Việt Nam có thể kiện Trung Quốc theo hướng nào?
Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng Việt Nam có thể kiện Trung Quốc đã cố tình đánh tráo khái niệm, cố tình hiểu, giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 sai để chiếm thềm lục địa của VN.
Ngay sau cuộc họp chia sẻ thông tin với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam về tình hình Biển Đông do Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tổ chức sáng 13/5 tại Hà Nội, Luật sư Lê Thanh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo giới.
Luật sư Lê Thanh Sơn trao đổi với báo chí sau cuộc họp chia sẻ thông tin về Biển Đông với các tổ chức phi chính phủ sáng 13/5
Theo Luật sư Lê Thanh Sơn, Việt Nam cần lựa chọn hình thức kiện sao cho hợp lý nhất. Trước khi kiện, Việt Nam có thể gửi thư lên Tổng thư ký Liên Hợp quốc hoặc là có công hàm chính thức gửi lên Hội đồng Bảo an LHQ yêu cầu Hội đồng ra nghị quyết cho vấn đề này.
Nếu trong khi chúng ta vẫn còn phải cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện vụ kiện dân sự. Nguyên đơn có thể là PetroVietnam hoặc Hội nghề cá Việt Nam kiện Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc vì trong quá trình hoạt động, họ bị phía Trung Quốc ngăn cản, không cho tiếp cận phạm vi cách đảo Lý Sơn khoảng 10 hải lý.
“Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hiện nay kể cả một ngư dân Việt Nam cũng có quyền khởi kiện Trung Quốc, những vụ kiện này là do pháp luật Việt Nam xét xử, hoàn toàn theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, hoàn toàn mang tính chất dân sự,” ông Sơn nhấn mạnh.
“Tôi cho rằng vụ giàn khoan khoan trái phép này là môt cơ hội rất tốt cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc”, Luật sư Lê Thanh Sơn cho biết.
Cũng theo ông, “Việt Nam có rất nhiều và quá đủ bằng chứng pháp lý để kiện Trung Quốc. Hiện nay, các bằng chứng này đang nằm ở nhiều nơi, cho nên tôi nghĩ rằng, để tạo ra vụ kiện này cần phải tập hợp, xây dựng và củng cố lại các chứng cứ.”
Ông cũng nhận định, trong quá trình khởi kiện có thể sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, điều quan trọng là Việt Nam cần thu hút được các tổ chức quốc tế, các luật sư quốc tế, đặc biệt là các luật sư người Việt Nam ở nước ngoài để họ chia sẻ, trợ giúp chúng ta.
Video đang HOT
“Tôi tin rằng Việt Nam sẽ thắng trong vụ kiện này vì chúng ta có cơ sở pháp lý, vấn đề chúng ta có khởi kiện hay không”, Luật sư Sơn nói.
Trước câu hỏi của phóng viên về khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục dùng “bài” không chấp nhận tham gia vụ kiện, như trong vụ kiện của Philippines, Luật sư Lê Thanh Sơn cho biết: “Họ phủ quyết là quyền của họ, chúng ta không kiện về vấn đề giải quyết tranh chấp vì đây không phải là tranh chấp mà là xâm chiếm vào vùng lãnh hải của Việt Nam. Nếu mà ta nói tranh chấp thì ta bị lừa vì họ muốn đang biến cái không có thành có.”
“Ta kiện họ về vấn đề họ cố tình đánh tráo khái niệm, họ cố tình hiểu, giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 sai để chiếm thềm lục địa của chúng ta. Nếu họ bác bỏ, ta vẫn có một phiên tòa hợp pháp,” ông cho hay.
Các nước ASEAN cũng nhận thức rất rõ nguy hiểm từ thái độ hung hăng của Trung Quốc vì có thể đến một ngày nào đó, giàn khoan bất hợp pháp sẽ được di chuyển đến phần lãnh thổ của nước họ. “Tôi cho rằng hành động của các nước ASEAN sẽ cần phải sâu sát hơn nữa để đối phó với sự ngang ngược của Trung Quốc”, ông nói.
Theo Dân Trí
Giàn khoan HD981 là bước đầu kế sách "tằm ăn"... TQ thâu tóm Biển Đông
Trung Quôc đang thưc hiên kê sach tăm ăn bằng viêc ngang nhiên đưa gian khoan HD981 xâm pham vung Biên thuôc quyên chu quyên cua Viêt Nam.
Dư luận đang lên án mạnh mẽ về hành động của Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 và hàng chục tàu, bè máy bay hộ tống xâm phạm vùng Biển chủ quyền của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới cho rằng, việc làm này của Trung Quốc là rất nguy hiểm, gây mất an ninh trên Biển Đông, khu vực giao thương nhộn nhịp của thế giới.
Hành động của Trung Quốc đã khiến cho sự nỗ lực của Việt Nam nói riêng, các nước Asean nói chung trong việc tháo gỡ các vấn đề nhạy cảm trên Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp.
Xin đăng nguyên văn ý kiến của Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Văn phòng luật AIC trong chương trình Sự kiện & Bình luận được phát sóng trên VTV.
Trung Quốc đang thực hiện kế sách "tằm ăn"
Trả lời về kế sách mà Trung Quốc đang thực hiện cũng như chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa, Luật sư Lê Thanh Sơn nói: Theo lịch sử trước đây, chúng ta có rất nhiều chứng cứ chứng minh rất cụ thể từ thời các thế kỷ trước, thời vua nhà Nguyễn cách đây hàng 300 năm, thậm chí còn xa hơn nữa đã có những chứng cứ để xác định rằng, quyền chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
Quay lại thời gian gần đây, đặc biệt khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò. Theo luật sư Sơn, thứ nhất, theo quy định của công ước luật Biển năm 1982, ngoài đường cơ sở ra thì tiếp đó đến phần lãnh hải (12 hải lý, xác định từ đường cơ sở), sau đó từ đường đó kéo dài ra 200 hải lý, có nghĩa rằng vùng 200 hải lý (tính từ đường cơ sở kéo dài ra) chính là vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia, lãnh thổ đó.
Đối với những bãi san hô, bãi đảo hoặc những cái không được coi là đảo (tức là những đảo không có người sinh sống) thì không được coi là đảo, từ đó không thể xác định được lãnh hải. Nhưng Trung Quốc đang cố gắng làm những việc đó, biến những cái không thể thành có thể và họ đang biến sai công ước luật Biển 1982.
Trong vấn đề này, giàn khoan HD981 của Trung Quốc đặt ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sâu vào 80 hải lý và chỉ cách bờ biển của chúng ta có 110 hải lý. Như vậy, giàn khoan HD981 đã nằm sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Điều nguy hiểm hơn, giàn khoan HD981 của Trung Quốc là một giàn khoan di động, ngày hôm nay có thể nằm ở vị trí đó nhưng ngày mai có thể tiến sâu hơn chỉ cách bờ biển Việt Nam có 20 hải lý, hoặc 25 hải lý, đó là điều chúng ta không thể lường trước được.
Chính vì đây là chính sách theo kiểu "tằm ăn" của Trung Quốc, họ đang lợi dụng sức mạnh của mình. Nhưng không phải vậy mà Trung Quốc trà đạp được lên luật pháp quốc tế, họ trà đạp lên tất cả những gì mà chính họ đã thấy, họ là một thành viên của công ước luật Biển 1982, họ đang vi phạm những gì mà họ đã ký kết.
Việt Nam tận dụng lợi thế như thế nào trong việc đàm phán và tranh chấp?
Lợi thế của Việt Nam là cơ sở pháp lý, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981, Luật sư Lê Thanh Sơn phân tích: "Điểm thứ nhất: Việt Nam đã áp dụng rất nhiều biện pháp, nhưng vẫn hạn chế và chưa thực hiện hết. Trên thực tế, chúng tôi chưa nhận thấy sự phản ứng của cấp Nhà nước là 1; thứ 2 Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn vì lẽ phải đang thuộc về phía Việt Nam chúng ta, chúng ta phải giữ được sự kiên nhẫn.
Điểm thứ 2: Việt Nam tránh manh động, để không rơi vào sự hỗn loạn. Chúng ta cần phải bình tĩnh, tỉnh táo và đi đúng mục đích của Liên Hợp Quốc và của chúng ta đang theo đuổi là hòa bình, đấu tranh trên cơ sở là luật pháp quốc tế.
Để làm được như trên chúng ta cần phải thực hiện 2 vấn đề: Trong nội bộ Việt Nam và quốc tế.
Đối với quốc tế, Nhà nước cần phải có văn bản để trình lên chính thức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, yêu cầu xem xét về vấn đề này (điều này thuộc cấp Nhà nước). Tiếp đó, chúng ta cần có tiếng nói cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ tất cả các trường hợp này. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ nói và chưa đưa ra những lợi thế mà chúng ta đang có.
Muốn làm được như trên, chúng ta cần phải tập hợp tất cả các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực hiểu rõ được điều đó. Phải cho họ hiểu hai vấn đề:
Thứ nhất, vùng Biển Việt Nam là lợi ích không phải là riêng của quốc gia Việt Nam, mà còn là lợi ích của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như: Mỹ...
Thứ 2, Việt Nam là cửa ngõ để đi xuống phía Nam, vì vậy Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, giống như một cánh cửa nhỏ để Trung Quốc đi qua và gây ảnh hưởng tiếp các phần phía sau. Các nước trong khu vực cần phải nhận thức được điều đó.
Vai trò của Việt Nam rất quan trọng, là làm sao để cho các nước hiểu được âm mưu nguy hiểm của Trung Quốc đang muốn thực hiện.
Thứ 3, thúc đẩy tất cả các tổ chức trên thế giới và các lực lượng trên thế giới lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ, bởi hiện nay ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây hấn với rất nhiều nước không chỉ riêng gì Việt Nam chúng ta (Nhật Bản, Hàn Quốc...), niềm tin của thế giới đối với Trung Quốc đang suy giảm một cách đáng kể, cả thế giới không có niềm tin với Trung Quốc trong vấn đề này.
Đối với nội bộ Việt Nam, chúng ta cần có sự đoàn kết, có sự định hướng thống nhất tập trung vào một con đường duy nhất thì chúng ta không ngại ngần vấn đề này.
Việt Nam cần tuyên truyền cho các ngành các cấp, cho nhân dân để làm cho thành phần các cấp trong nước ta đều quan tâm đến vấn đề này, để họ hiểu rõ được rằng chúng ta đang chính nghĩa, chúng ta đang làm việc đúng.
Vận động tất cả các tổ chức quốc tế nếu có được các cơ sở pháp lý hoặc có những tài liệu chứng cứ có lợi để phục vụ cho công tác chuẩn bị của chúng ta.
Chúng ta sẵn sàng cho phương án cuối cùng, là thách đố Trung Quốc bằng một vụ kiện. Việc Trung Quốc từ trối vụ kiện thì đó là một bước thua, một bước thụt lùi trước công luận và luật pháp quốc tế.
Theo Kiên thưc/VTV
6 bằng chứng về sự tráo trở của Trung Quốc Trong tuyên bố 6 điểm mà lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận năm 2011, có một thỏa thuận thể hiện tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc được gói gọn trong một thuật ngữ "16 chữ và 4 tốt". Nhưng Trung Quốc đã tráo trở khi hạ đặt giàn khoan trong thềm...