Việt Nam đã mua bao nhiêu vũ khí từ Nga trong 5 năm qua?
Tính từ năm 2010 đến năm 2014, Việt Nam đã mua một khối lượng vũ khí khá lớn gồm nhiều chủng loại từ tên lửa đến máy bay và tàu chiến, tàu ngầm.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI), trong quãng thời gian từ năm 2010 đến 2014, Việt Nam đã nhận một loạt các vũ khí với đủ chủng loại. Các vũ khí nhận trong giai đoạn này bao gồm cả các đơn hàng đã ký từ trước năm 2010 nhưng được bàn giao trong giai đoạn này. Cụ thể, Việt Nam đã nhận các loại vũ khí sau:
400 quả tên lửa phòng không vác vai Igla-1 (SA-16) và phiên bản SA-N-10 để trang bị cho các tàu BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak và tàu tấn công nhanh thuộc dự án 1241 Tarantul. Hợp đồng này ký năm 1996 và đã được giao hàng từ 1999 đến 2014.
400 quả tên lửa chống hạm Kh-35 Uran để trang bị cho các tàu lớp Gepard và tàu Tarantul. Hợp đồng này ký năm 2004 nhưng từ năm 2008 đến 2014 mới nhận 128 quả.
200 quả tên lửa phòng không 9M311 để trang bị cho các tàu lớp Gepard. Hợp đồng ký năm 2006 và đã nhận đủ vào năm 2011.
2 tàu hộ vệ lớp Gepard trị giá 300 triệu USD được ký hợp đồng năm 2006 và bàn giao năm 2011. Trong ảnh là tàu hộ vệ lớp Gepard được mang tên Lý Thái Tổ.
2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion P. Hợp đồng này cũng trị giá 300 triệu USD được ký năm 2007 và hoàn thành từ 2009 đến 2011.
6 tàu tuần tra Svetlyak ký năm 2007 và bàn giao xong trong năm 2012.
Video đang HOT
40 quả tên lửa chống tàu Yakhont để trang bị cho tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion-P. Hợp đồng ký năm 2007, hoàn thành từ năm 2009 đến 2011.
50 quả tên lửa chống tàu 3M-54 Klub trang bị cho tàu ngầm Kilo 636. Hợp đồng ký năm 2009 nhưng đến năm 2013 và 2014 mới chỉ nhận 28 quả. Đáng chú ý trong số này cũng bao gồm cả phiên bản tên lửa tấn công mặt đất từ tàu ngầm 3M14E.
80 quả ngư lôi 53-65 để trang bị cho tàu ngầm Kilo-636. Hợp đồng này ký năm 2009 nhưng đến năm 2014 mới nhận 45 quả.
200 bom dẫn đường KAB-500/1500. Đã nhận đủ vào năm 2012.
80 tên lửa chống tàu Kh-31A1 trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MK2. Hợp đồng ký năm 2009 trong đó bao gồm cả phiên bản tên lửa chống radar Kh-31P. Năm 2012 Việt Nam đã nhận đủ số lượng theo hợp đồng.
6 tàu ngầm lớp Kilo – 636. Hơp đồng trị giá từ 1,8 đến 2,1 tỷ USD được ký năm 2009. Đến nay Việt Nam đã nhận được 3 tàu.
250 quả tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MK2. Hợp đồng ký năm 2009 và đã hoàn thành năm 2012.
8 máy bay Su-30MK2 ký năm 2009 và nhận đủ vào năm 2011 với trị giá hợp đồng từ 400 đến 500 triệu USD.
80 ngư lôi TEST-71 trang bị cho tàu ngầm Kilo-636. Hợp đồng được ký năm 2009 nhưng đến năm 2014 mới chỉ nhận 45 quả ngư lôi.
12 máy bay Su-30MK2V trong hợp đồng 1 tỷ USD ký năm 2010 và bàn giao xong năm 2012.
2 tàu hộ vệ Gepard ký năm 2012 và dự kiến nhận hàng năm 2017. Trong ảnh là hai tàu hộ vệ lớp Gepard của Việt Nam đang neo tại Cam Ranh.
12 chiếc Su-30MK2V trong hợp đồng trị giá 450 đến 600 triệu USD ký năm 2013 và giao hàng trong năm 2014 và 2015. Trong ảnh là một trong hai chiếc đầu tiên được giao hàng vào đầu tháng 12 năm ngoái.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Việt Nam mua 25 "sát thủ diệt hạm" Exocet của Pháp
Theo báo cáo của SIPRI thì năm 2013 Việt Nam đã ký mua 25 đạn tên lửa hành trình chống tàu Exocet MM40 Block 3.
Theo báo cáo của SIPRI thì năm 2013 Việt Nam đã ký mua 25 đạn tên lửa hành trình chống tàu Exocet MM40 Block 3.
Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) mới đây đã công bố báo cáo mới nhất về các hợp đồng vũ khí trên thế giới giai đoạn 2013-2014, trong đó có đề cập tới Việt Nam.
Theo đó, trong năm 2013, Việt Nam có thể đã ký thỏa thuận với Pháp mua ít nhất 25 đạn tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 để trang bị cho 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Sigma 9814 do hãng Damen (Hà Lan) thiết kế chế tạo. Thông tin về việc mua tàu hộ vệ Sigma đã được loan đi từ giữa năm 2013, tới đầu 2014 các phương án thiết kế tàu đã được Damen giới thiệu tại một cuộc triển lãm ở Hà Nội.
Giá trị hợp đồng vào khoảng 500 triệu Euro (tức là khoảng 668 triệu USD), một phần trong số đó được chính phủ Hà Lan hỗ trợ. Nhiều khả năng một chiếc Sigma sẽ được đóng tại Damen trong khi chiếc còn lại đóng tại Việt nam.
Tên lửa hành trình chống hạm Exocet MM40 Block 3.
Tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới nhất của họ "sát thủ diệt hạm" Exocet do MBDA phát triển, với việc nâng cao hiệu suất hoạt động của động cơ phản lực, hệ thống dẫn đường dựa trên hệ thống định vị GPS. Bên cạnh đó ống phóng và trung tâm điều khiển của Exocet cũng được nâng cấp đáng kể.
Nhờ các cải tiến này, MM40 Block 3 có tầm bắn lớn hơn các phiên bản cũ (lên tới 180km). Ngoài ra, nó còn có thể hoạt động linh hoạt hơn trong mọi loại điều kiện tác chiến, biến thể tên lửa mới còn cho phép mở rộng việc tấn công sang các mục tiêu ven biển.
8 ống phóng Exocet được bố trí sau cột buồm chính tàu hộ vệ Sigma 9814 mà Hà Lan thiết kế cho Việt Nam.
MM40 Block 3 có thể mang theo một đầu đạn nặng 165kg và được trang bị radar dẫn đường chủ động Super ADAC J-band, bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính bằng laser hoặc bằng GPS. Hệ thống dẫn đường trên giúp Exocet có thể thực hiện các quĩ đạo bay phức tạp và cho phép tiếp cận với mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau.
Ngoài tên lửa diệt hạm Exocet, SIPRI cũng cho biết, Việt Nam có thể đã ký mua ít nhất 2 hệ thống tên lửa phòng không trên hạm VL-MICA-M kèm theo 40 quả đạn; 2 hệ thống pháo hải quân Super Rapid 76mm để trang bị cho các tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Điểm mặt 5 tên lửa khiến thế giới phải e ngại Các vụ xung đột tàu xảy ra thường xuyên khi quan hệ Trung-Nga leo thang. Tên lửa chống hạm trở thành quân át chủ bài để tiêu diệt tàu của đối phương. Vậy quốc gia nào sẽ sỡ hữu bộ ngũ sát thủ này. Thế giới đã trải qua Chiến tranh lạnh, cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu cùng những thay...