Việt Nam chế tạo thành công thiết bị mới cho B41
Để tăng khả năng chiến đấu của súng chống tăng B41, Việt Nam đã chế tạo thành công thiết bị kiểm tra đường ngắm bắn dành cho loại vũ khí này.
Thiết bị kiểm tra đường ngắm súng B41 là sản phẩm ra đời từ Đề tài kiểm tra đường ngắm súng B41. Chủ đề tài là Thượng úy Hoàng Đình Ngọc, Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 101.
Khi thiết bị đường ngắm này chưa ra đời, cán bộ khó kiểm tra được đường ngắm B41 của bộ đội và cơ bản chỉ kiểm tra bằng cách nhìn qua nòng súng từ phía sau, độ chính xác không cao, ảnh hưởng đến yếu tố an toàn, Trung tá Lê Văn Dân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101 chia sẻ.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ tham quan thiết bị kiểm tra đường ngắm bắn súng B41 tại Trung đoàn 101.
Về kết cấu của thiết bị này gồm một ống nhựa, trên đó lắp kính phản quang, sau đó được đấu nối trực tiếp vào kính ngắm trên B41. Cán bộ huấn luyện căn cứ vào chiếc kính nói trên để kiểm tra, điều chỉnh đường ngắm của xạ thủ B41. Theo đánh giá của Trung tá Lê Văn Dân, thiết bị kiểm tra đường ngắm súng B41 cho độ chính xác rất cao.
Ngoài ưu điểm cho kết quả kiểm tra chính xác, thiết bị kiểm tra đường ngắm súng B41 còn rất tiện lợi trong sử dụng; có thể vận dụng rộng rãi vào thực tế ở các đơn vị huấn luyện do chi phí sản xuất thiết bị nói trên rất thấp.
Video đang HOT
Tính từ thời điểm được chấp nhận biên chế trong quân đội Liên Xô đến nay đã ngót nghét 53 năm song giá trị sử dụng của B41 vẫn không hề giảm sút. Các xe tăng chiến đấu chủ lực mà B41 phải đối mặt lúc đó là M-48, M-60.. đã được thay thế bằng M1A2, Challenger-2, Leopard-2A6, Merkava-IV. Nhưng, ngay cả những xe tăng hiện đại nhất thế giới này vẫn bị B41 đánh bại như thường.
Súng B41 có thể không đánh bại được các xe tăng nói trên nếu tấn công trực diện từ phía trước nhưng nếu tấn công từ 2 bên hông với sức xuyên giáp của đầu đạn lên tới 750mm thì không một loại xe tăng nào có thể sống sót.
B41 được thiết kế với nhiều loại đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Điển hinh là loại đạn PG-7V đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm; đạn 2 đầu nổ PG-7VR ra mắt năm 1988 có khả năng phá hủy xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ERA; đạn nhiệt áp TGB-7V chuyên diệt bộ binh nấp trong lô cốt, được ra mắt năm 1988.
Binh sĩ Việt Nam huấn luyện với súng B41.
Các viên đạn súng chống tăng B41 đều có cỡ to hơn nòng nên chỉ lắp phần đuôi vào nòng súng B41. Khi bắn, liều phóng nhỏ đẩy viên đạn ra khỏi nòng 11m trước khi động cơ chính hoạt động đưa đạn PG-7 lên vận tốc 295m/s. Nếu không trúng mục tiêu, đạn sẽ bay 1.100m rồi tự hủy.
Ngoài việc tiêu diệt các xe tăng, xe bọc thép, B41 còn được sử dụng để bắn hạ cả trực thăng hoạt động ở tầm thấp. Ít nhất có 3 chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk đã bị bắn hạ bằng B41 trong các hoạt động của quân đội Mỹ tại Somalia năm 2003.
Đã có những ghi nhận về việc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 của Mỹ bị tấn công bằng B41 trong chiến tranh Iraq năm 2003, mặc dù đầu đạn không thể xuyên qua được lớp giáp của xe tăng từ phía trước nhưng vụ tấn công đã gây hư hại xe tăng và buộc nó phải từ bỏ nhiệm vụ.
Ngoài ra, loại xe tăng chiến đấu chủ lực được quảng cáo là tốt nhất thế giới Merkava-IV của Israel vẫn liên tục phải hứng chịu những tổn thất trước các cuộc tấn công bằng B41 từ lực lượng phiến quân Hezbollah, lực lượng Hồi giáo Hamas… Trong chiến tranh Việt Nam, B41 đã trở thành cơn ác mộng với lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Theo_Báo Đất Việt
Đột phá tình báo: Mỹ chế tạo thành công gián robot
Những chú bọ robot bé xíu rất có thể là bước đột phá trong việc thu thập thông tin tình báo trong thời gian sắp tới.
Các nhà nghiên cứu từ Berkeley đã tuyên bố chế tạo thành công gián robot, 1 loại robot nén với các cơ chế khớp nối (hay còn gọi tắt là CRAM). Nghiên cứu được tài trợ bởi Phòng thí nghiệm Quân đội về chương trình Công nghệ Tự động Siêu nhỏ (MAST).
Gián là một loài côn trùng có cấu tạo cơ thể kỳ diệu. Chúng có chiều cao trung bình khoảng 12,52mm. Nhưng khi phải tìm nới trú ẩn, gián hoàn toàn có thể ép bản thân xuống còn 3mm. Hơn thế nữa, hình dạng "bẹp dí" này cũng không làm chúng chậm lại khi chạy.
Lớp vỏ của gián robot có độ ma sát thấp, khiến chúng dễ dàng lườn lách qua mọi địa hình
Gián robot do các nhà nghiên cứu Berkeley tạo ra lớn cỡ lòng bàn tay, vẫn sở hữu khả năng "biến hình" độc đáo của loài gián. "Robot ,với lớp vỏ có độ ma sát thấp, có thể di chuyển trong không gian hẹp bằng cách nén cơ thể của nó xuống chỉ còn một nửa (54%; 75-35 mm)" - nhà nghiên cứu viết trong một bài báo khoa học.
"Chúng tôi đã có thể tạo ra robot tự động với kích cỡ nhỏ, dùng đi qua những không gian nhỏ hẹp. Chúng có trọng lượng chỉ 46g gồm cả pin và thiết bị điện tử." CRAM không phải là bước đột phá đầu tiên của quân đội về robot côn trùng.
Thử nghiệm điều khiển bọ cyborg
Ruồi robot, được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA), chỉ nặng 60mg và cao 3cm. Tuy nhiên, việc lái robot này vẫn còn là một vấn đề khó giải quyết. Ngoài ra, năm 2006 DARPA đã công bố một chương trình "phát triển công nghệ tạo ra cyborgs côn trùng." Các nhà nghiên cứu Hirotaka Sato, Michel Maharbiz và những người khác đã điều khiển một con bọ qua việc kích thích trực tiếp thần kinh và cơ bắp của nó.
Bích Huyền (theo DefenseOne)
Theo_PLO
Dàn xe Toyota của phiến quân IS bị Mỹ điều tra Chính phủ Mỹ bắt đầu để mắt đến việc phiến quân IS sử dụng khá nhiều xe bán tải Toyota Hilux trong các video phô trương thanh thế trên mạng internet. Phiến quân IS gần đây sử dụng nhiều xe do Toyota sản xuất khi quay video tuyên truyền ở Iraq, Syria và Libya, buộc Mỹ phải liên hệ với hãng sản xuất...