Việt Nam có thành phố đảo đầu tiên
Với việc các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội “bấm nút” thông qua nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc ( tỉnh Kiên Giang), Việt Nam chính thức có thành phố đảo đầu tiên.
Toàn cảnh đảo Phú Quốc. Nguồn: Tiền phong
Truyền hình Thông tấn đưa tin, chiều 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập TP. Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Theo tờ trình của Chính phủ, Phú Quốc nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan. Huyện Phú Quốc được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ.
Vùng biển Phú Quốc có các ngư trường giàu tiềm năng và vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển ngành đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển.
Video đang HOT
Để khai thác hiệu quả tiềm năng của Phú Quốc, Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09/11/2005.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của huyện Phú Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và duy trì ổn định. Trên địa bàn huyện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340 nghìn tỷ đồng.
Tờ tiền Phong dẫn nguồn tin từ ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực tỉnh Kiên Giang cho biết, ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2019, tỉnh đã triển khai lập đề án xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới, mở ra nhiều kỳ vọng cho đảo Ngọc. So sánh với các tiêu chí, Phú Quốc hoàn toàn xứng đáng trở thành thành phố. Sau khi thành lập thành phố, Phú Quốc giảm 2 đơn vị hành chính so với trước.
Cụ thể, có 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 6 xã gồm Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương và Cửa Cạn. Xã Hòn Thơm sáp nhập vào phường An Thới, còn xã Thổ Châu tỉnh Kiên Giang đang lập đề án thành lập huyện mới Thổ Châu. Phú Quốc có thể không trở thành đặc khu, nhưng tỉnh Kiên Giang sẽ xin Chính phủ cho phép những cơ chế đặc thù như… đặc khu.
Ông Mai Văn Huỳnh cho biết thêm: Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn khá sang trọng, với hàng ngàn phòng đủ tiện nghi sinh hoạt phục vụ du khách tham quan, du lịch Phú Quốc, đồng thời mời gọi và thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch. Đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông đường bộ kết nối trung tâm huyện đảo Phú Quốc với các điểm du lịch.
Hiện nay, đường biển với tàu cao tốc xuất phát từ thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên tần suất 5 chuyến đi và về mỗi ngày, bình quân 150-300 khách/tàu, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách ra đảo. Đường hàng không có sân bay quốc tế Phú Quốc tần suất 15-20 chuyến/ngày nối Phú Quốc với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vinh… đưa du khách khắp mọi miền đất nước, khách quốc tế đến với đảo rất tiện lợi. Tỉnh Kiên Giang đang phát triển đưa đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Phú Quốc chính thức "lên" thành phố
Ủy ban Thường vụ quốc hội thông qua việc thành lập thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều 9/12.
Chiều 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có hiệu lực thi hành từ 1-3-2021), thành lập TP Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc hiện nay, và trở thành thành phố đảo đầu tiên ở Việt Nam.
Phú Quốc chính thức là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Khi lên thành phố, Phú Quốc lập mới phường Dương Đông theo diện tích và dân số 60.415 người của thị trấn Dương Đông; lập phường An Thới theo diện tích, dân số 4.610 người của xã Hòn Thơm cộng với diện tích, dân số 37.485 người của thị trấn An Thới.
Sau khi thành lập, thành phố Phú Quốc sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu
Trình bày tờ trình của Chính phủ trước đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, Phú Quốc nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan.
Phú Quốc được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ, các ngư trường giàu tiềm năng và vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển du lịch, đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của Phú Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và duy trì ổn định.
Năm 2019, Phú Quốc đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Cùng với phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư với quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ, từng bước hình thành không gian đô thị trên địa bàn.
Như vậy, tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 3 thành phố và 12 huyện (tăng 1 thành phố, giảm 1 huyện); 144 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 116 xã, 18 phường, 10 thị trấn (tăng 2 phường, giảm 2 thị trấn và 1 xã) .
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thành lập thành phố Thủ Đức và Phú Quốc Sáng ngày 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc phiên họp thứ 51, dự kiến diễn ra trong 3 ngày. Tại phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về sắp xếp, thành lập một số đơn vị hành chính trong đó có Thành phố Thủ Đức và Thành phố Phú Quốc. Cụ...