Việt Nam đã cần gói kích thích kinh tế?
Kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch cúm nCoV. Nhưng liệu đã cần thiết để có một gói kích thích kinh tế?
Giờ không phải là lúc bàn xem dịch nCoV có ảnh hưởng tới kinh tế hay không, bởi điều này là chắc chắn, mà quan trọng là đưa ra kịch bản ứng phó. Ảnh: Đức Thanh
Thế giới bắt đầu “bơm tiền” cứu kinh tế
Dịch bệnh nCoV tiếp tục diễn biến khó lường. Tính đến sáng 11/2, đã có 1.018 người chết vì dịch bệnh này, vượt xa con số 813 ca tử vong vì đại dịch SARS năm 2003.
Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, kinh tế đình trệ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cho biết, sẽ “bơm” 1.200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 173 tỷ USD) vào nền kinh tế trong bối cảnh ngân hàng này muốn tăng cường hỗ trợ cuộc chiến chống lại chủng virus Corona mới, vốn có nguy cơ tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, Ủy ban Quản lý, Giám sát ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc cũng khuyến khích thông qua các hình thức hạ thấp lãi suất cho vay, hoàn thiện chính sách tiếp tục cho vay, tăng cường cho vay tín dụng, cho vay trung và dài hạn để các doanh nghiệp liên quan chiến thắng ảnh hưởng của thảm họa dịch bệnh.
Thông tin cho biết, Malaysia cũng đang cân nhắc về việc đưa ra gói kích thích kinh tế, cũng như sẵn sàng triển khai các biện pháp đối phó.
Không quá khó hiểu vì sao các nước, đặc biệt là Trung Quốc sớm đưa ra các gói kích thích kinh tế như vậy. Bởi hầu hết các dự báo đều cho rằng, tình hình dịch bệnh nCoV khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới kinh tế Trung Quốc và tới kinh tế toàn cầu.
Mặc dù khá thận trọng khi cho rằng, còn khá sớm để đánh giá tác động của dịch nCoV tới kinh tế toàn cầu trong cả năm 2020, nhưng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thừa nhận: “Quý I sẽ giảm sút nghiêm trọng”.
Theo IMF, năm 2003, đại dịch SARS gây thiệt hại khoảng 40 tỷ USD, nhưng khi đó, nền kinh tế Trung Quốc mới chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu. Còn hiện tại, Trung Quốc đã đóng góp tới 18% GDP toàn cầu, do đó, đại dịch nCoV có thể gây ra những tác động lớn hơn gấp 3-4 lần.
Video đang HOT
Dự báo, dịch bệnh có thể khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc, vốn đang trên đà giảm tốc, sẽ giảm từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm trong năm 2020; riêng trong quý I có thể giảm 2 điểm phần trăm
“Là một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khá nặng nề”, chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân đã nói như vậy với phóng viên Báo Đầu tư.
Đồng tình với 2 kịch bản dự báo tác động của dịch nCoV tới kinh tế Việt Nam mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra (nếu dịch bệnh kéo dài hết quý I, tăng trưởng GDP cả năm sẽ giảm xuống chỉ còn 6,27%, nếu dịch bệnh kéo dài hết quý II, con số chỉ là 6,09%), ông Lê Đình Ân cho rằng, giờ không phải là lúc bàn xem có ảnh hưởng hay không, bởi điều này là chắc chắn, mà quan trọng là đưa ra kịch bản ứng phó.
“Chúng ta đã nói quá nhiều về chuyện phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Bây giờ thì đã thấm thía về chuyện phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường là như thế nào. Thêm vào đó, nếu chúng ta phát triển công nghiệp phụ trợ tốt thì cũng không bị ảnh hưởng nhiều như hiện nay”, ông Lê Đình Ân nói và khẳng định, đây là những vấn đề cần giải quyết trong trung và dài hạn, còn trước mắt, cần các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất.
Việt Nam đã cần gói cứu trợ?
Dù cho rằng, trong ngắn hạn, cần có các giải pháp hỗ trợ tức thời để tổ chức lại sản xuất, tiêu dùng, như khoanh nợ, miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp, các đối tượng bị ảnh hưởng, song theo ông Lê Đình Ân, Việt Nam chưa cần thiết phải có gói kích thích kinh tế.
“Khi kinh tế đình trệ, mới cần gói kích thích, còn khó khăn hiện nay chỉ là nhất thời. Hơn nữa, nhiều điểm nghẽn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không giải quyết được bằng chuyện kích cầu. Đình trệ đầu tư đâu phải vì thiếu gói kích thích kinh tế, giải ngân đầu tư công chậm cũng thế, vấn đề nằm ở khâu thực thi chính sách cụ thể”, ông Ân nêu quan điểm.
