Việt Nam có ca đầu tiên tử vong do Covid-19, là bệnh nhân 428
Việt Nam đã ghi nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tử vong kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 1.2020.
Bệnh viện Đà Nẵng . ẢNH AN DY
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chiều 31.7, Việt Nam đã có ca đầu tiên tử vong do dịch Covid-19. Đó là bệnh nhân 428.
Bệnh nhân 428 là nam, 70 tuổi, có địa chỉ thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là bệnh nhân tại khoa Nội thận – Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.
Việt Nam có ca đầu tiên tử vong do Covid-19, là bệnh nhân 428
Bệnh nhân vào Khoa Nội thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng ngày 9.7 với chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối; đang phải chạy thận nhân tạo. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, viêm phổi. Bệnh nhân được lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 ngày 27.7.
Bệnh nhân được xác định nhiễm Covid-19 vào ngày 27.7 cùng với 10 bệnh nhân khác có liên quan tại Bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 7 bệnh nhân và 4 nhân viên y tế.
Tại buổi hội chẩn quốc gia điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ngày 30.7, TS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết tại bệnh viện đang điều trị cho 19 bệnh nhân, trong đó 2 bệnh nhân nặng phải sử dụng ECMO, 2 bệnh nhân thở máy. Trong đó, bệnh nhân 428 suy thận nặng, thở máy, vừa hồi sức cấp cứu tích cực.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 diễn biến rất nặng, ca bệnh 437 cũng đang nguy kịch
Liên quan việc điều trị bệnh nhân Covid-19 lần này, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, cho biết: “Chúng tôi thấy rằng đợt này thực sự diễn biến nhanh hơn của các bệnh nhân, tình huống bệnh tăng nặng, tình trạng nguy kịch đến nhanh. Hơn khá nhanh trên các bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền. Thực sự, nhiều bệnh nhân khó”.
Tính đến 10 giờ ngày 31.7, Việt Nam ghi nhận 509 trường hợp mắc Covid-19, trong đó đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong. Cụ thể, ổ dịch Đà Nẵng ghi nhận 80 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 8 nhân viên y tế, 44 bệnh nhân, 26 người nhà bệnh nhân và 2 ca được phát hiện tại cộng đồng (ca bệnh 420, 434).
Riêng ngày 31.7, Việt Nam ghi nhận thêm 45 trường hợp, các bệnh nhân này đã được cách ly tại cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm trước đó.
Tại 5 tỉnh, thành phố khác trên cả nước ghi nhận thêm 13 trường hợp mắc Covid-19, gồm: Quảng Nam 7; Quảng Ngãi 1; Thành phố Hồ Chí Minh 2; Hà Nội 2; Đắk Lắk 1. Tất cả các trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh tại Đà Nẵng.
Bộ Y tế thành lập “Bộ chỉ huy tiền phương” chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng
Người bán hàng rong tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân Covid-19
Sau khi gặp bệnh nhân Covid-19, người này về nhà tiếp xúc với vợ con và nhậu cùng hàng xóm!
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu đang điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19 . TRẦN THANH PHONG
Chiều 21.5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) thông báo nhanh về trường hợp người bán hàng rong tiếp xúc bệnh nhân (BN) dương tính Covid-19, có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Tiếp xúc nhiều lần
Cụ thể, khoảng 20 giờ ngày 19.5, một BN đang điều trị Covid-19 tại Khoa Nhiễm Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bạc Liêu cung cấp hình ảnh chụp người bán hàng rong vào khu cách ly điều trị BN Covid-19 để bán hàng. BN gửi hình ảnh chụp được cho một điều dưỡng, sau đó điều dưỡng gửi cho Ban giám đốc BV. Ngay lập tức, lãnh đạo BV thông báo vụ việc cho Công an TP.Bạc Liêu để truy tìm tung tích người bán hàng cho BN Covid-19.
Bán trà, thuốc lá cho bệnh nhân Covid-19, cả gia đình người bán hàng rong ở Bạc Liêu đi cách ly khẩn
Qua xác minh, công an xác định lúc 17 giờ 30 phút ngày 16.5, ông T.K.V (32 tuổi, ngụ khu dân cư xóm Huế, phía sau BVĐK tỉnh Bạc Liêu) là người bán hàng rong (trà đường, cà phê...) đang từ nhà đi ngang qua khu cách ly thì ông H.H.T (33 tuổi, quê Hải Dương, BN Covid-19) đứng trong khu điều trị mở cửa sổ gọi ông V. bán cho 1 ly trà đường. Ông V. tiến lại gần, đứng phía bên ngoài bán cho ông T. 1 ly trà đường (cả 2 đều có mang khẩu trang).
