Việt Nam: cơ hội và thách thức trong các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế
Sáng 3/10, trước thềm Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP24) sẽ diễn ra tại Ba Lan vào tháng 12, Nhóm Công tác Biến đổi khí hậu tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế “ Pre-COP24: Cơ hội và thách thức trong việc rà soát và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Ảnh minh họa
Tham dự hội thảo có ông Wojciech Gerwe – Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam; ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường; bà Yvonne Blos – Phó giám đốc Viện Friefrich – Ebert Stiftung Việt Nam (FES); ông Hoàng Việt – đồng Chủ tịch CCWG, Điều phối Chương trình Nước và Biến đổi khí hậu của Tổ chức WWF Việt Nam cùng gần 100 đại biểu các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học về biến đổi khí hậu Việt Nam.
Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu làm thiệt hại khoảng 1.600 tỷ USD mỗi năm và ước tính có thể sẽ tăng lên hơn 4.000 tỷ USD vào năm 2030. Việt Nam là một trong những quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và cũng là một trong những quốc gia có mức phát thải khí nhà kính cao trên thế giới.
Theo dự thảo đầu tiên của Báo cáo kỹ thuật NDC cập nhật do bà Chu Thanh Hương đại diện Cục Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày, Chính phủ Việt Nam hiện cam kết giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) tới năm 2030 bằng nguồn lực trong nước so với kịch bản thông thường. Mức phát thải CO2 trong kịch bản thông thường được nâng từ 787,4 triệu tấn lên 888,8 triệu tấn.
Để thực hiện được cam kết nêu trên, Nhóm công tác biến đổi khí hậu tại Việt Nam khuyến nghị chính phủ cần có cách tiếp cận toàn diện để biến thách thức trở thành cơ hội, tạo ra sự hợp tác hiệu quả hơn, qua đó xây dựng quốc gia hưng thịnh mà không góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Video đang HOT
Trong khi đó, tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới vẫn chưa được đánh giá đúng mức cộng thêm quá trình ứng phó triển khai khá chậm chạp đang làm gia tăng rủi ro đối với sự phát triển của Việt Nam. Đặc biệt, thông qua bản cập nhật NDC, Việt Nam cần thể hiện những cam kết và hành động vì khí hậu mạnh mẽ hơn, và cần được thực hiện ngay nhằm đảm bảo phát triển công bằng xã hội.
Ông Hoàng Việt, đại diện Nhóm công tác biến đổi khí hậu tại Việt Nam cho biết, quá trình rà soát và cập nhật NDC đang diễn ra là cơ hội hấp dẫn vốn đầu tư cho sự phát triển có mức phát thải thấp và sức chống chịu với biến đổi khí hậu đồng thời xây dựng được một khuôn khổ chính sách nhất quán. Cùng chung quan điểm, bà Yvonne Blos, Giám đốc Dự án biến đổi khí hậu, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam nhấn mạnh, để đạt được kết quả mong đợi tại COP24 sắp tới, các nhà lãnh đạo cần phải nắm lấy thời cơ và tận dụng những thuận lợi hiện có.
Hội nghị các nước thành viên Công ước khung về biến đổi khí hậu (COP) lần 24, Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CVF) tiếp theo và quá trình sửa đổi NDC của Việt Nam đang được cập nhật và hoàn thiện (đến quý I/2019) chính là cơ hội quan trọng để chúng ta có thể thay đổi vị thế hiện nay của Việt Nam trong công cuộc chống biến đổi khí hậu.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, điểm mới trong quá trình rà soát và cập nhật NDC, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang rất tích cực, chủ động tham vấn với các bên liên quan và tổ chức xã hội thông qua nhiều cuộc hội thảo tham vấn ở các cấp, quy mô và đối tượng khác nhau. Đồng thời, sẵn sàng tiếp thu các quan điểm, đề xuất vai trò và phương thức mà các NGOs có thể tham gia và đóng góp vào quá trình hoàn thiện NDC trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) tại Ba Lan tháng 12 tới.
Nguyễn Ngân (t/h)
Theo moitruong.net
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu
"Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai do biến đổi khí hậu, mỗi năm phải hứng chịu bão nhiệt đới với tần suất và cường độ ngày càng tăng" - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết.
Hôm nay, 28/2, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), được sự ủy quyền của Bộ TN&MT, Trung tâm Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia phối hợp với Ủy ban Bão quốc tế tổ chức khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 50 của Ủy ban Bão quốc tế và các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập Ủy ban Bão quốc tế.
Quang cảnh khóa họp.
Trong 50 năm qua, dưới sự bảo trợ của UNESCAP và WMO, Ủy ban Bão với các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng chuyên ngành về bão đã đóng vai trò đặc biệt trong việc giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản, giảm thiểu các tác động xã hội, kinh tế và môi trường do các thảm họa liên quan đến bão gây ra.
Từ phiên họp đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan năm 1968 có 7 nước và vùng lãnh thổ tham gia, cho đến nay Ủy ban Bão đã có 14 nước thành viên bao gồm: Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hongkong, Nhật Bản, Lào, Macao Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Triều Tiên, Singapore, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực hình thành bão lớn nhất thế giới và cũng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cơn bão nhiệt đới. Từ khi thành lập đến nay, các nước thành viên Ủy ban Bão luôn thực hiện các cam kết tầm quốc gia trong hợp tác đa phương với các nước thành viên để giảm thiểu các rủi ro và thiệt hại chung từ bão.
Phát biểu tại khóa họp nói trên, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai do biến đổi khí hậu, mỗi năm phải hứng chịu bão nhiệt đới với tần suất và cường độ ngày càng tăng.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, từ khi chính thức là thành viên của Ủy ban Bão quốc tế năm 1979, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động của Ủy ban Bão và đóng góp sức vào nhiều hoạt động hiệu quả với sự hỗ trợ của Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Khí tượng Thế giới, Ủy ban Bão và các nước thành viên.
Việt Nam cũng là thành viên trách nhiệm của Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu, luôn chung tay cùng với cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã thực hiện chương trình và ban hành nhiều chính sách quan trọng. Đặc biệt, Luật Khí tượng Thuỷ văn ban hành năm 2015 tạo cơ sở quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động khí tượng thuỷ văn, đóng góp vào sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội. Luật cũng đã tạo hành lang pháp lý đối với các hoạt động khí tượng thuỷ văn trong phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ con người, tài sản và sự phát triển bền vững của đất nước.
"Nhân dịp này, tôi rất vui mừng thông báo Chính phủ Việt Nam mới đây đã quyết định Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Việt Nam sẽ chính thức trở thành Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ kể từ tháng 3 năm 2018. Tôi rất tin tưởng rằng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam sẽ có đóng góp nhiều hơn nữa trong các hoạt động của Uỷ ban Bão, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế để sẵn sàng phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với thiên tai" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.
Tại khóa họp, Giáo sư Petteri Taalas - Tổng Thư ký Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho biết, để tiến xa hơn trong tương lai, WMO đang xây dựng kế hoạch về một hệ thống thông tin dịch vụ nhằm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo có thẩm quyển để phục vụ cho tất cả các bên liên quan cũng như toàn thể cộng đồng. Trên tinh thần đó, tôi rất vinh dự chia sẻ với các bạn rằng WMO đang phát triển Hệ thống Cảnh báo Đa thiên tai Toàn cầu (GMAS), đây sẽ là một thành phần quan trọng của hệ thống thông tin dịch vụ WMO. Tôi xin kêu gọi Uỷ ban bão đóng góp vào sự phát triển của WMO GMAS.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đình trệ: Chính quyền TPHCM nhận lỗi Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết lãnh đạo thành phố sẽ sớm làm rõ đúng sai giữa các bên liên quan khi dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng bị ngưng trệ 5 tháng qua. Theo ông, việc này làm ảnh hưởng đến uy tín, công tác quản lý của thành phố. "Thành phố có lỗi lớn với...