Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào khi Nga bị loại khỏi SWIFT?
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Nga bị hạn chế tiếp cận hệ thống Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu ( SWIFT) không chỉ làm ảnh hưởng đến thanh toán của quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước khác; trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào thì cần có thời gian để đánh giá cụ thể.
Logo hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ảnh: REUTERS/TTXVN
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, bởi Nga và Việt Nam vốn có quan hệ kinh tế từ nhiều năm nay. Việc bị loại khỏi SWIFT có nghĩa là Nga bị cắt đứt hoàn toàn quan hệ với hệ thống thanh toán bên ngoài nước Nga khiến cho việc thanh toán, mua bán hàng hoá giữa Việt Nam với Nga bao gồm cả tư nhân lẫn nhà nước có thể gặp khó khăn.
Nhưng PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng hoạt động này có thể áp dụng bằng nhiều cách khác mà không nhất thiết phải thông qua SWIFT.
Theo Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch thanh toán quốc tế tại Việt Nam hiện chủ yếu được xử lý bằng Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU) do các tổ chức tín dụng trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, việc xử lý qua hệ thống SWIFT hiện là chủ yếu và chủ lực, bởi đây là hệ thống thanh toán toàn cầu hiện đại, nhanh chóng, độ bảo mật rất cao và chi phí thấp hơn các giao dịch thanh toán truyền thống khác.
Cùng với đó, trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, các phương tiện truyền tin được sử dụng còn bao gồm thư tín và telex. Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) Nguyễn Đình Tùng cho biết, trước đây, có phương thức thanh toán telex- xác thực thông qua hệ thống bảo mật hai chiều giữa hai ngân hàng. Tuy nhiên, sau này hầu hết các ngân hàng chuyển sang SWIFT bởi sự tiện lợi và bỏ hết các phương thức thanh toán cũ.
Do đó ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, nếu Nga bị loại ra khỏi SWIFT thì sẽ rất khó khăn, nhưng sẽ có các giải pháp. Với mức độ phát triển công nghệ như nước Nga, các ngân hàng sẽ có sự chủ động tìm ra giải pháp. Cùng với đó, các tổ chức tài chính khác khi giao dịch với Nga cũng chủ động để giao dịch được quay trở lại.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, phương thức thanh toán telex dễ bị gian lận, nên Mỹ bắt buộc chuyển tất cả thanh toán chính thức trên toàn thế giới sang SWIFT. Vì vậy, một khi Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán này, xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Việt Nam – Nga sẽ bị ảnh hưởng.
Song cũng có ý kiến cho rằng, việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT hiện chỉ xảy ra trên từng quốc gia, không mang tính toàn cầu nên chưa ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền của Việt kiều Nga về Việt Nam và ngược lại của các ngân hàng Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga ( Bộ Công Thương), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga.
Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) là một tổ chức độc lập có trụ sở tại Bỉ, là một hệ thống nhắn tin nội bộ giữa hơn 11.000 ngân hàng và tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia.
Video đang HOT
Thống kê cho thấy, đã có hơn 40 triệu tin nhắn với lệnh chuyển hàng tỷ USD được gửi đi mỗi ngày thông qua SWIFT. Hiện nay có 291 thành viên ngân hàng của Nga nằm trong hệ thống SWIFT, đại diện cho 1,5% luồng giao dịch. Con số này tương đương với khoản thanh toán trị giá khoảng 800 tỷ USD mỗi năm.
Tại Việt Nam có Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt – Nga, giúp các khách hàng và doanh nghiệp thực hiện các kênh thanh toán quốc tế giữa 2 nước trong nhiều năm qua.
Trưa 9/7: Thêm 609 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều ca nhất
Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế trưa 7/9 cho biết có thêm 609 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh tiếp tục nhiều nhất với 479 ca mắc. Tổng số ca mắc của Việt Nam đến nay là 25.419.
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Tính từ 6h đến 12h ngày 09/7 có 609 ca mắc mới (BN24811-25419):
06 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Tĩnh (3), Quảng Nam (2), Kiên Giang (1).
