Việt Nam có ý định mua vũ khí của Hàn Quốc?
Ngoài Phillipines, Indonesia thì Việt Nam cũng đang có ý định mua vũ khí từ Hàn Quốc.
Đây là thông tin mà tờ Chosun Ilbo mới đăng tải trong bài viết liên quan tới hợp đồng Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) cung cấp máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 cho Không quân Philippines.
Theo tờ báo này, Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ với Hàn Quốc vào năm 2012 để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí.
Trong những năm gần đây, vũ khí Hàn Quốc đang ngày càng được nhiều nước quan tâm, ký hợp đồng mua sắm. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Philippines đều đã có những thỏa thuận mua sắm vũ khí với nhà sản xuất Hàn Quốc.
Video đang HOT
Máy bay huấn luyện phản lực T-50 của Hàn Quốc đang được 2 nước Đông Nam Á mua.
Ví dụ, Indonesia đã ký hợp đồng năm 2011 để mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 và hợp đồng 400 triệu USD để mua 3 tàu ngầm phi hạt nhân kiểu Type 209 cải tiến.
Trong khi đó thì Philippines đã quyết định mua 12 chiếc tiêm kích phản lực hạng nhẹ FA-50 – biến thể của mẫu huấn luyện T-50 do Hàn Quốc tự thiết kế, phát triển.
Về phần Thái Lan, nước này đã quyết định mua tàu hộ vệ hiện đại KDX-I của tập đoàn Daewoo Hàn Quốc.
Theo Kiến thức
Biển Đông dậy sóng, Philippines vội sắm tàu khu trục
Chính phủ Philippines đã công bố ý định mua 2 tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale từ Italy, một động thái nhằm tăng cường sức mạnh trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
Hai tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale cùng với 12 máy bay huấn luyện FA-50 là 2 loại vũ khí quan trọng nhất trong khoản ngân sách trị giá 75 tỷ peso (1,7 tỷ USD) đã được Chính phủ nước này thông qua cho quá trình hiện đại hóa quân đội trong vòng 5 năm tới.
Mua 2 tàu khu trục nhỏ đã qua sử dụng từ Italy sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của Hải quân Philippines.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Fernando Manalo cho biết: "Chúng tôi tiến hành hiện đại hóa quân đội vì không muốn đi đến chiến tranh với Trung Quốc".
Hai tàu khu trục mới này cùng với 2 tàu tuần tra mua lại của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ nhằm nâng cấp hạm đội tàu chiến lạc hậu và lão hóa của họ một hành động được lần đầu tiên nhìn thấy từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale được tập đoàn Fincantieri đóng cho Hải quân Italy. Loại tàu này được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm nhưng vẫn có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác như phòng không và chống tàu mặt nước.
Tàu có chiều dài 122,7 mét, rộng 12,9 mét, mớn nước 4,2 mét, lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.100 tấn. Tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm Otomat có tầm bắn lên đến 180 km, 1 pháo hạm 127mm, 1 dàn phóng tên lửa hải đối không Aspide một biến thể của tên lửa AIM-7 với tầm bắn khoảng 25 km; 2 pháo bắn nhanh Oto Melara 30mm.
Về vũ khí chống ngầm của tàu tương đối mạnh bao gồm 2 ống phóng ngư lôi 533mm và 3 ống phóng ngư lôi 324mm. Đuôi tàu có sàn đáp có thể cung cấp hoạt động cho 2 trực thăng UH-1N biến thể dùng cho hải quân của trực thăng UH-1.
Nếu thương vụ này thành công, tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale sẽ trở thành tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Philippines. Mặc dù được đánh giá khá mạnh tuy nhiên tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale được chế tạo theo công nghệ những năm 1980 và nó cũng đã trải qua thời gian sử dụng khá dài trong biên chế Hải quân Italy.
Theo VNE
Israel: Trung Đông sẽ "nổ" nếu Syria có S-300 Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (15/5) tuyên bố, hệ thống tên lửa tinh vi S-300 không có liên quan gì đến cuộc nội chiến ở Syria nhưng nếu Moscow cung cấp nó cho chính quyền của ông Assad thì cả khu vực Trung Đông có thể bùng nổ thành chiến tranh. Mỹ và Israel đang lo lắng phát sốt trước viễn...