Việt Nam đã được trang bị tên lửa Kalibr
Trang Sputnik vừa tái khẳng định, ngoài Hải quân Nga, tên lửa hành trình Kalibr còn đang phục vụ trên những chiến hạm Nga đóng cho Hải quân Việt Nam.
Theo nguồn tin này, tên lửa hành trình Kalibr không chỉ được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga mà còn đang hiện diện trong hệ vũ khí của Hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở phiên bản xuất khẩu chính là tầm bắn và tên gọi của Kalibr. Phiên bản Hải quân Nga dùng có tầm bắn từ 1500-2500km (Kilibr-NK), trong khi đó hệ thống Klub (phiên bản xuất khẩu) của Việt Nam có tầm bắn khoảng gần 300km.
Tên lửa được dùng trang bị cho các tàu ngầm mà Nga chế tạo theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Ngoài ra, Nga còn sẵn sàng lắp đặt tên lửa Klub cả trên các chiến hạm thuộc đề án Gepard cũng dành cho Việt Nam.
Đạn tên lửa 3M-54E của hệ thống Klub-S.
Video đang HOT
Cặp chiến ham đầu tiên loại này đã về tới Việt Nam, còn thêm hai chiếc nữa đang trong chu trình lắp đặt vũ khí và dự kiến bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2017. Klub còn có thể được trang bị cho tàu tuần tra Molnya được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga.
Dù cho biết tên lửa Klub đang phục vụ trong Hải quân Việt Nam nhưng Sputnik không tiết lộ về phiên bản cũng như số lượng hiện có của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng với Nga mua một lô khoảng 50 tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E Klub-S để trang bị cho tàu ngầm lớp Varshavyanka (hay còn gọi là lớp Kilo).
Theo Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới, ông Igor Korotchenko sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm giúp củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam, trong bối cảnh tình hình Biển Đông trở nên nghiêm trọng hơn, các nước trong khu vực đang củng cố lực lượng hải quân của họ.
Nói về lợi thế của các tàu ngầm Kilo trong Hải quân Việt Nam, ông Korotchenko cho rằng Nga cung cấp các phiên bản tàu ngầm mới nhất trang bị tổ hợp tên lửa Klub có khả năng chống hạm và tấn công mặt đất hay ở tầm xa.
SIPRI cho biết, Klub-S là biến thể của hệ thống tên lửa tấn công đa năng Klub để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công. Hệ thống Klub-S có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm: Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg.
Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km…
Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.
Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.
Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.
Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây. Điều này làm cho vũ khí chống tên lửa hiện có rất khó bắn rơi nó.
(Theo Đất Việt)
Nga bàn giao cặp tàu Gepard xong, Việt Nam mới đàm phán đặt đóng tiếp
Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Maxim Gorky ở Zelenodolsk, ông Renat Mistahov nói rằng hai tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam bắt đầu thử nghiệm ở Biển Đen, phía Nga sẽ bàn giao đúng hạn cho Hải quân Việt Nam vào năm 2017.
Tàu chiến Gepard thứ 4 của Việt Nam đang khử từ ở Novorossiysk, Nga cuối tháng 11.2016 - Ảnh: livejournal
Phát biểu với Cổng thông tin điện tử Tatar-inform cuối tháng 11 qua, ông Renat Mistahov cho biết cả 2 chiếc chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam đã ra đến Biển Đen (đến quân cảng Novorossiysk của Nga - ND). Trong đó chiếc Gepard thứ nhất đã tiến hành thử nghiệm cấp nhà máy, chiếc thứ hai đang chuẩn bị.
"Việt Nam được báo cáo hàng tháng về tiến độ thi công cặp tàu này, được tiến hành theo thứ tự tại nhà máy, kể cả việc huấn luyện thuỷ thủ đoàn. Những tàu này được lên kế hoạch bàn giao vào năm 2017. Việc đối tác không cung cấp các thiết bị như đã cam kết khiến tiến độ đóng tàu bị chậm hơn một năm nay, hiện nay chúng tôi đã giải quyết được tồn đọng này và đảm bảo tiến độ giao hàng", ông Mistasov nói.
Đối tác ở đây chính là một công ty ở Ukraine cung cấp động cơ turbin khí cho cặp tàu này, tuy nhiên việc giao hàng bị hoãn sau khi Nga sáp nhập Crimea đầu năm 2014. Sau nhiều lần đàm phán, phía Ukraine mới đồng ý cung cấp động cơ cho Việt Nam để Việt Nam chuyển cho Nhà máy Gorky lắp ráp.
Sự cố về việc trì hoãn giao động cơ từ phía Ukraine đã ảnh hưởng đến ý định của Việt Nam đặt đóng cặp tàu chiến Gepard thứ ba. Ông Mistasov cho hay việc đàm phán đặt đóng hai chiếc Gepard nữa sẽ chỉ được nối lại sau khi Nga bàn giao 2 chiếc Gepard hiện tại cho Việt Nam.
Hai chiếc Gepard đang ở Biển Đen là tàu chiến Gepard thứ 3 và 4 của Hải quân Việt Nam. Hai chiếc đầu tiên được đặt hàng hồi năm 2006. Tháng 3.2011, chiếc đầu tiên về nước và làm lễ thượng cờ tại Cam Ranh là 011 Đinh Tiên Hoàng, và đến tháng 8.2011 là chiếc thứ hai, 012 Lý Thái Tổ. Tháng 10.2012 Việt Nam đặt đóng tiếp 2 chiếc nữa, và hiện cả 2 chiếc Gepard thứ 3 và 4 này đang có mặt ở Novorossiysk.
(Theo Thanh Niên)
Việt Nam sẽ nhận hai tàu khu trục "Gepard" đúng kế hoạch Nhà máy đóng tàu thành phố Zelenodolsk mang tên Gorky sẽ chuyển giao hai tàu khu trục "Gepard" cho Hải quân Việt Nam theo đúng tiến độ, mặc dù Ukraine từ chối cung cấp các phụ kiện, theo tin từ Sputnik. Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ 3 chế tạo cho Hải quân Việt Nam. Ảnh Sputnik/Maxim Bogodvi "Việc giao hàng theo kế...