho thấy Công ty Nhật Cường đã lập, sử dụng 2 hệ thống sổ sách nhằm trốn nộp khoản thuế gần 30 tỷ đồng.
Các bị can Bùi Quang Huy, Đoàn Mạnh Phong và 5 người khác đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra vụ án.
Ngoài ra, Bùi Quang Huy là người duy nhất bị khởi tố về tội Rửa tiền. Song, người này đang bị truy nã quốc tế nên ngày 7/1, cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và tạm đình chỉ bị can, khi bắt được Huy sẽ xử lý sau.
Nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội Buôn lậu: Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc, Đỗ Quốc Huy, Nông Văn Lư, Trần Tất Khoa, Lê Hoài Phương, Hoàng Văn Phong, Mai Tiến Dũng, Bùi Quốc Việt (các nhân viên của Nhật Cường); Nguyễn Bảo Trung, Ngô Đức Tùng, Phạm Văn Hiệp, Đỗ Văn Dũng (nhóm lao động tự do) và Ngô Tuấn Sửu (Giám đốc Công ty Thanh Sơn).
Các bị can bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng: Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Bích Hằng.
Bộ Ngoại giao chưa có thông tin bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ tại Pháp, Bộ Ngoại giao cho biết chưa có thông tin về vụ việc. Gần đây xuất hiện thông tin trên mạng xã hội cho rằng bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, bị bắt tại Pháp và sắp bị dẫn...