Việt Nam chia sẻ khó khăn với Myanmar sau vụ sạt lở nghiêm trọng
Lãnh đạo Việt Nam bày tỏ tình đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ khó khăn của nhân dân Việt Nam với nhân dân Myanmar, tin tưởng rằng nhân dân Myanmar sẽ nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.
Các nạn nhân trong vụ sạt lở tại Hpakant. (Ảnh: AP)
Ngày 2/7, sau khi nhận được tin về vụ sạt lở mỏ khai thác ngọc bích tại bang Kachin ở miền Bắc Myanmar gây thương vong lớn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện thăm hỏi đến Cố vấn Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Daw Aung San Suu Kyi.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi đến Bộ trưởng Bộ Hợp tác Quốc tế Cộng hòa Liên bang Myanmar U Kyaw Tin.
Tại các điện thăm hỏi, lãnh đạo Việt Nam bày tỏ cảm thông và gửi lời chia buồn sâu sắc tới giới chức Myanmar trước những thương vong do thảm họa gây ra.
Lãnh đạo Việt Nam cũng bày tỏ tình đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ khó khăn của nhân dân Việt Nam với nhân dân Myanmar, tin tưởng rằng nhân dân Myanmar sẽ nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.
Trước đó cùng ngày, một vụ sạt lở đất nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực mỏ khai thác ngọc bích ở vùng Hpakant thuộc bang Kachin.
Ít nhất 146 người đã thiệt mạng, trong khi vẫn còn hàng trăm người đang mắc kẹt dưới đất đá, bùn lầy. Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do mưa lớn.
Nhân chứng kể phút bùn đổ sụp gây 'sóng thần' ở Myanmar
Đống bùn thải ở mỏ khai thác lộ thiên bang Kachin đổ sập xuống hồ nước bên dưới, gây "sóng thần" nhấn chìm những công nhân gần đó.
Maung Khaing, một thợ mỏ 38 tuổi chứng kiến thảm họa, cho biết khi anh chuẩn bị chụp bức ảnh về gò đất trông có vẻ sắp đổ sụp sáng nay, mọi người bắt đầu la thất thanh "Chạy, chạy đi!".
"Trong vòng một phút, tất cả những người ở chân núi biến mất", Maung nói qua điện thoại. "Trong lòng tôi trống rỗng, tôi vẫn còn nổi da gà. Có nhiều người mắc kẹt trong bùn kêu cứu nhưng không ai có thể giúp họ".
Sau những trận mưa lớn tại khu mỏ ở thị trấn Hpakant, miền bắc Myanmar, giáp biên giới Trung Quốc, bùn thải từ khai thác mỏ cao tới gần 80 mét đổ sụp xuống khu mỏ lộ thiên, ập xuống hồ nước mưa bên dưới và tạo cảnh tượng như sóng thần. Đợt sóng ào tới, nhấn chìm những thợ mỏ đang làm việc ở chân núi trong nước và bùn lầy.
Lực lượng cứu nạn đưa thi thể nạn nhân từ mỏ khai thác ngọc bích bang Kachin ra ngoài. Ảnh: Reuters.
Vụ sạt lở xảy ra khi các thợ mỏ đang tìm kiếm đá quý trên địa hình đồi núi hiểm trở. Hoạt động đào bới khai thác ngọc bích trước đó đã khiến nền đất trên sườn núi nơi đây bị suy yếu và sụp xuống khi mưa lớn.
126 thi thể đã được tìm thấy. Giới chức ước tính hàng trăm người có thể đã thiệt mạng, trong khi một số người được cứu sống. Những bức ảnh do trang tin tức quân sự Myanmar chia sẻ cho thấy thi thể thợ mỏ được quấn bạt xếp thành hàng dài. Một số nạn nhân bị mất giày, có thể do lực của khối bùn nước nhấn chìm họ.
Thi thể các thợ mỏ được xếp thành hàng dài sau vụ sạt lở ở mỏ khai thác ngọc bích bang Kachin, Myanmar hôm nay. Ảnh: AP.
Than Hlaing, một người tham gia hỗ trợ tại hiện trường, cho biết đa số nạn nhân thiệt mạng là người làm việc tự do, nhặt đá quý sót lại từ quặng của một công ty khai thác lớn. Khoảng 100 người vẫn mất tích và 30 người đã nhập viện.
Theo Than Hlaing, một quan chức địa phương đã cảnh báo mọi người không nên đến mỏ hôm nay vì thời tiết xấu. Cảnh sát cũng nói rằng số người chết có thể còn cao hơn nếu giới chức hôm trước không cảnh báo người dân tránh xa các hố khai thác.
"Không có hy vọng các gia đình được bồi thường vì họ là những người khai thác tự do", Than nói. "Tôi không thấy cách nào để thoát khỏi vòng lẩn quẩn này. Mọi người chấp nhận rủi ro, đi vào các bãi bùn thải nhặt đá quý, vì họ không có lựa chọn nào khác".
Các mỏ ngọc bích lộ thiên tạo ra vô số hố đào tại Hpakant, khiến khu vực này có diện mạo như Mặt Trăng. Hàng chục người chết mỗi năm khi khai thác ngọc bích, ngành công nghiệp sinh lợi nhuận cao nhưng quản lý kém, sử dụng lao động nhập cư lương thấp để tạo ra loại đá quý rất được ưa chuộng ở Trung Quốc.
Sự cố sập hầm mỏ thường xuyên xảy ra ở khu vực khai thác ngọc bích của bang Kachin. Hơn 50 người chết trong vụ sập mỏ năm ngoái và hàng chục người bị cuốn đi năm 2018. Ít nhất 120 người bị chôn vùi sau vụ sạt lở bùn thải năm 2015.
Bùn đất đổ sập xuống hồ nước gây sóng thần tại mỏ khai thác ngọc bích ở Myanmar hôm nay. Video: Editorji.
Tử thần rình rập trên mỏ ngọc bích Myanmar Khai thác ngọc bích là nghề nguy hiểm ở Myanmar, khi các công nhân luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sập hầm, sạt lở cùng nhiều tệ nạn khác. Tại một trong những mỏ khai thác ngọc bích trên các ngọn núi ở bang Kachin, phía bắc Myanmar, một thợ mỏ đến giờ vẫn không quên được cảnh tượng 5 người...