Sau đó, ông T. nhờ ông V. mua 1 gói thuốc. Ông V. đến chỗ bà M. mua thuốc lá rồi mang vào đưa cho ông T. Ông T. đưa 500.000 đồng, được ông V. trả lại 450.000 đồng. Ông T. tiếp tục nhờ mua thêm 4 gói thuốc nữa nhưng ông V. không mua mà về nhà kêu con gái là cháu T.N.Y (9 tuổi) đạp xe đến chỗ bà M. để mua. Mua xong, Y. quay về đưa cho ông V. và ông này tiếp tục tới khu cách ly đưa thuốc lá cho ông T., được ông T. trả 100.000 đồng.
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với BN Covid-19, về nhà ông V. tiếp xúc gần vợ, con; nhậu với người hàng xóm.
Kiến nghị cách ly khu dân cư
Ông Lê Hoàng Vinh, Phó chủ tịch UBND TP.Bạc Liêu, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Bạc Liêu, cho biết đã kiến nghị Ban chỉ đạo tỉnh xem xét cách ly cục bộ khu dân cư xóm Huế; xem xét cho học sinh Trường tiểu học Kim Đồng (nơi con ông V. đang học) nghỉ học đến hết ngày 24.5; phun thuốc sát khuẩn toàn trường và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Theo ông Vinh, lực lượng chức năng đã đưa 4 người, gồm: gia đình ông V. và ông T.B.H (50 tuổi, ở P.3, TP.Bạc Liêu) vào khu cách ly tập trung; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm.
Theo ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, người bán hàng rong đã vi phạm luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm một cách nghiêm trọng; đề nghị cơ quan chức năng xác minh, làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi phát hiện vụ việc, Sở Y tế đã triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, cách ly người bán hàng rong và 3 người tiếp xúc gần. Qua xét nghiệm nhanh, cả 4 người trên đều cho kết quả âm tính, do đó khả năng lây lan ra cộng đồng là rất ít. Ngành y tế sẽ tiếp tục theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm lần 2. Đối với khu cách ly chữa trị cho các BN Covid-19, tỉnh đã chỉ đạo tăng cường lực lượng công an, xây dựng thêm các chốt bảo vệ xung quanh.
Cũng theo ông Nam, Khoa Truyền nhiễm - nơi làm khu cách ly tập trung để chữa trị BN Covid-19 nằm một góc riêng, tách biệt hoàn toàn với các khoa khác của BV. Phía sau khu cách ly có phần đất trống, ao đìa, cây cối vẫn còn một số hộ dân sinh sống nằm trong phần đất của BV. Người bán hàng rong đang có nhà ở phía sau khu cách ly, do đó khi người này tiếp cận BN phía sau khu cách ly, lực lượng bảo vệ không phát hiện ra.
"Trách nhiệm trong việc để người bán hàng rong lọt vào khu cách ly tại Khoa Truyền nhiễm BVĐK Bạc Liêu thuộc lực lượng công an lập chốt, bảo vệ xung quanh khu cách ly này; còn y, bác sĩ BV chỉ có trách nhiệm chữa trị cho BN", ông Nam nói.
Tổng hợp tin dịch bệnh virus corona tối 21.5: Nỗi lo từ người bán hàng rong ở Bạc Liêu
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, chấn chỉnh
Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), cho rằng để xảy ra sự việc tại BVĐK tỉnh Bạc Liêu, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm. Về nguyên tắc chung, khu cách ly điều trị BN phải được phân luồng riêng biệt, tuyệt đối không để người bên ngoài tiếp xúc. BV cần rà soát lại một cách nghiêm túc việc tổ chức cách ly, phân luồng, biển báo và bố trí lực lượng bảo vệ, người hướng dẫn để đảm bảo việc cách ly được tuân thủ nghiêm ngặt.
"Việc tiếp xúc như vậy là nguy cơ rất cao nhiễm bệnh cho người tiếp xúc, lây nhiễm ra cộng đồng. Qua hiện tượng này, ban chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương cũng cần chấn chỉnh công tác tổ chức phòng chống dịch; tăng cường truyền thông để người dân hiểu đầy đủ, không chủ quan, không lơ là tuân thủ các quy định phòng lây nhiễm Covid-19 cho bản thân và người thân, cộng đồng", PGS-TS Trần Đắc Phu nhận định.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cho biết sẽ giao Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác minh kiểm tra sự việc, kịp thời chấn chỉnh. Liên Châu
Việt Nam bước sang ngày thứ 36 không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng Tính tới 6h ngày 22/5, Việt Nam bước sang ngày thứ 36 liên tiếp không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, số người nhiễm virus corona vẫn là 324. Thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức...