Việt Nam – cánh cửa tiếp cận thị trường ASEAN của doanh nghiệp Italy
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Italy, đặc biệt cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận những thị trường mới.
Đây là thông điệp chính của các hội thảo xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại song phương, diễn ra trong hai ngày 30 – 31/5, tại thành phố Parma và Piacenza, vùng Emilia-Romagna, miền Bắc Italy, do Đại sứ quán Việt Nam tại Italy phối hợp với Phòng Thương mại Italy-Việt Nam, Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại Torino tổ chức.
Quang cảnh cuộc hội thảo ở Parma, Italy.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, với chủ đề “ASEAN-Một cơ hội mới/Con đường Việt Nam”, trong hai ngày liên tiếp, các buổi hội thảo đã thu hút sự tham gia của đại diện Liên đoàn công nghiệp thành phố Parma, Liên đoàn giới chủ thành phố Piacenza, đại diện của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương hoạt động trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, kho vận….
Tại các buổi hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ đã giới thiệu về những tiềm năng, ưu thế cạnh tranh của thị trường Việt Nam trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều biến động; đặc biệt, gắn với bối cảnh khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Các đại biểu đều chú trọng đến quy mô gần 100 triệu dân của thị trường Việt Nam với nhu cầu tiêu dùng tăng liên tục; tỷ lệ tăng trưởng 6%; đánh giá cao nguồn nhân công có chất lượng, giá thành cạnh tranh. Một khi EVFTA có hiệu lực, theo lộ trình sẽ giúp gỡ bỏ 99% dòng thuế, từ đó mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Italy nếu đón bắt sớm được thời cơ.
Các đại biểu đều nhất trí rằng EVFTA được định dạng như “một kiểu Hiệp định thế hệ mới” giúp mang lại lợi ích cho cả hai bên; có tác động tích cực đến đầu tư, thương mại về lâu dài; cũng như quan hệ song phương.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đóng vai trò như cầu nối để hàng hóa Italy nói riêng, của châu Âu nói chung đi vào thị trường ASEAN đang còn rất triển vọng với khoảng 550 triệu người tiêu dùng, giúp nhân rộng lợi ích của các doanh nghiệp. Báo chí địa phương đánh giá rằng “Việt Nam chính là đối tác chiến lược của hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ.”
Trong khuôn khổ hội thảo, nhiều câu hỏi, vướng mắc mà các doanh nghiệp Italy đưa ra đã được đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam trao đổi, giải đáp cặn kẽ. Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ cũng cam kết rằng cùng với triển vọng của EVFTA, Chính phủ Việt Nam sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy đầu tư, làm ăn tại Việt Nam.
Cũng trong hai ngày hoạt động tại Parma và Piacenza, đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo, chính quyền địa phương, thăm một số doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như Davines, Cosmoproject, Piacentina.
Hiện nay, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và vùng Emilia-Romagna đang được coi là hình mẫu của quan hệ hợp tác liên vùng giữa Việt Nam và Italy. Vùng Emilia-Romagna, với sự đóng góp của Parma và Piacenza, là địa phương chiếm tới hơn 50% giá trị xuất khẩu của Italy sang Việt Nam.
Tin, ảnh: Quang Thanh (Pv TTXVN tại Italy)
Theo Tintuc
Ông Trump muốn gửi đi thông điệp gì khi dọa đánh thuế EU?
Chiến tranh thương mại có lẽ vẫn chưa thể hướng tới hồi kết trọn vẹn khi Washington mới đây đe dọa gia tăng thuế với đồng minh thân cận là Liên minh châu Âu (EU).
Chiến tranh thương mại rõ ràng chưa thể kết thúc khi những mục tiêu mới đang được ông Trump hướng tới. Ảnh: AP
Giữa bối cảnh các nhà hoạch định chính sách của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới gặp mặt tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông điệp rõ ràng: Chiến tranh thương mại của tôi hiện chưa kết thúc và nền kinh tế toàn cầu đang yếu dần đi sẽ phải đối phó với nó, Bloomberg nhận định.
