“Việt Nam đã đưa những người thân yêu của mình đến cứu dân Campuchia”
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 35 Ngày giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt, Dân trí xin đăng nguyên văn bài diễn văn của Ngài Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, tại Lễ Mít tinh kỷ niệm ngày 5/1/2014. uchia
- Kính thưa Ngài Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam!
- Thưa các Quý Ngài, Quý Bà, Quý Ông và các vị đại biểu tham dự Lễ mít tinh thân mến!
Chúng tôi vô cùng vinh dự và vui mừng được thay mặt nhân dân Campuchia tham dự Lễ Mít tinh trọng thể kỷ niệm 35 năm sự kiện Quân tình nguyện Việt Nam đã thực hiện một sứ mệnh lịch sử cao cả, giúp giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt và giành đại thắng vào ngày 07/01/1979 – ngày sinh thứ hai của nhân dân Campuchia. Nhân dân Campuchia mãi mãi ghi nhớ việc thực hiện sứ mệnh của Quân tình nguyện Việt Nam, người anh em, người bạn láng giềng tốt đã giúp đỡ, ủng hộ cho sự nghiệp cao cả của nhân dân Campuchia và được khắc ghi trong lịch sử của dân tộc Campuchia chúng tôi.
Ngài Samdech Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia phát biểu tại lễ mít tinh. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt, tôi xin phép được nhắc lại rằng, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lãnh đạo được thành lập trong thế kỷ 20, mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Campuchia – Việt Nam nói riêng và tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Campuchia – Việt Nam – Lào nói chung, đã bước sang trang mới.
Chúng tôi tin tưởng rằng, trên cơ sở đường lối, chính sách hữu nghị, đoàn kết đặc biệt anh em mà Đảng của ba nước chúng ta thực hiện trong suốt thời gian qua đã tạo ra nền tảng vững chắc của tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, coi nhau là anh em, là láng giềng tốt và trở thành tài sản vô giá mà chúng ta phải cùng nhau quyết tâm bảo vệ vững chắc, vì sự bình yên và phát triển của hai dân tộc.
Chế độ diệt chủng Pôn Pốt là chế độ tàn bạo chưa từng có trên thế giới. Dưới sự cầm quyền của chế độ vô cùng dã man này, nhân dân Campuchia đã phải hứng chịu muôn vàn thống khổ, không khác gì súc vật, bị cấm đoán quyền tự do, bị tàn sát hàng loạt; chúng đã đem chính nhân dân mình ra làm thí nghiệm để thực hiện học thuyết chính trị đen tối của chúng.
Chế độ diệt chủng chính dân tộc mình là chế độ vô nhân đạo nhất, do vậy khẩn thiết đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có các biện pháp kịp thời can thiệp để giải phóng người dân Campuchia còn sống sót thoát khỏi sự tàn sát của chúng.
Trong khi nhân dân Campuchia đang phải hứng chịu bao đau khổ thì có nhiều nước trên thế giới tự cho mình là người bảo vệ công lý, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do bày tỏ chính kiến nhưng họ đã không đoái hoài, không đến giúp giải phóng nhân dân Campuchia chúng tôi thoát khỏi chế độ dã man này; chỉ có đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự nguyện đưa con cháu và những người thân yêu của mình đến giúp giải phóng và cứu tính mạng của người dân Campuchia trong lúc vô cùng nguy nan và khẩn cầu các nước đến cứu giúp.
Trong chính sách giúp giải phóng nhân dân Campuchia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện các quan điểm chính trị và kế hoạch đúng đắn, rõ ràng, đó là:
a. Làm thế nào giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
b. Giúp khôi phục và tái thiết đất nước Campuchia.
c. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân Campuchia.
Thực tế là sau khi đánh đổ chế độ này, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình giúp khôi phục và tái thiết đất nước Campuchia, thành lập một cơ cấu Chính phủ mới non trẻ, có cơ quan hành chính dân sự, có lực lượng công an và quân đội.v.v…; giúp khôi phục cơ sở hạ tầng mà bè lũ Khơ-me đỏ đã hủy hoại, xây dựng nền kinh tế thị trường, tín ngưỡng tôn giáo và đưa cuộc sống của nhân dân Campuchia trở lại bình thường.
d. Những gì chúng tôi nêu trên là công lao vô cùng to lớn đã được ghi rõ hoặc cần phải được lưu giữ trong lịch sử của Campuchia, bởi vì đó là sự thật và không một ai có thể bác bỏ được.