Cùng quan điểm, chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh cho rằng, chưa nên đặt vấn đề có gói kích thích kinh tế, bởi như thế là “hơi quá”, mà chỉ cần các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất, như miễn, hoãn, giảm thuế.
“Cần hết sức cân nhắc và phải dựa trên các bài học về các gói kích thích, các chương trình hỗ trợ đã ban hành trong quá khứ khi tính đến việc tung ra một gói kích thích kinh tế trong bối cảnh hiện nay”, ông Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm như vậy.
Theo ông Ngân, một gói kích thích kinh tế có thể là cần thiết, nhưng cần đúng đối tượng, trúng vấn đề, đồng thời triển khai làm sao để mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Trên thực tế, giai đoạn 2008-2009, khi chịu tác động nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam từng tung ra gói kích cầu, trong đó chỉ riêng phần dành cho hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng đã lên tới 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hệ lụy sau đó là không nhỏ, ví như kéo theo lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng cao ở giai đoạn sau…
Bởi thế, sự thận trọng trong xem xét có tung gói kích thích kinh tế hay không là cần thiết. Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2020, khi được hỏi về vấn đề này, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tùy thực tế diễn biến dịch bệnh, các gói hỗ trợ cũng là “phương án cần tính đến”. Tuy nhiên, có gói kích thích hay không còn phải cân nhắc nhiều yếu tố, như nguồn lực, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ thế nào…
Trong đề xuất của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhắc tới 2 nhóm giải pháp, gồm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh và sau đó là hỗ trợ, phục hồi sản xuất. Trong nhóm giải pháp thứ hai, việc nghiên cứu triển khai một số gói chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, như khoanh nợ, giãn nợ, miễn, giảm lãi vay,…; hỗ trợ các doanh nghiệp logistics để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, lưu thông, kho lạnh…; thúc đẩy và tăng cầu nội địa cũng đã được nhắc đến.
Hà Nguyễn
Theo baodautu.vn
Giá vàng ngày 9/2 vẫn trên ngưỡng 44 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước có sự tăng giảm liên tục, hiện vẫn vượt ngưỡng 44 triệu đồng/lượng.
Đóng cửa phiên ngày cuối tuần, giá vàng giao kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 3,40 USD/ounce tương đương 0,2% lên 1.573,40 USD/ounce. Tính cả tuần, giá vàng giảm 0,9% tính theo hợp đồng gần nhất, theo tính toán của FactSet.
Trong tuần, giá vàng thế giới tiếp tục sụt giảm sau cú tăng thần tốc vài ngày trước đó. Trung Quốc tiếp tục có những động thái mạnh tay trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona vẫn chưa được kiểm soát.
Giá vàng trong nước hiện vẫn vượt ngưỡng 44 triệu đồng/lượng.
Đánh giá của các chuyên gia cho thấy, vàng vẫn được coi như loại tài sản an toàn để mua trong bối cảnh lãi suất thấp trên toàn cầu kéo dài cũng như những nỗi lo ám ảnh về virus Corona.
Nỗi lo về virus Corona đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu và lấn át kết quả thị trường lao động tốt hơn dự báo từ Bộ Lao động của Hoa Kỳ. Dịch bệnh truyền nhiễm này đã giữ lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 1,6%, qua đó khiến giá vàng vẫn có xu hướng đi lên. Đây cũng là nguyên nhân đẩy thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống trong phiên cuối tuần dù trước đó đã đạt đỉnh mới.
Thị trường vàng trong nước tuần qua cũng bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới khiến giá vàng có sự tăng giảm liên tục. Tâm điểm của thị trường là ngày Thần Tài vào đầu tuần này. Tuy nhiên, so với mọi năm, lượng khách hàng mua vàng có phần giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Dù năm nay không còn cảnh hàng ngàn người xếp hàng dài chờ mua vàng, song các doanh nghiệp vàng vẫn trúng đậm ngày Thần Tài khi lượng vàng bán ra vẫn tăng gấp 10-30% so với cùng kỳ năm trước.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 43,72 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,95 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 43,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,02 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miêng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 44,00 triệu đồng/lượng.
Hiện Công ty SJC (TPHCM) niêm yết giá vàng ở mức 43,75 - 44,20 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 43,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,02 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Gia vàng miêng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 44,00 triệu đồng/lượng.
Theo dõi thông tin dịch cúm virus corona phát trên các bản tin của kênh VTC1, VTC14, VTC16, ứng dụng VTC Now và liên tục cập nhật trên VTC News.
LINH PHI
Theo VTC News
Trung Quốc và Ấn Độ được dự báo chiếm 35% GDP toàn cầu vào năm 2060 Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm 35% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu vào năm 2060, gần bằng tỷ lệ kết hợp của Mỹ và các nước châu Âu. Công nhân làm việc bên trong một dây chuyền sản xuất ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 31/12/2019. Ảnh:...