Việt Nam chi 1 tỷ đồng đưa xe kéo tay của vua Thành Thái về nước
Ngày 4/4, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết chiếc xe kéo tay của vua Thành Thái tặng Thái hậu Từ Minh- cổ vật quý giá của triều Nguyễn đấu giá thành công tại Pháp sẽ được đưa về Việt Nam vào ngày 14/4.
“Theo thông tin mới nhất của đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, chiếc xe kéo tay trên mà ta đấu giá thành công ngày 23/6/2014 sẽ được chuyển về Việt Nam vào ngày 14/3. Như vậy ta hoàn toàn kịp tổ chức triển lãm xe vào đợt 28/4 nhân kỷ niệm 40 giải phóng miền Nam và khai mạc Festival nghề truyền thống Huế” – TS Hải cho hay.
Phía Vietnam Airlines cũng đã đồng ý hỗ trợ 50% kinh phí vận chuyển bằng máy bay và phí bảo hiểm cũng được hỗ trợ 50%. Theo kế hoạch, phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ triển khai để kịp tổ chức đúng thời gian trên.
Địa điểm dự kiến sẽ đặt cổ vật xe kéo là ở tòa nhà Tả Trà thuộc cung Diên Thọ, Đại Nội Huế. Đây cũng là nơi ở của các Thái hậu, Hoàng Thái hậu của triều Nguyễn tại Huế xưa. Thái hậu Từ Minh – mẹ vua Thành Thái đã từng ở đây, nên không gian trưng bày này hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, nhằm tăng thêm phần đa dạng, Trung tâm cũng sẽ triển lãm kết hợp cùng một số xe kiệu vốn có của Di tích.
Chiếc xe kéo tay vua Thành Thái tặng mẹ
Như Dân trí đã thông tin, vào ngày 23/6/2014, phía Huế đã đấu giá thành công chiếc xe kéo tay với giá 55.800 euro. Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa vì lần đầu tiên Việt Nam đấu giá thành công, đưa được cổ vật đã từng là của đất nước ta về lại quê hương. Tuy nhiên, để có được cổ vật có đóng góp và công sức không nhỏ của nhiều phía. Cụ thể UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chi 42.800 euro- tương đương với khoảng 1 tỷ đồng (trước đây tỉnh chỉ duyệt chi 33.000 euro), còn lại 13.000 euro do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp vận động bà con kiều bào và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vận động các tổ chức, cá nhân trong nước.
Video đang HOT
Chiếc xe kéo tay này được chế tác công phu, rất đẹp. Xe cao 136 cm, dài 230 cm (kể cả phần tay kéo), rộng 102cm được làm chủ yếu bằng kim loại và gỗ. Phần gỗ được thực hiện bằng kỹ thuật sơn mài, khảm xà cừ, một loại hình phổ biến ở các vật dụng bằng gỗ ở hoàng cung xưa. Đặc biệt, các loại hoa văn chạm khảm xà cừ cho thấy đây là các hoa văn thuần Việt và phổ biến dưới thời Nguyễn.
Chiếc ghế trên xe kéo được bọc nỉ với phong cách kiểu dáng Luis (như nhiều ghế khác cùng thời- thường gọi là phong cách Tân cổ điển, hiện còn ở Hoàng cung Huế). Ngoài ra trên xe kéo còn ghi các chữ Hán É40; ò91; : Đông Kinh, Hà Nội, Quảng Hưng tạo nghĩa là hiệu Quảng Hưng ở Hà Nội, Bắc Kỳ chế tạo.
Cận cảnh chiếc xe kéo đầy tinh xảo
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hiện có hàng trăm nghìn cổ vật của Việt Nam và Huế đang lưu lạc ở nước ngoài, trong đó ở Pháp là nhiều nhất – gắn liền với sự kiện thất thủ kinh đô Huế ngày 5/7/1885 (nhằm ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu) khi Pháp tấn công vào kinh đô Huế và lấy đi nhiều cổ vật có giá trị.
Linh mục Père Siefert, người chứng kiến sự kiện thảm khốc này, đã ghi lại: “Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc… Khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia lập trước ngày 5.7.1885 với những gì đã mất, thì quân Pháp đã cướp: “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ… Tại các tôn miếu thờ các vua: Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị thì hầu hết các thứ có thể mang đi như mũ miện, đai áo, thảm đệm, triều phục, long sàng và bàn xoay có chạm trổ, các giá treo vũ khí, hộp đựng trầu để thờ, ống nhổ, chậu quán tẩy bằng vàng, hỏa lò, mùng và màn thêu hoa, đỉnh trầm, ấm trà và khay chén, tăm xỉa răng… đều bị cướp”.
Và phần lớn những cổ vật đó, hiện nay đang được trưng bày tại nhiều bảo tàng tại Pháp.
Theo TS. Phan Thanh Hải cho biết thêm một tin vui là Bộ Ngoại giao hiện đang đàm phán để Việt Nam tham gia công ước quốc tế về trao trả cổ vật. Sau khi Việt Nam tham gia vào công ước này nước ta sẽ có cơ chế đàm phán với các nước thành viên khác để tìm giải pháp đưa cổ vật Việt về quê hương.
Đại Dương
Theo Dantri
Vì sao Phu Văn Lâu bị đổ sập?
Chiều 15/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mình đã mời hội đồng gồm những chuyên gia và lãnh đạo các sở XD, KHĐT, UBND tỉnh, Sở Văn hóa để đánh giá nguyên nhân Phu Văn Lâu bị đổ sập.
Kết luận bước đầu của Hội đồng về nguyên nhân gây nên sự cố là do công trình đã có tuổi thọ lâu đời (xây dựng năm 1819, trùng tu lần cuối năm 1993-1995), trải qua một số lần sữa chữa, trùng tu trước đây nhưng không triệt để, đặc biệt là trước năm 1975 (khoảng 1957-1960) đã thay bộ khung chịu lực bằng bê-tông cốt sắt nhưng vẫn sử dụng một số cột gỗ (8 cột gỗ tại tầng 1, 8 cột bê tông); hệ thống kèo thì cũng sử dụng cả bê tông và kèo gỗ.
Một góc sau của Phu Văn Lâu bị sập
Chính sự thiếu đồng bộ này đã tạo nên sự khập khiễng và qua thời gian ngày càng bộc lộ nhược điểm. Ngày 15/5 vừa qua di tích bị đổ sập một phần góc phía sau là do đầu 1 thanh xà gỗ gắn vào cột bê tông ở góc đông bắc bị đứt rời phần đầu mộng gắn gá vào đầu cột bê tông, kéo theo sự sụp đổ của 1 phần góc mái và chiếc cột gỗ cũng đã hết tính năng chịu lực bên cạnh.
"Để xử lý sự cố này, trước hết chúng tôi đã cho rào bảo vệ khu vực để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách. Ngay trong sáng 16/5, Trung tâm đã cho chống đỡ toàn bộ hệ khung để tăng khả năng chịu lực, đảm bảo an toàn cho công trình.
Hệ khung của Phu Văn Lâu đã được chống đỡ sau khi sự cố xảy ra
Đồng thời với các việc trên, Trung tâm đã rà soát lại hồ sơ các lần tu sửa trước đây, có báo cáo nhanh gửi UBND Tỉnh, Bộ VH,TT&DL và các ngành liên quan. Sau khi có ý kiến chỉ đạo, Trung tâm sẽ khắc phục, tu sửa ngay phần bị hư hại bằng nguồn kinh phí dành cho tu sửa, bảo dưỡng hàng năm. Dự kiến việc tu sửa này sẽ diễn ra nhanh để đảm bảo an toàn và mỹ quan cho công trình. Về lâu dài, Trung tâm sẽ lập dự án để trùng tu toàn diện công trình" - TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay.
Cũng liên quan đến trận động đất xảy ra ở Huế tối ngày 15/5, TS Hải cũng trao đổi thêm là có thể cũng do một phần tác động làm thanh xà gỗ bị đứt. Tuy nhiên nếu có thì đây cũng là một trong các nguyên nhân bổ trợ dẫn đến di tích bị sập.
Như Dân trí đã thông tin, di tích Phu Văn Lâu tại Huế bị đổ sập một góc phía sau, hướng đông bắc vào rạng sáng ngày 15/5. Các cột, kèo, ngói ở phần đổ sập bị hư hỏng. Đây là di tích xưa kia vua chuyên để dành trưng các chỉ dụ của triều đình cho dân chúng xem. Nằm ngoài Kinh thành Huế, Phu Văn Lâu nằm trên trục thần đạo chính giữa của kiến trúc cố đô Huế, được xem như một biểu tượng của cố đô xưa.
Đại Dương
Theo Dantri
Di tích thứ hai ở xứ Thanh được xếp hạng quốc gia đặc biệt Đó là khu di tích Bà Triệu, ở huyện Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Đây là di tích thứ 2, sau khu di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Nhiều hạng mục có kiến trúc độc đáo Khu di tích Bà Triệu thuộc địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc...