Việt Nam chưa phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xâm nhập
Chiều 25/12, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 thảo luận các giải pháp quản lý chặt chẽ người nhập cảnh khi xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, trong đó, đang gia tăng mạnh tại Mỹ, các quốc gia khu vực châu Âu và một số quốc gia châu Á. Đặc biệt, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa phát hiện tại Anh, khiến nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia khu vực châu Á như Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đã cấm các chuyến bay đến từ Anh.
Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 họp ứng phó diễn biến phức tạp của đại dịch.
Ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, biến thể mới làm tăng khả năng lây lan tới 70%. Song đến nay, Việt Nam chưa phát hiện biến chủng này từ những ca bệnh là người nhập cảnh hợp pháp.
“Những nghiên cứu ban đầu cho thấy, thời gian ủ bệnh của biến thể virus SARS-CoV-2 mới ngắn hơn, khởi phát sớm hơn, khả năng bám dính bề mặt lớn hơn. Nhưng chưa có dấu hiệu về biến thể mới tồn tại lâu hơn, gây triệu chứng bệnh nặng hơn”, ông Đức nói.
Video đang HOT
Trước diễn biến này, Ban Chỉ đạo yêu cầu các viện nghiên cứu khẩn trương lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân COVID-19 gần đây và kết hợp đối tác bên ngoài để làm rõ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã xâm nhập vào Việt Nam hay chưa. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ đường biên giới trên bộ, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Không chỉ lực lượng biên phòng, công an cửa khẩu, mà còn cần phát huy trách nhiệm của chính quyền cơ sở và người dân ở vùng biên.
“Chúng ta phải tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người dân ở vùng biên và kiên quyết xử lý những trường hợp nhập cảnh trái phép, đặc biệt đối với các đối tượng tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép vào được chính quyền, người dân địa phương phát hiện vận động để thực hiện các quy định về cách ly. Những trường hợp không tự nguyện thì người dân báo cáo với cơ quan chính quyền để xử lý”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh.
Những người được ưu tiên về nước bằng chuyến bay giải cứu
Người cao tuổi, ốm yếu, trẻ em, hết hạn lao động và học tập... sẽ được ưu tiên về nước trên các chuyến bay giải cứu.
"Khi về nước họ sẽ cách ly tại cơ sở do quân đội quản lý hoặc cơ sở lưu trú do địa phương chỉ định", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 2/12.
Giải thích chủ trương tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài, ông Dũng nói Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Chính phủ vẫn cho phép các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp nước ngoài và người thân nhập cảnh Việt Nam để đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, những người này sẽ được cách ly tại những nơi ngoài Hà Nội để đảm bảo an toàn cho các sự kiện lớn của đất nước sắp tới. Việc xét nghiệm, kiểm soát phải chặt chẽ, tránh để lây nhiễm cộng đồng làm mất đi thành quả chống dịch thời gian qua.
Hiện, người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về nước rất lớn. Khi xảy ra ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở TP HCM vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo việc đón người Việt Nam ở nước ngoài về phải trong khả năng của các sơ sở cách ly, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Người có nhu cầu về nước đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xem xét cụ thể. Mỗi tháng vẫn có 10 chuyến bay giải cứu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Đình Trung
Hôm nay, Cục Hàng không Việt Nam tạm dừng tổ chức 33 chuyến bay thương mại mỗi tuần đưa công dân từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trở về nước. Các chuyến bay này mới được Cục Hàng không Việt Nam gửi Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao lấy ý kiến, chưa được cấp phép bay. Khi được cấp phép bay, các hãng mới bán vé cho hành khách muốn về nước dưới dạng combo (vé máy bay và chi phí cách ly tại khách sạn).
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nói các chuyến bay thương mại bị tạm dừng là các chuyến bay được thuê, người đi phải trả trọn gói toàn bộ chi phí.
"Nhu cầu đưa công dân về nước và chuyên gia, doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao nhập cảnh là cần thiết. Nếu địa phương khẳng định đủ năng lực cách ly thì những chuyến bay này mới được thực hiện", ông Đông nói.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, ước tính công dân Việt Nam tại Nhật Bản muốn về nước là 30.000; tại Hàn Quốc là 15.000; tại Đài Loan là 15.000. Để đưa số hành khách này về nước cần tổ chức 33 chuyến bay mỗi tuần và kéo dài trong 10 tuần.
Từ đầu tháng 4, Việt Nam dừng toàn bộ đường bay thương mại với các nước. Các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam được thực hiện theo sự cho phép của cơ quan chức năng, hành khách là công dân có hoàn cảnh khó khăn, chuyên gia, doanh nhân, lao động kỹ thuật cao... và đều được cách ly phòng dịch tại các cơ sở quân đội.
Trong tháng 9, Chính phủ cho phép ngành hàng không nối lại chuyến bay thương mại đến 6 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, các hãng chỉ được đón khách một chiều từ Việt Nam đi, chưa đón khách chiều ngược lại do chưa có quy trình kiểm soát dịch với người nhập cảnh. Cục Hàng không Việt Nam đã thí điểm hai chuyến bay thương mại quốc tế từ Hàn Quốc để đưa ra quy trình kiểm soát dịch.
Ngày 1/12, do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại đón khách về Việt Nam, chỉ thực hiện chuyến bay giải cứu những người khó khăn, thực sự cần thiết. Chính phủ sẽ xem xét mở lại đường bay thương mại từ nước ngoài vào dịp thích hợp.
Khách nhập cảnh Việt Nam tự trả phí xét nghiệm và cách ly Khách nhập cảnh Việt Nam dự kiến được cách ly 5 ngày tại cơ sở lưu trú, trong thời gian này sẽ làm xét nghiệm PCR hai lần. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm trên tại cuộc họp với các đơn vị về việc mở rộng cách ly tại cơ sở lưu trú đối với...