Sự giúp đỡ bằng xương máu của Quân tình nguyện Việt Nam là sự giúp đỡ nhân đạo và đúng đắn nhất. Sự hỗ trợ này lẽ ra phải là nghĩa vụ chính yếu của cộng đồng quốc tế trong việc cứu giúp một dân tộc đang trong loạn lạc bởi chính sách diệt chủng có tổ chức chính quy từ trên xuống dưới của chế độ diệt chủng Pôn Pốt.
Thế nhưng trái lại, cộng đồng quốc tế không những không quan tâm và bàng quan trước nỗi thống khổ của nhân dân Campuchia mà còn không động viên, không hoan nghênh, không ủng hộ đối với các hoạt động đúng đắn, cao đẹp của Việt Nam. Các nước này đã hùa nhau bao vây cấm vận nặng nề đối với Việt Nam và Campuchia. Những việc làm đó là trái với Luật nhân đạo quốc tế cũng như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền.
Kể từ khi Tổ quốc và nhân dân Campuchia được giải phóng và sau khi nhân dân Campuchia có thể làm chủ vận mệnh của mình, các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã quay trở về quê hương vào năm 1989.
Thưa toàn thể các quý vị đại biểu !
Cuộc hội ngộ hôm nay là một sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đã hy sinh mọi mặt vì sự hồi sinh của nhân dân Campuchia và cũng là dịp để nhân dân Campuchia chúng tôi được bày tỏ tấm lòng thành kính và mãi mãi ghi nhớ công lao giúp đỡ to lớn của Quân tình nguyện Việt Nam và một số nước bạn bè trên thế giới, đã góp phần sẻ chia nỗi đau thương của mình với nhân dân Campuchia.
Sự thật là nếu không có sự hy sinh cao cả của bộ đội Việt Nam thì dân tộc Campuchia chúng tôi sẽ không có cơ hội để có Ngày chiến thắng lịch sử 07/01/1979. Sự hy sinh cao cả của Quân đội Việt Nam đã mang lại sự nghiệp thắng lợi to lớn của nhân dân Campuchia vào ngày 07/01/1979 và chiến thắng này đã được nhân dân Campuchia tổ chức kỷ niệm để chào mừng, đồng thời để ôn lại những kỷ niệm đắng cay cùng với lòng biết ơn mãi mãi đối với những người đã cứu đất nước và nhân dân chúng tôi.
Nhân dân Campuchia chúng tôi mãi mãi tri ân công lao đó và xin khắc ghi trong lịch sử của mình để nhắc nhở cho con cháu muôn đời sau. Bởi nếu không có sự cứu giúp của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nhân dân Campuchia chúng tôi chắc chắn sẽ không còn tên tuổi của mình trên thế giới này.
Nhân dịp này, thay mặt nhân dân Campuchia, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của Quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh và giải phóng nhân dân Campuchia và mãi ghi nhớ công ơn to lớn của những người bạn chiến đấu trong nước và quốc tế đã hy sinh vì sự bình yên của dân tộc Campuchia trong thời gian qua.
Kể từ Chiến thắng 07/01/1979 đến nay đã 35 năm, Vương quốc Campuchia đã thay đổi rất nhiều trên tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu đó đã nhận được sự hoan nghênh và chúc mừng của nhân dân các nước trên thế giới.
Việt Nam – Campuchia luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện và luôn ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế.
Trong nhiệm kỳ lãnh đạo của Chính phủ hai nước hiện nay, Campuchia và Việt Nam đã thành công ký Hiệp định xây dựng đường biên giới trên bộ và xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Chúng tôi luôn coi mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa Campuchia và Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia là tài sản vô cùng quý giá, đòi hỏi đất nước Campuchia chúng tôi phải cố gắng gìn giữ, bảo vệ trường tồn.
Tôi xin đánh giá cao Lễ Mít tinh hết sức trang trọng và tốt đẹp này trong không khí vui tươi, đoàn kết, hữu nghị anh em. Sự kiện ngày hôm nay cũng là nguồn cổ vũ cho sự phát triển của Tổ quốc Campuchia chúng tôi.
Thưa toàn thể các quý vị đại biểu !
Video đang HOT
Thực hiện chính sách Thắng-Thắng của Chính phủ Hoàng gia Campuchia, có Quốc vương trị vì làm bóng mát che chở cho toàn thể nhân dân Khơ-me, cùng với sự phát triển kinh tế, quan hệ quốc tế của cơ quan lập pháp Campuchia cũng ngày càng được nâng cao.
Tôi xin phép được vắn tắt vài nét về sự phát triển đầy tự hào trong quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Vương quốc Campuchia và Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:
Quốc hội Campuchia vui mừng nhận thấy, đến đầu nhiệm kỳ 5 này, việc trao đổi Đoàn giữa Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận, chính quyền địa phương với nước CHXHCN Việt Nam đã bước đến một giai đoạn rất đáng tự hào của hai dân tộc chúng ta.
Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và niềm vui mừng, tự hào đối với mối quan hệ láng giềng tốt, anh em tốt, hữu nghị truyền thống và hợp tác bền vững giữa hai Đảng, hai Quốc hội và Chính phủ hai nước, vì sự nghiệp cao cả và phồn vinh của nhân dân hai nước chúng ta.
Quốc hội hai nước đã tiến hành trao đổi Đoàn lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các Ủy ban chuyên trách và Nhóm nghị sĩ hữu nghị, mở ra những cơ hội cho Quốc hội hai bên trao đổi kinh nghiệm, thông tin vì lợi ích tối cao cho đất nước và nhân dân hai nước Campuchia – Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội hai nước đã nhất trí ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Vương quốc Campuchia và Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Thỏa thuận hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội hai nước. Đó là những văn kiện quan trọng để hai bên cùng nhau nỗ lực củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác bền chặt và phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ, bảo vệ hòa bình, an ninh xã hội trong nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.
Quốc hội hai bên đã phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập trung vào những chủ đề chung có tầm quan trọng đối với Quốc hội hai nước và nghị viện khu vực. Đồng thời, cơ quan lập pháp của hai nước cũng thường xuyên tăng cường quan hệ đối ngoại nghị viện với việc ủng hộ lẫn nhau, phù hợp với quan điểm lập trường của Chính phủ mỗi nước tại các cuộc họp nghị viện trong khu vực và trên các diễn đàn quốc tế.
Với vai trò là thành viên của các tổ chức quốc tế ở khu vực và trên thế giới, Quốc hội hai nước luôn nắm vững nguyên tắc củng cố tình hữu nghị, hợp tác thông qua việc tham gia thường xuyên và tích cực vào các cơ chế đối thoại với tinh thần trách nhiệm cao nhằm củng cố và mở rộng hợp tác giữa các nghị viện trong khu vực Đông Nam Á, đáp ứng lòng mong mỏi và phục vụ cho lợi ích tối cao của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, hòa bình ở khu vực cũng như trên thế giới.
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội ba nước Campuchia- Việt Nam- Lào đã luân phiên tổ chức Hội nghị về vai trò của Quốc hội trong việc thúc đẩy và củng cố phát triển ở Khu vực Tam giác phát triển giữa ba nước Campuchia-Việt Nam- Lào nhằm trao đổi ý kiến, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững, mang lại lợi ích và nâng cao đời sống, cắt giảm đói nghèo của người dân ở Khu vực Tam giác phát triển giữa ba nước.
Một lần nữa, thay mặt Quốc hội Campuchia, tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành đối với Quốc hội Việt Nam đã giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất, kỹ thuật cho Quốc hội Campuchia như máy soi, máy phát điện, lắp đặt cơ sở hạ tầng tin học, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cho cán bộ Ban Tổng thư ký Quốc hội Campuchia.
Mới đây, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã hỗ trợ 1.000 tấn gạo cho nhân dân Campuchia bị lũ lụt.
Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay luôn có chính sách đúng đắn trong việc xây dựng tình hữu nghị anh em, đoàn kết và hợp tác giữa hai nước Campuchia – Việt Nam, đóng góp cho hòa bình, an ninh lâu dài và phát triển bền vững cho các nước, cho khu vực và thể giới.
