Việt Nam cùng ASEAN hướng tới phát triển thịnh vượng và bao trùm
Ngày 24.1 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự Phiên thảo luận về Triển vọng chiến lược ASEAN, nằm trong chuỗi các hoạt động đa phương và song phương tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 48 tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos).
ASEAN: Đổi mới, thích ứng và đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Tập đòan BAE System Roger Carr
Phát biểu với tư cách diễn giả chính tại Phiên thảo luận về Triển vọng chiến lược ASEAN, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá các biến chuyển lớn về chính trị, kinh tế, tiến bộ công nghệ trên thế giới và khu vực đang và sẽ tac đông nhiêu măt đến ASEAN và các thành viên, đòi hỏi ASEAN và từng nước thành viên cần tìm cách điều chỉnh, đổi mới để thích ứng.
Phó Thủ tướng cho rằng ASEAN cần tiếp tục đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực, tập trung triển khai Kế hoạch xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN để đẩy mạnh hơn hợp tác và liên kết kinh tế nội khối, ưu tiên thúc đẩy hợp tác thực chất về khoa học- công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, giảm rào cản đối với thương mại điện tử, hiện đại hóa giáo dục- đào tạo, thúc đẩy di chuyển lao động có kỹ năng, khai thác tốt hơn các thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài khu vực…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bắt tay với Phó Chủ tịch Tập đoàn Marsh&McLennan Peter Beshar.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN và các đối tác trong các lĩnh vực nói trên, đóng góp có trách nhiệm vào thúc đẩy đối thoại, hợp tác, củng cố đoàn kết, thống nhất và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.
Trước đó, tại buổi khai mạc Tiệc ASEAN vào tối 23.1 với chủ đề “ASEAN: Thịnh vượng trong biến chuyển dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0″ do WEF tổ chức, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá ASEAN có thị trường đủ lớn cho các mô hình kinh doanh mới, có cơ hội phát triển nhanh hơn bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) không chỉ là cách mạng về công nghệ mà còn là cách mạng về phát hiện nhu cầu để tạo lợi thế phát triển.
Phó Thủ tướng cho rằng CMCN 4.0 với tự động hóa sâu rộng sẽ đẩy mạnh chuyển dịch và thay thế lao động, nhất là trong các ngành sử dụng nhiều lao động, do đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo ở nhiều nước ASEAN, đồng thời đòi hỏi đổi mới về tư duy, thể chế và phương thức quản lý.
Theo Phó Thủ tướng, các nước ASEAN cần phát huy tự cường, có tầm nhìn, hướng đi và giải pháp mới, khuyến khích mạnh mẽ đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển trong thế giới đang chuyển động nhanh dưới tác động của công nghệ mới. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ trên cương vị Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã cùng các thành viên APEC thông qua nhiều sáng kiến, tầm nhìn và hướng đi chiến lược về phát triển bao trùm, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại điện tử qua biên giới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số…
Video đang HOT
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam là nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng, năm 2017 đã tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, lằ năm bùng nổ phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp sang tạo với 140.000 doanh nghiệp ra đời, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao gấp 1,97 lần so với quy mô GDP, năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh cải thiện rõ rệt,.. cùng cộng đồng ASEAN tự tin hướng tới phát triển thịnh vượng và bao trùm.
Tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế, đầu tư
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khao sat mot bieu đo đanh gia lưu lượng thông tin tai chinh toan cau cua WEF
Bên lề Hội nghị WEF Davos vào chiều 23.1 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội kiến Thủ tướng Peru, tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan, Chủ tịch điều hành và Giám đốc khu vực WEF, lãnh đạo toàn cầu các tập đoàn HSBC, Google, BAE System, Marsh&Mc Lennan, SK, Carlsberg…
Tại buổi hội kiến với Thủ tướng Peru, hai bên đánh giá hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Peru đang phát triển tích cực, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, du lịch; nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại để tranh thủ cơ hội của Hiệp định CPTPP; tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các bộ, ngành; duy trì thường xuyên cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư, sớm tái khởi động cơ chế Tham khảo chính trị; đề nghị Chính phủ Peru quan tâm tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nâm tại Peru; đề nghị ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an/Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan trien lam ve tri tue nhan tao cua WEF
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Hà Lan, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Hà Lan đã hỗ trợ và hợp tác quản lý nước, chống biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững. Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Hà Lan nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng của Hà Lan cả về chính trị, kinh tế; mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực nước và nông nghiệp; ủng hộ sớm ký Hiệp định FTA Việt Nam-EU. Bà Bộ trưởng cho biết sẽ sớm tổ chức đoàn doanh nghiệp Hà Lan sang Việt Nam để tìm cơ hội thúc đẩy hợp tác về nước và nông nghiệp.
Làm việc với Chủ tịch điều hành WEF Borge Brende, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam coi trọng hợp tác với WEF; đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai Thỏa thuận hợp tác theo đúng kế hoạch, mang lại kết quả thiết thực và cụ thể. Phó Thủ tướng đề nghị WEF phối hợp sớm xác định chủ đề, nội dung và thành phần của Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội nhằm đáp ứng quan tâm và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp các nước ASEAN, thể hiện rõ vai trò quan trọng của Việt Nam trong ASEAN…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phat bieu tai phien Trien vong chien luoc ASEAN
Chủ tịch điều hành WEF cho biết cộng đồng doanh nghiệp đang rất quan tâm đến phát triển kinh tế Việt Nam; cam kết triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác Việt Nam- WEF đã ký; mong muốn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác với WEF; khẳng định phối hợp chặt chẽ chuẩn bị và tổ chức thành công Hội nghị WEF-ASEAN 2018 tại Hà Nội. Giám đốc khu vực WEF và các chuyên gia WEF cho biết phía WEF đang tích cực triển khai Thỏa thuận hợp tác, nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư PPP, thương mại, công nghiệp chế tạo…
Tại các buổi tiếp và gặp gỡ lãnh đạo các tập đoàn lớn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giới thiệu các thành tựu kinh tế- xã hội nổi bật của Việt Nam trong năm 2017; khẳng định quyết tâm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và cam kết của Chính phủ về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gap Thu tuong Peru.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam cũng như tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phó Thủ tướng mong muốn các tập đoàn hàng đầu tích cực ủng hộ và hưởng ứng tham dự Hội nghị WEF ASEAN vào tháng 9.2018 tại Hà Nội.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Google Kent Walker khẳng định tiếp tục hợp tác đào tạo công nghệ thông tin, thương mại điện tử, gỡ bỏ thông tin xấu trên Google, xem xét lập một số cơ sở R&D ở Việt Nam. Tập đoàn HSBC nhấn mạnh Việt Nam là thị trường quan trọng của HSBC, khẳng định làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Tập đoàn SK cho biết đã hỗ trợ lập Quỹ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mong muốn tham gia tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ. Tập đoàn Carlsberg mong muốn tăng đầu tư vào thị trường nước giải khát của Việt Nam, tham gia cổ phần hóa các doanh nghiệp rượu bia, nước giải khát.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam cũng như tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phó Thủ tướng mong muốn các tập đoàn hàng đầu tích cực ủng hộ và hưởng ứng tham dự Hội nghị WEF ASEAN vào tháng 9.2018 tại Hà Nội.
Theo Danviet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời báo chí Ấn Độ
Nhân chuyến thăm Ấn Độ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ và lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí nước này gồm báo Economics Times và báo Times of India.
Ấn Độ sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ để mở rộng quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á. Xin Ngài cho biết quan điểm của Việt Nam về việc thúc đẩy mối quan hệ này? Theo Ngài, Ấn Độ có thể làm gì để tăng cường mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mối quan hệ giao thoa lâu đời về văn hóa và truyền thống giữa hai khu vực cùng các mối liên kết kinh tế và chính trị thời kỳ hiện đại đã tạo dựng giá trị bền vững cho quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ. Trong 25 năm hợp tác vừa qua, ASEAN và Ấn Độ đã có những kết nối lịch sử hữu nghị lâu đời để vun đắp cho nền móng vững chắc của quan hệ chính trị tin cậy, mở đường cho hợp tác toàn diện ASEAN - Ấn Độ đạt nhiều kết quả hợp tác tích cực vì hoà bình và thịnh vượng chung. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại New Delhi vào tháng 1.2018 là dấu mốc lịch sử, minh chứng tiêu biểu cho quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Với nền tảng rộng lớn và vững chắc này, lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ có trách nhiệm đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới. Tôi cho rằng để làm được điều này, hai bên chúng ta cần hợp tác cùng nhau thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực chính, ưu tiên hàng đầu của đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ, khai thác đầy đủ tiềm năng to lớn của hai khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, với dân số 1,85 tỷ người, có tổng GDP đạt 3,8 nghìn tỷ USD trong 2017 quy mô tương đương nền kinh tế thứ 4 thế giới và dự kiến đạt hơn 8 nghìn tỷ USD vào 2025. Triển khai hiệu quả các thỏa thuận thương mại, đầu tư để phát huy những tiềm năng vốn có của cả hai bên.
Thứ hai, coi tăng cường kết nối là lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Những dự án và cam kết về kết nối như tuyến đường cao tốc Ấn Độ-Thái Lan-Myanmar, các hiệp định vận tải hàng hải, hàng không, khoản tín dụng 1 tỷ USD về kết nối số và kết nối hạ tầng... có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần được triển khai thông suốt, bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư.
Thứ ba, hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực với Ấn Độ trên cơ sở hoà bình, ổn định và tinh thần thượng tôn pháp luật tại khu vực và trên biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với một số điểm nóng, căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, khủng bố, biến đổi khí hậu, an ninh mạng...
Thứ tư, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng này, Ấn Độ có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, kết nối các ngành công nghiệp, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu... từ đó kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ phát triển.
Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để cùng các nước ASEAN hiện thực hoá "Tầm nhìn ASEAN 2025 gắn kết với "Chính sách Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
Xin Ngài cho biết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đã có những phát triển như thế nào?
- Bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên đại dương nói chung và khu vực nói riêng là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Để đạt được mục tiêu này, trước hết các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các tiến trình liên quan.
Đàm phán ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ trước. Trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, xu hướng quân sự hóa trên biển có chiều hướng gia tăng, việc xây dựng thành công COC có tính ràng buộc về pháp lý sẽ vừa đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định khu vực nói chung, Biển Đông nói riêng.
Trong 2017, tiến trình xây dựng COC có một số bước tiến mới, trong đó có việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Khung COC và Lãnh đạo hai bên tuyên bố khởi động đàm phán COC. Đây là những động thái tích cực, đáng khích lệ và các bên cần duy trì không khí này cả trong quá trình đàm phán lẫn trong các hành động trên biển, nhất là cần thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các biện pháp xây dựng lòng tin có liên quan khác.
Theo P.V (Chinhphu.vn)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Các Bộ không được níu quyền lợi..." Sáng nay, 9.1, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Uỷ ban. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao nỗ lực...