Việt Nam chế tạo thành công thiết bị giả đạn tên lửa chống hạm
Nhóm kỹ sư trẻ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự mới đây đã chế tạo thành công “Thiết bị giả đạn IR-60 VN”.
Việt Nam chế tạo thành công thiết bị giả đạn tên lửa chống hạm
Thiết bị giả đạn IR-60 VN là một trong những sản phẩm đề tài được đánh giá cao trong cơ cấu giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trẻ thuộc Viện Công nghệ thông tin trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự.
IR-60 VN có chức năng giả lập sự trao đổi thông tin trong quá trình chuẩn bị phóng và phóng tên lửa giữa hệ thống 3R60UE và Kh-35E.
Đây là thiết bị đầu tiên do chúng ta chủ động nghiên cứu chế tạo phục vụ quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì cũng như huấn luyện các kíp trắc thủ sử dụng hệ thống thiết bị phóng tên lửa 3R60UE trên các tàu hải quân.
Theo đó, với sự sáng tạo và tinh thần làm chủ công nghệ, các nhà nghiên cứu trẻ đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình tạo ra bộ vi xử lý của thiết bị.
Thiết bị giả đạn IR-60 VN
Như vậy, trong đoạn giới thiệu trên chúng ta thấy xuất hiện tên của một khí tài tương đối lạ, đó chính là hệ thống tên lửa 3R60UE trang bị trên các tàu hải quân, liệu có phải Viện Khoa học Công nghệ Quân sự đang chế tạo thiết bị giả lập nhằm đi trước đón đầu phục vụ công tác tiếp nhận chủng loại vũ khí mới?
Video đang HOT
Đáng tiếc rằng không phải như vậy, 3R60UE chỉ là một mã ký hiệu ít được nhắc tới của hệ thống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E mà thôi.
Hệ thống IR-60 VN đang được sử dụng tại Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân, không chỉ giúp đảm bảo công tác kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng hệ thống thiết bị phóng tên lửa, thiết bị còn hỗ trợ đắc lực cho công tác huấn luyện, làm chủ khí tài, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Hải quân.
Ngoài ra, đề tài còn được kỳ vọng sẽ là nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trong quá trình làm chủ hệ thống tên lửa hành trình chống hạm hiện đại Uran-E.
Theo Soha News
5 mối đe dọa lớn nhất hiện nay của hải quân Mỹ
Với vị thế siêu cường số một thế giới, Mỹ luôn chủ động triển khai hải quân trên nhiều vùng biển thế giới. Bao quát diện tích rộng lớn như vậy đồng nghĩa phải chống lại vô số mối đe dọa.
Từ tàu cao tốc công nghệ thấp và mìn của hải quân Iran cho tới tên lửa đạn đạo chống hạm công nghệ cao của Trung Quốc, hải quân Mỹ phải chuẩn bị để đối phó với tất cả. Dưới đây là năm mối đe dọa lớn nhất:
Mìn biển
Một trong những cơn ác mộng của hải quân Mỹ là mìn biển. Được phát minh vào thế kỷ XIV bởi một sĩ quan pháo binh Trung Quốc, mìn biển gây ra mối đe dọa đặc biệt. Trong 30 năm qua, một vài con tàu của Mỹ đã bị tấn công bằng mìn. Những tàu chiến trị giá vài tỉ USD đã bị hạ gục bởi những quả mìn biển có lẽ không quá nửa triệu USD.
Những đối thủ của Mỹ đều chú trọng việc tích trữ loại vũ khí này. Trung Quốc ước tính có 50.000-100.000 loại mìn khác nhau, còn Iran ước tính có tới "vài ngàn". Mặc dù rất ngán ngẩm nhưng bất kỳ cuộc xung đột trong tương lai nào của hải quân Mỹ cũng gần như chắc chắn sẽ gặp phải loại vũ khí khó chịu này.
Tên lửa đạn đạo chống hạm
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc.
Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung, được thiết kế nhằm tấn công các tàu chiến, đặc biệt là các tàu sân bay. Mặc dù cả tên lửa chống hạm và tên lửa đạn đạo đều đã tồn tại hàng thập niên nhưng sự kết hợp của cả hai đã tạo ra một mối đe dọa hoàn toàn mới, không hề giống với trước đó.
Việc phát triển tên lửa DF-21D và hiện nay là DF-26 gây ra mối đe dọa mới nghiêm trọng đối với hải quân các nước ấp ủ ý định hoạt động tại vùng biển tiếp giáp với Đại Lục.
Hai loại tên lửa này là vũ khí chính của chiến lược "chống xâm nhập - ngăn chặn tiếp cận" (A2/AD) của Trung Quốc. Chiến lược này tạo ra một vùng lãnh thổ bất khả xâm phạm tại phía tây Thái Bình Dương. Cần phải chấp nhận ở một khía cạnh nào đó rằng Trung Quốc sẽ xuất khẩu công nghệ phục vụ A2/AD tới những quốc gia như Nga hay Triều Tiên và tên lửa đạn đạo chống hạm rồi sẽ trở thành mối đe dọa toàn cầu.
Tàu ngầm
Hải quân Mỹ đã thôi chú trọng đến cuộc chiến chống tàu ngầm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và việc tăng cường các hoạt động trên đất liền sau sự kiện 11-9 càng làm mai một khả năng săn ngầm của hải quân.
Máy bay chống ngầm S-3 Viking ngừng hoạt động. Việc thay thế máy bay P-3C Orion bị trì hoãn. Công nghệ cảm biến và vũ khí chống ngầm mới trên các tàu bị thiếu hụt. Hải quân cũng thiếu kinh nghiệm tác chiến với vũ khí chống ngầm.
Tuy nhiên, trong 4-6 năm qua, mối đe dọa của tàu ngầm đã tăng lên cấp độ đáng báo động. Chính phủ Nga và Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng các hạm đội tàu ngầm. Triều Tiên kiên quyết đầu tư một tàu ngầm tên lửa đạn đạo hoàn chỉnh, cùng với một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Chiến tranh chống ngầm đã quay trở lại.
Tên lửa siêu thanh chống hạm
Cuộc chiến giữa các chiến hạm là một phần quan trọng của thủy chiến suốt một phần tư thế kỷ và đang rầm rộ trở lại. Tên lửa chống hạm một lần nữa được tăng cường trên toàn thế giới với tốc độ và mức độ hủy hoại lớn hơn bao giờ hết.
Tên lửa chống hạm Brahmos.
Tên lửa hành trình chống hạm YJ-18 của Trung Quốc có tầm bắn ước tính là 290 dặm và tốc độ giai đoạn cuối là mach 2,5 - mach 3. Nga đã hợp tác với Ấn Độ phát triển tên lửa chống hạm BrahMos, có khả năng đạt tới tốc độ mach 3. Và mặc dù nó chưa được đưa vào sử dụng, rõ ràng Nga có thể thực hiện điều này bất cứ lúc nào.
Tầm bắn của các vũ khí như YJ-18 sẽ làm tăng đáng kể số lượng mục tiêu mà hải quân Mỹ phải giám sát, sau đó là chuẩn bị làm chìm các tàu và đưa tàu ngầm vào để chặn trước lực lượng địch. Với những mối đe dọa như trên, việc đối phó là rất khó khăn.
Vũ khí năng lượng định hướng
Hệ thống vũ khí laser trên tàu hải quân USS Ponce của Mỹ.
Cũng giống như sự ra đời của tên lửa dẫn đường đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới của chiến tranh, sự xuất hiện của laser cũng như vậy. Mặc dù còn vài hạn chế nhưng cuộc chiến với vũ khí năng lượng định hướng sẽ trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng của Mỹ.
Lầu Năm Góc đã báo hiệu về những lợi thế lớn của vũ khí laser, chẳng hạn như không gây ồn, vô hình, chi phí thấp cho mỗi phát bắn, khả năng né tránh là không thể. Những điều này cũng đúng với vũ khí laser của những kẻ thù bên kia chiến tuyến.
Nga và Trung Quốc chắc chắn đang làm việc với công nghệ laser. Và từ đó, laser sẽ trở nên phổ biến. Lực lượng Mỹ sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi tên lửa AMRAAM bị xóa sổ, các tàu gần bờ bị tấn công bởi tia laser và các tên lửa chống hạm bị vũ khí laser nhắm tới có thể nhận vài phát bắn trong vài giây?
Theo Ánh Ngọc (Pháp Luật TPHCM)
Lầu Năm Góc: Trung Quốc đã đưa tên lửa chống hạm lên các đảo ở Biển Đông, có chiến đấu cơ bảo vệ Quan chức cấp cao thuộc Bộ quốc phòng Mỹ hôm 7/7 cho hay, Trung Quốc đã bố trí (trái phép) tên lửa chống hạm trên một số đảo, đá ở biển Đông. (Ảnh minh họa: China.com) Thông tin trên được hãng Kyodo News (Nhật Bản) đưa hôm 8/7, đồng thời nói rằng đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai xác...