Cuối cùng, tôi xin chúc mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa Campuchia – Việt Nam, đặc biệt giữa cơ quan lập pháp hai nước ngày càng được tăng cường, củng cố và ổn định lâu dài. Nhân dịp năm mới 2014, tôi xin chúc các vị lãnh đạo, các quý vị đại biểu sức khỏe dồi dào và thắng lợi.
Xin cảm ơn !
Theo Dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả của Quân đội Việt Nam
Đại tướng đã ra đi, một người con ưu tú đất Việt đã nằm xuống, nhưng tình cảm mà dân tộc Việt Nam dành cho ông, mãi mãi không thay đổi.
Còn đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị Lãnh đạo tài ba, người Anh cả tình thâm vẫn để lại cho thế hệ lớp lớp các chiến sỹ mai sau, những câu chuyện lịch sử chói lọi, những trận đánh hào hùng làm nên danh tiếng Việt Nam.
Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập đo Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng đầu
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp tại lễ
duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền
Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945,
người đứng bên phải Bác Hồ là Bộ trưởng quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe,
sau đó là tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau Tổng tuyển cử 6/1/1946,
Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đứng đầu tiên hàng thứ hai bên phải
Ngày 2/9/1946, Bí thư Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp đọc Nhật lệnh của Quân Ủy hội
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào Nam trung bộ kiểm tra tình hình chiến đấu.
Ảnh chụp tại đình Xuân Hòa, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 1946, bên cạnh là luật sư Phan Anh
Ngày 27/5/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp theo sắc lệnh 110/SL khi ông 37 tuổi
Sắc lệnh 110/SL do Hồ chủ tịch trao quân hàm Đại tướng
Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (thứ 4 từ trái sang) cùng các đại biểu tại hội nghị Chính viên toàn quốc lần 2 năm 1948
Bữa cơm tại chân đèo Re (Định Hóa, Thái Nguyên) năm 1948 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
và UV Thường vụ TƯ Đảng Lê Đức Thọ
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp dự lễ thành lập Đại đoàn 308
tên truyền thống là Đại đoàn Quân Tiên phong
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại chiến khu Việt Bắc năm 1949
Trên đường đi chiến dịch Biên giới 1950, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp,
trung đoàn trưởng Thái Dũng (mất tay) và tiểu đoàn trưởng Dũng Mã
nghiên cứu sơ đồ tác chiến chiến dịch Biên giới
Đảng ủy chiến dịch Biên giới 1950
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng năm 1950
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp nói chuyện với tù binh Âu - Phi trong chiến dịch Biên giới
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chào mừng đoàn quân thắng trận Biên giới trở về
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh tại Tân Trào năm 1951
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và hoàng thân Souphanouvong
bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953
Ban Thường vụ TƯ Đảng họp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Thu Đông 1953-1954
Quân ủy TW họp bàn dịch Thu Đông 1953-1954: từ phải qua Chủ nhiệm Tổng cục CT Nguyễn Chí Thanh,
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh,
Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ban Thường vụ TƯ Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Sáng 26/1/1954, 17 tiếng trước khi nổ súng, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định
thay đổi cách đánh từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương án "đánh chắc, tiến chắc"
Giờ G đã đến - Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào ngày 13/3/1954
Mệnh lệnh tổng công kích
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Hội nghị Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch tại Mường Phăng hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (22/4/1954)
Các chiến sỹ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954
Những hình ảnh trong bài sử dụng từ cuốn Đại tướng Tổng tư Lệnh Võ Nguyên Giáp do Cục Thông tin Đối ngoại bộ Thông Tin Truyền Thông xuất bản năm 2011
Việt Hưng
Theo Dantri
Quân tình nguyện Việt Nam là cứu tinh của Campuchia Nhân kỷ niệm "Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979)", phóng viên TTXVN tại Campuchia đã phỏng vấn nhà báo Khiev Kola, 53 tuổi, người từng là phóng viên của nhiều cơ quan báo chí Campuchia và quốc tế, hiện là bình luận viên chính trị của Đài Truyền hình CTN của Campuchia. Theo ông Khiev Kola, trong thế kỷ...