603 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (479), Bình Dương (66), Đồng Nai (17), Bắc Giang (9), Trà Vinh (8 ), Bắc Ninh (7), Quảng Ngãi (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Hà Nội (2), Vĩnh Phúc (1), Bạc Liêu (1), Lâm Đồng (1), Thanh Hóa (1); trong đó 480 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Tính đến 12h ngày 09/7:
- Việt Nam có tổng cộng 23.513 ca ghi nhận trong nước và 1.906 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 21.943 ca, trong đó có 6.176 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Nam, Lào Cai.
- Có 11 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Cần Thơ, Ninh Thuận, Bến Tre, Thừa Thiên - Huế, Sóc Trăng, Thanh Hoá, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hậu Giang, Kiên Giang.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.718.380 xét nghiệm cho 8.797.334 lượt người.
Tình hình điều trị:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
Lần 1: 333
Lần 2: 203
Lần 3: 80
- Số ca tử vong: 105 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 8.950 ca.
Thông tin chi tiết các ca mắc mới:
Ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- 3 CA BỆNH (BN24818-BN24820) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 06/7/2021, từ nước ngoài nhập cảnh Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- 1 CA BỆNH (BN24839) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Nam: nam, 22 tuổi, địa chỉ tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ngày 07/7/2021, từ Nhật nhập cảnh Việt Nam tại Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN301 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- 1 CA BỆNH (BN24840) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Nam: nam, 6 tuổi, địa chỉ tại huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. Ngày 06/7/2021, từ Nhật nhập cảnh Việt Nam tại Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VJ2591 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- 1 CA BỆNH (BN24850) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang: nữ, 56 tuổi, địa chỉ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Ngày 06/7/2021, nhập cảnh Việt Nam tại Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Ca ghi nhận trong nước
- 4 CA BỆNH (BN24811-BN24814) ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 2 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về TP. Hồ Chí Minh; 1 ca có tiền sử đi về từ tỉnh Long An. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền.
- 1 CA BỆNH (BN24815) ghi nhận tại tỉnh Bạc Liêu: nữ, 73 tuổi, địa chỉ tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu; là F1 của BN23677 đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- 1 CA BỆNH (BN24816) ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng: nam, 25 tuổi, địa chỉ tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; là F1 của BN23668, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- 9 CA BỆNH (BN24821-BN24822, BN24824-BN24829, BN24838) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang.
- 1 CA BỆNH (BN24823) ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Phúc: nam, 36 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Vĩnh Phúc.
- 7 CA BỆNH (BN24830-BN24836) ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 5 ca liên quan đến ổ dịch Đại Phúc, 1 ca liên quan đến ổ dịch Khu 4 - Tiền An, 1 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm; là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
- 1 CA BỆNH (BN24837) ghi nhận tại tỉnh Thanh Hóa: nam, 42 tuổi, địa chỉ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa; có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 09/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện phổi Thanh Hoá.
- 2 CA BỆNH (BN24841-BN24842) ghi nhận tại TP. Hà Nội: là các trường hợp F1 BN21338, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, TP. Hà Nội.
- 7 CA BỆNH (BN24843-BN24849) ghi nhận tại tỉnh Quảng Ngãi: là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 08/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- 17 CA BỆNH (BN24851-BN24867) ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai: 9 ca liên quan đến Công ty tại huyện Long Thành; 5 ca có tiền sử về từ TP. Hồ Chí Minh; 3 ca đang điều tra dịch tễ.
- 66 CA BỆNH (BN24817, BN24868-BN24932) ghi nhận tại tỉnh Bình Dương: 39 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước; 23 ca có tiền sử về từ TP. Hồ Chí Minh; 4 ca đang điều tra dịch tễ.
- 479 CA BỆNH (BN24933-BN25411) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 372 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 107 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- 8 CA BỆNH (BN25412-BN25419) ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh: là các trường hợp F1. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1, tỉnh Trà Vinh.
Việt Nam góp nửa triệu USD cho cơ chế vắc xin COVAX Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và mong muốn các nước thể hiện trách nhiệm trong bối cảnh dịch COVID-19 còn phức tạp. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã quyên góp nửa triệu USD cho COVAX. Vắc xin Moderna của Mỹ viện trợ cho El Salvador tại sân bay Oscar Arnulfo Romero...