Việt Nam có bao nhiêu người có 1.000 tỷ đồng?
Ngưỡng để lọt top 0,001% dân số giàu nhất Việt Nam năm 2021 là 25,85 triệu đô la Mỹ (591 tỷ đồng).
Nếu xét theo tài sản trên sàn chứng khoán, thì theo thống kê vào ngày 25/3/2022, Việt Nam đang có 155 người có tài sản trị giá hơn 1.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, chưa có một thống kê chính xác nào về số lượng cá nhân sở hữu tài sản ròng trên 1.000 tỷ đồng tại Việt Nam. Con số lớn nhất được thống kê là ngưỡng để lọt top 0,001% dân số giàu nhất Việt Nam, dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới. Năm 2021, 0,001% này sẽ có tài sản từ 25,85 triệu đô la Mỹ (591 tỷ đồng) trở lên.
Giá trị tài sản ròng là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Trong đó tài sản bao gồm tiền mặt và các khoản đầu tư, bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn sở hữu.
Theo Báo cáo Thịnh vượng lần thứ 16 của Knight Frank, lượng dân số siêu giàu (UHNWI) – những người sở hữu từ 30 triệu đô la Mỹ trở lên – tại Việt Nam năm 2021 là 1.234 người, giảm 1% so với con số 1.247 của năm 2020, và số triệu phú đô la là 72.135 người.
Số người siêu giàu tại Việt Nam dự báo sẽ tăng khoảng 26% mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2026, đạt 1.551. Trong khi số triệu phú năm 2026 dự kiến là 114.807 người. Như vậy chỉ 4 năm nữa, cứ khoảng 850 người Việt Nam sẽ có 1 triệu phú đô la.
Cũng theo Knight Frank, loại tài sản phổ biến nhất – chiếm tới hơn 1/3 giá trị tổng tài sản của nhóm siêu giàu ở Việt Nam – là bất động sản.
Video đang HOT
Giám đốc Điều hành Knight Frank Việt Nam Alex Crane cho biết: “Chúng tôi đã và đang chứng kiến giá bán căn hộ cao cấp vượt mức 10.000 đô la Mỹ/m2 trong năm nay do nhu cầu trong nước tăng cao”.
Nếu xét về tỷ phú đô la theo danh sách của Forbes, Việt Nam có 6 đại diện là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.
Theo dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới, năm 2021, top 1% người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 26,5% tài sản của cả nước, trong khi top 10% những người giàu nhất chiếm tới 59%. Trái lại, 50% những người nghèo nhất chỉ chiếm 5,6% tài sản.
Con số này gần như tương tự ở mọi nơi trên khắp thế giới, 10% những người giàu nhất kiểm soát tới 60-80% của cải. Đặc biệt, bất bình đẳng đã tăng vọt ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu, sự chênh lệch giàu nghèo ở các quốc gia này hiện chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu. Những năm 2000, con số này chỉ là 1/2.
Theo Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới
Tài sản trung bình của những người nằm trong top 1% dân số giàu nhất năm 2021 lên tới 814.776 đô la Mỹ (tương đương 18,5 tỷ đồng), top 10% giàu nhất là 181.132 đô la Mỹ (tương đương 4,1 tỷ đồng). Trong khi, tài sản trung bình của 50% người nghèo nhất chỉ là 3.429 đô la Mỹ (gần 78 triệu đồng).
Để lọt vào top 1% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam, bạn cần có tài sản tối thiểu là 259.149 đô la Mỹ (gần 6 tỷ đồng), và để lọt vào top 10% thì bạn cần có tài sản tối thiểu 61.313 đô la Mỹ (gần 1,4 tỷ đồng).
Nas Daily - anh chàng đỗ Harvard, bỏ việc lương 3 tỷ/năm để đi quay vlog đã từng đến Việt Nam và hợp tác với nhiều blogger nổi tiếng
Blogger có hơn 20 triệu người theo dõi đang bị tốt giả tạo, hóa ra cũng từng đến Việt Nam làm video clip.
Thông tin về blogger bị chỉ trích vì giả tạo và xúc phạm văn hóa Philippines đang gây xôn xao cho dân mạng. Dân tình cũng nhớ lại anh chàng này đã từng sản xuất hàng loạt video clip tại Việt Nam vào khoảng 2 năm trước và kết hợp với nhiều người nổi tiếng.
Cụ thể, ngày 8/11/2019, kênh của Blogger Nas Daily đăng tải sản phẩm đầu tiên trong chuỗi 8 video clip thực hiện tại Việt Nam. Đoạn video clip có tên là "Việt Nam hạnh phúc như thế nào?". Nội dung nói về kết quả cuộc khảo sát của Nas Daily khi phỏng vấn người Việt Nam. Và họ lý giải những điều khiến người Việt Nam cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống ở đây.
Theo đó, trong chuỗi video clip khám phá Việt Nam của Nas Daily có sự xuất hiện xuyên suốt của Pew Pew và Giang Ơi cùng với sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ.
Ngay khi video clip được đăng tải vài giờ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng mạng với 1 triệu lượt xem, 130 nghìn lượt tương tác và 43 nghìn lượt chia sẻ. Ngay sau đó, Blogger này cũng lập một fanpage có tên Nas Daily Tiếng Việt và nhận được hơn 500 nghìn lượt thích.
Blogger Nas Daily (sinh năm 1992) tên thật là Nuseir Yassin. Vlogger người gốc Israel này nổi tiếng với hàng loạt video clip khám phá du lịch, văn hóa của nhiều quốc gia được gói gọn trong 1 phút và đăng tải lên nền tảng Youtube và Facebook.
Được biết vào năm 19 tuổi, Yassin đã nhận được một suất tài trợ toàn phần học bổng tại Đại học Harvard danh giá chuyên ngành Kỹ sư hàng không vũ trụ. Khi kết thúc khóa học của mình anh đã chuyển tới New York đầu quân cho công ty công nghệ với mức lương khởi điểm là 120.000 USD (tương đương gần 3 tỷ đồng) ngay khi chỉ mới ra trường.
Làm việc được 1 năm, tích góp khoảng 60.000 USD, Yassin đã xin nghỉ việc và mua chiếc camera bắt đầu dấn thân vào con đường làm vlog cũng như chu du khắp thế giới.
Hiện tại trang cá nhân của Nas Daily có hơn 20 triệu lượt theo dõi và nó đã có dấu hiệu bị tụt dần lượng follow do vụ lùm xùm bị tố giả tạo và xúc phạm văn hóa Phillipines.
Quỳnh Trần JP mong muốn hỗ trợ 1.000kg gạo cho bà con vùng dịch ở TP.HCM Youtuber Quỳnh Trần bày tỏ mong muốn hỗ trợ 1000 kg gạo cho bà con gặp khó khăn ở TP.HCM vì dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM đang diễn ra vô cùng căng thẳng, vì vậy nhiều đoàn từ thiện đã đứng ra quyên góp hỗ trợ với hi vọng có thể tiếp thêm sức mạnh cho người dân vượt qua...