Việt Nam công bố dịch: Nếu mắc virus Corona thì cơ hội sống sót là bao nhiêu phần trăm?
Việt Nam đã chính thức công bố dịch virus Corona, người dân đang hoang mang không biết “lỡ” mắc virus này thì còn có cơ hội sống sót hay không?
Bộ Y tế cho biết, tính đến 14h ngày 1/2, tổng số người mắc virus Corona tại Trung Quốc đã lên tới gần 12.000 người. Tổng số trường hợp tử vong là 259 người.
Tại Việt Nam hiện đã có 6 trường hợp nhiễm virus Corona. Chiều 1/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Hiện người dân đang rất hoang mang và thắc mắc, “nếu lỡ mắc virus Corana thì cơ hội sống sót như thế nào”.
Bệnh nhân nhiễm virus Corona nhập viện, cách ly tại Trung Quốc
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, thống kê sơ bộ ban đầu cho thấy, tỷ lệ tử vong do chủng virus Ccorona mới là khoảng 3-4%, thấp hơn so với SARS và Mers-CoV.
Do đó, người dân không nên quá lo lắng. Nguy cơ nhiễm bệnh khi bị virus tấn công phụ thuộc vào khả năng miễn dịch tại chỗ của đường hô hấp và khả năng miễn dịch toàn thân.
Video đang HOT
Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm virus Corona mới nếu diễn biến thông thường thì sẽ tự khỏi bệnh sau 5-7 ngày.
Tuy nhiên, mọi người cũng cần hết sức cảnh giác vì đây là một virus mới, lây lan nhanh. Có một số bệnh nhân có thể diễn biến nặng, tổn thương phổi nặng cần điều trị tích cực, bắt buộc phải nhập viện điều trị.
Mọi người cần thực hiện đúng các khuyến cáo của ngành y tế để phòng bệnh cho bản thân và những người xung quanh như:
- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Trả lời câu hỏi có phải hệ miễn dịch yếu thì virus dễ có cơ hội tấn công, BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, nguy cơ nhiễm bệnh khi bị virus tấn công phụ thuộc vào khả năng miễn dịch tại chỗ của đường hô hấp và khả năng miễn dịch toàn thân.
Những thói quen thường ngày có thể gây tổn hại đến miễn dịch tại chỗ của đường hô hấp như hút thuốc lá, ở trong môi trường khói bụi có nhiều tác nhân kích thích đường hô hấp hoặc ở trong phòng điều hòa không khí quá khô gây khô niêm mạc. Nhiều thói quen gây suy giảm miễn dịch toàn thân như nghiện rượu bia, sinh hoạt không điều độ, ăn kiêng quá mức.
Ngoài những yếu tố trên, các bệnh lý mãn tính cũng có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch của đường hô hấp và của toàn thân như bệnh tiểu đường, béo phì, phổi mãn tính…
Do đó, những người phải làm việc ở môi trường có đông người cần lưu ý: Cố gắng giữ khoảng cách an toàn (trên 2m) với những đối tượng mình tiếp xúc, nếu trong đám đông có người có biểu hiện về hô hấp thì hướng dẫn họ đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, lý tưởng là toàn bộ đám đông đều đeo khẩu trang.
Đồng thời chú ý vệ sinh các bề mặt công cộng dễ bị vấy bẩn như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa hoặc chỗ nhiều người cầm nắm vào…, rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn sau khi sờ vào các bề mặt nghi ngờ bị vấy bẩn.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bộ Y tế cảnh báo 4 tỉnh thành trên lộ trình di chuyển của 2 cha con nhiễm virus Corona
Lộ trình 2 cha con người Trung Quốc nhiễm virus Corona khá dày đặc, họ đi qua nhiều tỉnh, thành của Việt Nam.
Liên quan đến 2 ca bệnh là 2 cha con người Trung Quốc đang điều trị tại BV Chợ Rẫy, TP.HCM, Bộ Y tế đã yêu cầu Hà Nội, Khánh Hòa, TP HCM, Long An tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV (chủng mới của virus Corona).
Khu vực cách ly tại BV Chợ Rẫy (Ảnh: NLĐ)
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế 4 tỉnh, thành phố phối hợp với Viện Pasteur TP HCM tổ chức điều tra, lập danh sách các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân để theo dõi sức khỏe, hướng dẫn cách ly, phòng chống lây nhiễm, kịp thời thông báo khi có biểu hiện bệnh.
Ngành y tế của 4 tỉnh thành cũng cần sẵn sàng triển khai ngay các hoạt động theo tình huống 3 (xuất hiện các trường hợp bệnh trong cộng đồng).
4 tỉnh, thành phố này cần tăng cường phòng chống dịch, sau khi ghi nhận trường hợp viêm phổi do virus nCoV ngày 22/1, đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân thứ nhất phát bệnh ngày 17/1 tại Nha Trang với các biểu hiện sốt, mệt sau 4 ngày nhập cảnh tại Hà Nội. Bệnh nhân này cùng vợ đã đi qua Hà Nội, Nha Trang, TP HCM và Long An.
Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện khám sàng lọc phát hiện và lấy mẫu bệnh phẩm, lưu ý các trường hợp viêm đường hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân, người có tiền sử đi về từ vùng dịch, có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCov trong vòng 14 ngày. Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, phân khu điều trị, cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, sẵn sàng thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Đặc biệt, nhân viên y tế thực hiện biện pháp phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc với các trường hợp nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Trước diễn biến của dịch bệnh, ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Công điện nêu rõ: Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Corona biến chủng gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vacxin phòng bệnh. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc gần hoặc nước bọt.
Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (đường bộ, đường thủy, đường hàng không), nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải tổ chức cách ly, quản lý kịp thời; có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch.
Các Bộ TT-TT, Bộ VH-TT&DL, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để cung cấp thông tin và khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế; bảo đảm cung cấp đủ thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
Theo danviet.vn
Ngành Y tế "cung cấp" ra môi trường 22 tấn rác thải nhựa mỗi ngày Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, khoảng 22 tấn/ngày. Hai vị Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường phát động "Chống rác thải nhựa" trong ngành Y tế Sáng 16/8, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp...