Việt Nam cấp phép lưu hành 8 loại vắc xin phòng nhiều bệnh giống Quinvaxem
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ngày 29/10 thông tin cơ quan này cấp phép lưu hành cho 8 loại vắc xin có tác dụng phòng nhiều bệnh, giống vắc xin Quinvaxem trong chương trình Tiêm chủng mở rộng đang bị hết tại các địa phương.
Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, hiện nay, có 8 vắc xin phòng bệnh kết hợp được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam có thể phòng ngừa nhiều bệnh gồm:
Vắc xin Adacel: phòng ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván; số giấy đăng ký lưu hành: QLVX – 1077 – 17 do Công ty Sanofi Paster Limited (Canada) sản xuất.
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh CDC Tiền Giang. Ảnh: H.Hải
Vắc xin bạch hầu – ho gà- uốn ván hấp phụ (DPT) phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván; SĐK: QLVX – 965 – 16 do Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế Việt Nam sản xuất.
Video đang HOT
Vắc xin Tetraxim phòng 4 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; SĐK: QLVX – 826 – 14 do Công ty Sanofi Pasteur S.A – Pháp sản xuất.
Vắc xin Pentaxim phòng 5 bệnh (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bệnh do Hib); SĐK QLVX – 991 – 17 do Công ty Sanofi Pasteur S.A – Pháp sản xuất.
Vắc xin ComBE Five (Liquid) phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gàn, viêm gan B, bệnh do Hib; SĐK QLVX – 1040 – 17 do Công ty Biological E.Limited (Ấn Độ) sản xuất.
Vắc xin Diptheria, Tetanus, Pertussis, Hepatitis B and Hamemophilus influenza type b Conjugate Vaccine Adsorbed phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bệnh do Hib; SĐK: QLVX – 1109 – 18 do Công ty Serum Institute of India.Pvt.Ltd – Ấn Độ sản xuất.
Vắc xin Hexaxim phòng 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt, bệnh do Hib; SĐK: QLVX – 989 – 17 do Công ty GlaxoSmithKline Biological S.A (Bỉ) sản xuất.
“Còn với việc sử dụng vắc xin phòng bệnh phối hợp trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), theo báo cáo của các đơn vị về kế hoạch cung ứng vắc xin giai đoạn 2018 – 2019, lượng vắc xin phòng bệnh phối hợp bạch cầu, ho gà, uốn ván là đủ để cung cấp cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân cả trong TCMR và tiêm chủng dịch vụ”, Cục Quản lý Dược khẳng định.
Vì thế, cơ quan này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thiếu hụt vắc xin '5 trong 1' tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết một số địa phương đã hết vắc xin phối hợp "5 trong 1".
Tiêm vắc xin dịch vụ "5 trong 1" cho trẻ thay thế vắc xin miễn phí đang tạm hết - NGỌC THẮNG
Ngày 28.10, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết một số địa phương đã hết vắc xin phối hợp "5 trong 1" (phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib).
Đây là vắc xin tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số địa phương đang tạm hết do vắc xin Quinvaxem phòng các bệnh nêu trên đã ngừng cung cấp từ đầu năm nay.
Trong khi đó, vắc xin ComBE Five sản xuất tại Ấn Độ được sử dụng thay thế cho Quinvaxem hiện chưa thể sử dụng trên diện rộng tại VN.
Nguyên nhân thiếu hụt vắc xin do hồi đầu năm nay, Bộ Y tế đã nhập 3 lô vắc xin ComBE Five nhưng kết quả kiểm nghiệm chất lượng các lô trên không đạt như mong muốn nên chưa đưa vào sử dụng. Ước tính, nhu cầu hằng năm cần khoảng hơn 4 triệu liều vắc xin ComBE Five, chỉ định tiêm cho trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Trước mắt, Bộ Y tế đã tiếp nhận 290.000 liều vắc xin ComBE Five. Số vắc xin này được sử dụng thực địa tại Hà Nam, Bắc Giang, Bình Định và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Sau khi có các đánh giá toàn diện, ComBE Five sẽ được sử dụng rộng rãi trên cả nước. Ông Phu cho hay trong thời gian chờ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được cung cấp đẩy đủ, các phụ huynh có thể thay thế bằng việc tiêm vắc xin dịch vụ hoặc tiếp tục chờ đợi.
Dự kiến, vắc xin ComBE Five sẽ được chuyển đến các điểm tiêm chủng miễn phí vào tháng 11 - 12. Các trẻ trì hoãn tiêm trong 1 - 2 tháng do hết vắc xin sẽ được tiêm bù.
Theo thanhnien
Đã có vắc xin 5 trong 1 mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng Chiều 16/4, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã lựa chọn được loại vắc xin mới 5 trong 1 của Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem trong TCMR. Tại Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm...