Việt Nam có 1 cái nhất mà không một quốc gia nào “chặt” được trong mỗi kỳ thi Hoa hậu!
Nước bạn cũng chẳng thiếu gì những bộ óc phong phú và đong đầy chất xám, nhưng để nâng tầm sáng tạo lên 1 đỉnh cao thế này thì chắc chỉ mới Việt Nam làm được.
Việt Nam là 1 mảnh đất địa linh nhân kiệt, là nơi sản sinh ra những con người biến những điều không thể trở thành điều khả thi. Với sức sáng tạo không biên giới, ngay trong mảng miếng thời trang, người Việt thường xuyên chắp bút và vẽ nên những mẫu thiết kế táo bạo tới nỗi có nằm mơ cũng chưa chắc mường tượng được.
Và may thay, những cuộc thi Hoa hậu xứ Việt sẽ giúp người ta mường tượng được điều đó dù thậm chí chẳng cần nằm mơ!
Kể từ giữa thập niên 2010, hình thức tổ chức tranh tài thiết kế quốc phục, phục trang cho các cuộc thi Hoa hậu đã “châm ngòi” cho hàng loạt bộ óc sáng tạo được dịp bùng cháy. Quả đúng là sức sáng tạo vô biên tới nỗi các thí sinh đã tự tay xóa nhoà mọi giới hạn về chất liệu, hình thái trang phục, và đôi khi là mặc kệ luôn cả cảm giác của người khoác lên mình những bộ đồ dưới đây:
Mới đây nhất, trong cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Trân Đài trước thềm dự thi Miss International Queen, Miss International Queen, bản vẽ có tên “Cầu tõm – 9 củ thành 10″ do một thí sinh thực hiện đã gây xôn xao. Ý tưởng đầy táo bạo, đột phá khi người ta lồng ghép văn hoá cầu tõm của dân Việt lên trang phục dân tộc. Thử tưởng tượng Trân Đài mặc bộ trang phục với 2 chiếc cửa đóng, mở liên tục, hệt như cảnh “giải quyết nỗi buồn” đã quá quen thuộc của người Việt Nam. Nom đến là lạ mắt!
Trước đó, trong cuộc thi thiết kế trang phục dự thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2019 cho Hoàng Thuỳ, có thí sinh đưa luôn cả văn hoá Ninja Lead vào trang phục dân tộc. Nếu bộ trang phục này được đưa vào thực tiễn thì cũng chỉ mong người mặc đừng trở thành nỗi ám ảnh nơi xa lộ…
Video đang HOT
Hay có những thí sinh vui tính tới độ đưa cả thức ăn, thực phẩm vào trang phục dự thi. Nào là heo quay, phở, bánh xèo,… Tất cả như biến người mặc trở thành 1 mâm cơm, 1 bữa tiệc ngon mắt trong mỗi dịp gia đình, họ hàng sum vầy
Và ám ảnh hơn cả là bài dự thi thiết kế trang phục cho Miss Universe Vietnam 2019. “Bàn thờ” – 2 từ ngắn gọn mà khiến ai nấy sởn gai ốc. Với vị trí khung ảnh “đắc địa” ngay chính giữa mặt người mặc, kèm theo 3 nén hương nghi ngút khói trên tay thay cho quyền trượng, đây thực sự sẽ là bộ trang phục đượm màu sắc tâm linh nhất từ trước tới nay
Muốn thử cảm giác vừa thuận tiện mà vừa mạo hiểm? Hãy tự biến mình thành 1 chiếc ATM di động!
Ngày Tết chưa bao giờ lại… nặng trịch như vậy khi phải khoác trên mình bộ y phục với cả tấn bánh chưng, bánh dày trên người
Với hàng loạt những ý tưởng dường như vượt ra ngoài mọi tiêu chuẩn của thực tế, những mẫu thiết kế trên dẫu không phải kỳ tài nhưng cũng là điểm nhấn, là màu sắc thú vị vào mỗi mùa thi Hoa hậu. Thế mới nói người Việt có thể nhỏ bé về thể xác, nhưng lại mang sức sáng tạo mà chẳng một giới hạn nào gò ép nổi!
Trang phục đầu thế kỷ 19 trong 'Emma'
Phim cổ trang "Emma" đem tới những bộ đồ thời đại Regency màu sắc nhã nhặn, tươi sáng.
Trên đường đua Oscar năm nay, Vogue đánh giá "Emma" đang là ứng cử viên sáng giá nhất cho giải thưởng "Phục trang xuất sắc". Tác phẩm hài, chính kịch của đạo diễn Autumn de Wilde được chuyển thể từ kịch bản của Eleanor Catton, dựa trên tiểu thuyết cùng tên năm 1815 của Jane Austen. Phim xoay quanh câu chuyện về Emma Woodhouse (Anya Taylor-Joy đóng), một phụ nữ trẻ giàu có và thanh lịch sống với cha mình ở Anh thời đại Regency (thời kỳ Nhiếp chính). Video: Focus Features.
Alexandra Byrne - bậc thầy thiết kế của nhiều bộ phim cổ trang đình đám - chịu trách nhiệm thực hiện trang phục cho "Emma". Nhà thiết kế Anh sinh năm 1962 từng giành giải Oscar với "Elizabeth: The Golden Age" (2007), được khen ngợi với loạt tác phẩm: "Persuasion" (1995), "Hamlet" (1996), "Finding Neverland" (2004), "The Phantom of the Opera" (2004), "Mary Queen of Scots" (2018), "The Aeronauts" (2019)... Theo giới chuyên môn, Byrne hoàn toàn xứng đáng giành giải năm nay, đánh bại bốn ứng viên khác bằng thế giới thời trang vui tươi, thú vị và đầy màu sắc của giới quý tộc Anh thuở trước.
Cách lựa chọn của Alexandra Byrne về các loại quần áo và hàng dệt từ thời Regency giúp khán giả hiểu rõ hơn vai trò của từng nhân vật. Là người giàu nhất trong thị trấn, Emma có một tủ quần áo đồ sộ và đẳng cấp. Byrne nói trên Fashionista : "Cô ấy giàu có, có thợ may riêng nên tủ đồ phong phú cho từng mùa".
Trong suốt phim, Emma mặc tổng cộng năm áo khoác spencer - áo khoác ngắn - và ít nhất bốn pelisse - áo khoác dài, tay dài, thắt lưng cao buộc phía trước, phổ biến ở cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Trong đó, chiếc áo khoác spencer bằng dạ màu hồng nhạt là bản sao của một thiết kế ngoài đời thực năm 1817 đang trưng bày ở bảo tàng Chertsey, Anh. Spencer vốn là áo khoác của nam giới ở những năm 1790, sau đó trở thành áo dành cho nữ, thường được làm nhiều màu sắc để tô điểm cho những bộ váy cotton trắng trơn thời xưa.
Một trong những bộ đầm đẹp nhất phim là váy lụa đỏ Emma mặc trong một buổi tiệc tối. Thiết kế được lấy cảm hứng từ chiếc áo choàng lưới vào khoảng năm 1810 ở bảo tàng Victoria and Albert.
Cùng màu đỏ nhưng pelisse của Emma khác áo choàng của bạn cô - Harriet Smith (Mia Goth đóng - bên trái). Bởi pelisse được coi là trang phục sang trọng dành cho nhà giàu, may vừa vặn với cơ thể và thay đổi số đo cùng chi tiết theo từng mùa, trong khi áo choàng rộng là trang phục của tầng lớp thấp hơn ở nông thôn.
Càng về cuối, phong cách ăn vận của Harriet được nâng cấp như trong phân cảnh vũ hội, cô diện váy lưới thêu ren kết hợp váy lụa. Lưới là một bước phát triển trong ngành may mặc và khá tốn kém.
Màu sắc là một trong những điểm nhấn của phim. Nhà thiết kế sản xuất Kave Quinn, nhà tạo mẫu tóc và trang điểm Marese Langan và Alexandra Byrne đã cùng lên kế hoạch phát triển bảng màu cho các nhân vật và câu chuyện. Họ chọn những màu thịnh hành nhất vào đầu những năm 1800 như hồng phấn tươi, vàng hoa cúc vạn thọ, cam đậm, xanh lam đậm. Đạo diễn Autumn de Wilde nói với Vogue : "Tôi thực sự phấn khích bởi thời kỳ Regency đầy màu sắc và nó thể sự giàu có, thứ hạng của bạn trong xã hội".
Các sắc độ của màu vàng được sử dụng tối đa trên quần áo của cả nam và nữ trong phim. Nhà thiết kế Alexandra Byrne tiết lộ trên Fashionista Emma mặc màu vàng tượng trưng cho sự tỏa sáng như mặt trời, là trung tâm câu chuyện, trong khi các nhân vật khác mặc màu này để thể hiện mối liên hệ chặt chẽ đến nhân vật chính.
Trang phục của nam giới trong phim được đánh giá bảnh bao mang đậm phong cách của thời kỳ Nhiếp chính, với những chiếc áo lụa dựng cổ cao, phối nhiều lớp áo lụa họa tiết hoa lá màu sắc trung tính hoặc trầm, khăn quàng cổ luôn thắt gọn gàng phía trước.
Tóc và trang điểm cũng là một điểm cộng của phim. Chuyên gia Langan chọn phong cách make-up tự nhiên để tập trung làm nổi bật phần tóc và trang phục. Những lọn tóc của Emma được quấn lọn thật chặt, chuẩn xác và vào nếp hoàn hảo như búp bê, thay vì kiểu tóc xoăn buông xõa như cô dâu ở đám cưới thập niên 1990.
Để tạo nên phục trang đúng với lịch sử, nhóm thiết kế đã đến bảo tàng Sir John Soane ở London tìm hiểu về kiến trúc, nghệ thuật và nội thất của thời kỳ Regency. Byrne dành một tuần để nghiên cứu cấu tạo chính xác của trang phục thời này như trọng lượng của vải, kỹ thuật may tại nhà. Nhóm khác chọn màu sơn và giấy dán tường sao cho hài hòa với màu sắc và chi tiết của trang phục.
NTK Đức Hùng: "Trang phục của cô Đẩu năm sau luôn rực rỡ hơn năm trước" Theo Đức Hùng, vì Táo quân có một năm tạm dừng nên để ghi dấu ấn cho sự trở lại, anh đã trao đổi với đạo diễn Đỗ Thanh Hải làm sao tạo hình tái xuất 2021 thật "Độc - Lạ - Hiếm". Táo quân trở lại khiến nhiều người háo hức bởi những vấn đề xã hội trong năm lại tiếp tục...