Đầu tuần này, chính quyền ông Donald Trump đã đưa ra dự thảo áp thuế với hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ EU, bao gồm máy bay, pho mát, rượu vang, một số loại mô tô với tổng giá trị khoảng 11 tỷ USD.
Động thái này xuất phát từ hành động được Washington cho là bảo hộ của EU dành cho Airbus, gây ra những tác động bất lợi cho nước Mỹ.
"Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhận định rằng việc EU trợ cấp cho Airbus đã ảnh hưởng xấu đến Mỹ. Nước Mỹ sẽ áp thuế quan lên 11 tỷ USD giá trị sản phẩm của EU! EU đã lợi dụng nước Mỹ trong thương mại suốt nhiều năm và điều này sẽ sớm dừng lại", ông Trump viết trên trang Twitter cá nhân.
Trước động thái của ông Trump, phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu nhấn mạnh: "EU tự tin rằng mức độ của những biện pháp trả đũa đã được thông báo là hết sức quá đáng. Giá trị trả đũa chỉ có thể xác định bằng trọng tài viên do WTO chỉ định", CNBC dẫn lời.
Vị này cũng cho biết Brussels sẽ sẵn sàng trả đũa trong vụ kiện liên quan đến trợ cấp của Mỹ dành cho Boeing.
Mỹ và EU đã mắc kẹt trong một cuộc tranh chấp thương mại kéo dài nhiều năm liên quan đến việc trợ cấp cho những gã khổng lồ máy bay là Airbus và Boeing nhằm có lợi thế trong mảng kinh doanh máy bay toàn cầu.
Ngay cả khi Washington và Bắc Kinh đang tiến dần tới thỏa thuận nhằm chấm dứt căng thẳng thương mại thời gian qua, người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho thấy vẫn còn rất nhiều mối quan hệ mà ông muốn viết lại, ngay cả với một đồng minh thân cận như EU.
Việc hiện thực hóa mức thuế mới áp đặt lên EU sẽ là đòn đánh mạnh của Mỹ đối với hành động được xem là trợ cấp bất hợp pháp của EU cho Airbus. Nền kinh tế đứng đầu thế giới đã theo đuổi vụ kiện nhằm vào trợ cấp của EU cho Airbus suốt 14 năm qua tại WTO vì cho rằng hoạt động trợ cấp này làm ảnh hưởng tới kinh doanh của hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ.
Điều quan trọng là Mỹ cho biết sẽ chờ phán quyết của WTO về vụ việc này trước khi tiến hành đánh thuế, cho thấy sự tuân thủ luật chơi trong tổ chức mà Washington không ít lần đe dọa rời đi.
Tháng 7 năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và ông Trump đã đồng ý sẽ tiến hành đàm phán về giảm thuế công nghiệp nhưng cho đến nay, các cuộc đàm phán vẫn chưa được diễn ra một cách nghiêm túc.
Một điều rõ ràng là EU không phải là đối tượng trong tầm bắn duy nhất của ông Trump.
Thông tin từ Bloomberg cho biết phái đoàn của Nhật Bản sẽ tới Washington tuần tới để đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ do mối lo ngại sự đe dọa thuế ô tô có thể khiến nền kinh tế Nhật tổn thương.
Canada và Mexico thúc đẩy Nhà Trắng dỡ bỏ thuế gia tăng đối với sản phẩm nhôm, thép giữa bối cảnh nỗ lực tiến tới phê chuẩn hiệp định thương mại mới thay thế Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Ấn Độ đe dọa sẽ trả đũa lên sản phẩm táo và những sản phẩm khác để đáp trả việc bị loại ra khỏi danh sách ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển của Mỹ.
Tất cả điều này đang cho thấy cuộc chiến về thuế quan chưa thể dừng lại theo những tín hiệu giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh nhiều khu vực khác đang nóng dần lên.
Theo PLO
WTO cảnh báo tự do hóa thương mại đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa đưa ra nhận định rằng trong một môi trường chính trị như hiện nay, con đường phía trước của tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ nhiều khó khăn và thách thức. Tông Giam đôc WTO Roberto Azevedo phat biêu tai môt sư kiên ơ Geneva, Thuy Si ngay 2/10/2018. Anh: THX/ TTXVN Giám...