Việt Nam đã thành công trồng rau không cần đất
Ngày 24,2, Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu đã tuyên bố thành công với mô hình trồng rau không cần đất, thông qua các cảm biến, người trồng rau chỉ cần điều khiển từ xa thông qua máy tính bảng để điều khiển không khí, nước tưới, phân bón…
Công nghệ sản xuất rau tiên tiến áp dụng công nghệ thông tin này đã được Tập đoàn FPT và Tập đoàn Fujitsu hợp tác phát triển lần đầu tiên tại Việt Nam. Hiện Trung tâp Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu đang áp dụng hai mô hình sản xuất: nhà kính và nhà máy rau trên 2 loại rau có giá trị gia tăng cao là cà chua cỡ vừa và xà lách ít kali.
Điểm khác biệt của hai mô hình này là cây trồng được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động trong môi trường khép kín, tránh được sâu bệnh, nhờ vậy giảm được công sức cho người trồng và cho sản phẩm chất lượng vượt trội. Đặc biệt, vì không sử dụng chất hóa học nông nghiệp nên rau xà lách có thể ăn ngay mà không cần rửa.
Cà chua được áp dụng kỹ thuật IMEC (phương pháp trồng trên tấm phim Hydrogel) cho phép chất dinh dưỡng và nước thấm qua, giúp ngăn chặn toàn bộ vi khuẩn. Với kỹ thuật này, cà chua được trồng với mật độ cao, trung bình 4.000-6.000 cây/1.000 m2, thu hoạch được quanh năm, thay vì trồng luân canh như kỹ thuật thông thường tại Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết, hiện mới chỉ là mô hình trồng xà lách, cà chua, nhưng về lâu dài hai tập đoàn muốn giới thiệu một công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
Với công nghệ này, sẽ khó có thể phân biệt một cách rạch ròi đâu là nông nghiệp, đâu là công nghiệp, đâu là công nghệ thông tin và đâu là khoa học công nghệ. Biên giới về các khái niệm cũ sẽ bị xóa đi và khái niệm mới – Nông nghiệp thông minh sẽ tượng trưng cho nông nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và cả thế giới.
Nông nghiệp thông minh là nông nghiệp ứng dụng công nghệ điện toán đám mây-Akisai. Đây là một trong những công nghệ hiện đại và thông minh nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Fujitsu giới thiệu tại Nhật Bản (năm 2012) đã giúp tối ưu hóa mô hình sản xuất nông nghiệp từ khâu cung cấp vật tư đến canh tác, sơ chế, vận chuyển, phân phối sản phẩm nhờ áp dụng công nghệ thông tin.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, từ việc đầu tư của các tập đoàn lớn vào lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ có một nên nông nghiệp hiện đại hóa có sức cạnh tranh cao trong thị trường hội nhập quốc tế. Để làm được điều này, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là những công nghệ đỉnh cao là một trong những trụ cột và hi vọng FPT và Fujitsu sẽ góp phần hiện thực hóa điều đó.
Theo Danviet
Thành công nhờ liều mình thuê đất trồng rau VietGAP
Nhiều hộ dân tại khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm để thuê đất trồng rau sạch.
Với sự cần cù, chịu khó, họ đã đưa vùng đất Thuận Nghĩa trở thành nơi cung cấp rau sạch lớn và uy tín bậc nhất tại thị trường Bình Định.
Thuê đất trồng rau
Mảnh đất phù sa Thuận Nghĩa là nơi hàng trăm nông dân cần mẫn cày xới để có cái ăn, cái mặc và lo cho những đứa trẻ đến trường. Bà Huỳnh Thị Thủy (47 tuổi, trú khối Thuận Nghĩa), kể: "Tiếp nối nghề truyền thống từ ông bà để lại, người dân ở đây ít ai bỏ đất để làm ăn nơi khác mà bám đất làng để làm giàu từ nghề trồng rau. Nhà nào không có đất thì vẫn gắng bỏ hàng chục triệu đồng để thuê đất, giữ nghề".
Theo bà Thủy, hiện nay nhiều nông dân có sức lao động nhưng không có đất thì thuê lại từ các hộ già tại làng rau Thuận Nghĩa. Riêng gia đình bà mỗi năm phải bỏ ra 13 triệu đồng thuê 3 sào đất để trồng ngò, khổ qua, dưa leo, cải...
Anh Nguyễn Quốc Thành (làng rau Thuận Nghĩa) chăm sóc ruộng rau. Ảnh: D.T
Với diện tích 36ha, người dân vùng rau Thuận Nghĩa xuất bán 5-10 tấn rau sạch mỗi ngày ra thị trường. Từ năm 2010, người dân ở đây bắt đầu trồng rau theo phương thức VietGAP với 65 hộ dân tham gia.
"Năm nay, giá rau tăng cao, đây là lần tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây nên người dân dân có lãi lớn. Đặc biệt dịp tết, không có hàng mà bán cho thương lái. Hiện tại, giá rau xà lách đạt 10.000 đồng/kg, dưa leo 7.000 đồng/kg, khổ qua 30 ngàn đồng/kg, ngò 7.000 kg... Gia đình tôi đa số làm theo kiểu VietGAP nên giá thành cao hơn so với giá rau thường. Nhờ vậy, mỗi năm thu nhập khoảng 50 triệu đồng, đủ tiền để lo việc nhà, nuôi 2 đứa con ăn học"- bà Thủy chia sẻ.
Để có đất canh tác, mỗi năm bà Quách Thị Cúc (54 tuổi, trú khối Thuận Nghĩa) bỏ ra 20 triệu đồng để thuê 5 sào đất trồng các loại rau như ngò, hành... Bà Cúc cho hay: "Tính ra mỗi năm tôi phải bỏ ra 4 triệu đồng/sào để thuê đất, rồi tiền mua giống, phân bón... Nhiều vùng khác thì người nông dân sợ thua lỗ nhưng ở đây chúng tôi không lo lắng. Bởi lẽ, đất chủ yếu là phù sa, độ dinh dưỡng cao nên cây rau phát triển rất tốt. Vùng rau này có tiếng sạch, đảm bảo chất lượng trên thị trường nên không sợ hàng ế ẩm, vì vậy người dân mới dám liều mạng bỏ ra số tiền đó để đầu tư".
Rau VietGAP lên ngôi
Vốn làm nghề thợ hồ thu nhập bấp bênh, hơn 1 năm nay anh Nguyễn Quốc Thành (40 tuổi, khối Thuận Nghĩa) chuyển hẳn sang nghề trồng rau, ngay từ lúc khởi điểm anh đã chọn hướng đi trồng theo kiểu VietGAP.
"Trồng rau theo kiểu VietGAP không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và cách bón phân, thuốc sinh học sao cho hợp lý. Với 3 sào đất, mỗi năm tôi trồng 8-9 vụ cải cúc và hành. Nếu như giá cải cúc trồng theo phương thức truyền thống chỉ 3.500 đồng/bó thì rau VietGAP của tôi bán được 4.000 đồng/bó. Giá thành cao hơn, đầu ra thì có sẵn trong khi đó thời gian canh tác lại như nhau. Vì vậy, tôi nghĩ mình đang đi đúng hướng"- anh Thành chia sẻ.
Sơ chế rau trước khi cung cấp cho các siêu thị, chợ... Ảnh: T.L
Để chung tay giữ gìn chất lượng sản phẩm rau sạch Thuận Nghĩa, người nông dân tại làng rau này luôn có trách nhiệm với người tiêu dùng, họ tự giám sát lẫn nhau khi sản xuất. Liều lượng, thời gian dùng thuốc, phân bón... phải đúng chu kỳ, quy trình và đảm bảo chất lượng rau sạch.
Theo ông Quách Văn Cầu- Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thuận Nghĩa, tại khối Thuận Nghĩa có 414 hộ dân thì có đến 366 hộ dân làm kinh tế bằng nghề trồng rau, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt gần 50 triệu đồng/năm. Với diện tích 36ha, mỗi ngày người dân vùng rau Thuận Nghĩa xuất bán 5-10 tấn rau sạch ra thị trường. Từ năm 2010, người dân ở đây bắt đầu trồng rau theo phương thức VietGAP với 65 hộ dân tham gia.
"Thời gian canh tác như nhau nhưng giá thành rau trồng VietGAP cao gấp 30% so với giá rau trồng truyền thống. Tại làng rau có nhà sơ chế sẵn nên các loại rau VietGAP sau khi thu hoạch được đưa vào nhà sơ chế. Mỗi ngày làng rau xuất bán gần 500kg rau tại Co.opmart Quy Nhơn và thương lái khắp nơi. Điều đặc biệt, người dân ở đây luôn có ý thức giữ gìn uy tín của làng rau sạch. Nếu ai làm sai phương pháp, quy trình thì liền bị ngăn cản, nhờ vậy làng rau sạch Thuận Nghĩa luôn có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng"- ông Cầu cho biết.
Theo Danviet
Sống giữa Thủ đô, một gia đình 6 năm không đi chợ Phai đên gân 6 năm nay, có một gia đinh sống giữa Thủ đô Hà Nội không đi chơ mua thưc phâm. Gia đinh anh cưc ky han chê viêc đi ăn uông tai cac nha hang hay quan xa vì lo ngại thực phẩm bẩn. Đo la câu chuyên cua gia đinh anh Nguyên Văn Xuân ơ Đông Đa (Ha Nôi). Anh...