Việt Nam cần nhanh chóng sắm tên lửa siêu hạng Iskander
Với đầu đạn mẹ nặng 380kg, bên trong có 54 đầu đạn con, bao gồm các loại: đầu đạn phá; đầu đạn xuyên lõi thép; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy; đầu đạn xung điện từ; chỉ cần 1-2 quả “Iskander” có thể phá hủy hoàn toàn trận địa phòng không, trận địa phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy cấp sư đoàn… của địch.
Tên lửa “Iskander” (phiên hiệu NATO: SS-X-26) là loại tên lửa cấp chiến dịch – chiến thuật tiên tiến nhất hiện đang được trang bị trong quân đội Nga. Nó bắt đầu được Bộ Quốc phòng Nga đặt mua và trang bị cho lực lượng lực quân đội từ năm 2005. Đây là loại tên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn, được điều khiển trong suốt quá trình bay. Nó có chiều dài 7,2m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380kg, điều khiển phóng từ trên xe chở.
“Iskander” có 2 phiên bản, loại chuyên dùng cho xuất khẩu là “Iskander”-E, loại sử dụng trong quân đội Nga là “Iskander”-M. Phiên bản xuất khẩu có tầm phóng tối đa 280km, tối thiểu 50km; phiên bản dùng trong nước có khả năng tấn công tầm xa 480km và có thể hơn nữa.
Xe chở-phóng hệ thống tên lửa “Iskander” có tính năng cơ động cao,
thời gian chuẩn bị bắn rất ngắn
Tên lửa “Iskander” kết hợp nhiều phương thức dẫn đường và điều khiển như: dẫn đường bằng ảnh vệ tinh GPS/GLONASS và điều khiển quán tính trên đường bay. Ngay cả khi chỉ dẫn đường và điều khiển bằng quán tính nó đã có khả năng chính xác rất cao, sai số mục tiêu ở khoảng cách 280km là 30m, còn khi sử dụng điều khiển kết hợp cả ảnh vệ tinh và quán tính, sai số trên lí thuyết chỉ có 1-2m! Ngày 29/05/2007, lục quân Nga đã phóng thử thành công tên lửa hành trình R-500 (P-500) trên hệ thống phóng của “Iskander”-M với kết quả ngoài sức tưởng tượng, rất nhiều chuyên gia quân sự đã chứng thực, sai số mục tiêu chưa tới 1m.
Theo tin từ các quan chức quân sự Nga, bộ chiến đấu của “Iskander” thuộc dạng đầu đạn chùm, đầu đạn mẹ chứa 54 đầu đạn con, bao gồm các loại: đầu đạn phá; đầu đạn xuyên lõi thép; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy; đầu đạn xung điện từ, có thể phá vỡ, quét bay, xuyên thấu, đốt cháy các mục tiêu và phá hủy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính…
Các quan chức quân sự Nga còn khẳng định, để phá hủy các mục tiêu mặt đất của địch như: trận địa phòng không, trận địa phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy cấp sư đoàn thì chỉ cần 1-2 quả “Iskander” là đủ, sức công phá của loại tên lửa này gấp 2-3 lần tên lửa thuộc “hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân” của Mỹ.
Hệ thống “Iskander”có thể triển khai trên cả địa hình rừng núi, đầm lầy, bãi bồi ven sông.
Video đang HOT
Ngoài lớp sơn phủ bên ngoài bằng vật liệu phức hợp đặc biệt, “Iskander” còn có kết cấu ngoại hình rất độc đáo, nâng cao khả năng “tàng hình”. “Iskander” được thiết kế ngoại hình dạng hình nón, sau khi phóng nó nhanh chóng vứt bỏ các bộ phận lồi ra bên ngoài như: mấu, móc, khớp (để kết nối cơ học với hệ thống phóng) làm cho tên lửa tròn nhẵn hơn, giảm diện tích phản xạ làm các loại radar không thể phát hiện được. Hơn nữa, trong quá trình bay, nó liên tục cơ động đổi hướng so với hướng phóng ban đầu nên đối thủ khó mà theo dõi được.
Đặc biệt là vận tốc và khả năng quá tải của “Iskander” thật sự kinh người. Tên lửa có khả năng chịu được độ quá tải thông thường là 20g, tối đa là 30g tức là vận tốc trên mức siêu thanh rất xa (tên lửa đã đạt vận tốc siêu thanh thì độ quá tải tối thiểu là 20g), gấp 2-3 lần độ quá tải của các hệ thống tên lửa đánh chặn tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Một ưu điểm khác của hệ thống phóng “Iskander” là nó có thể phóng được cả các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, chỉ cần vài hệ thống phóng hỗn hợp các loại cùng một lúc, các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương không thể đối phó được. Các quan chức của KBM – cha đẻ của loại tên lửa này giới thiệu, tên lửa “Iskander” chính là khắc tinh của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, khả năng của nó tương tự loại tên lửa đạn đạo nổi tiếng Topol-M, có thể xuyên thủng bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới. Ngay cả các quan chức Israel cũng đã từng thừa nhận, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow (mũi tên) do Mỹ và Israel liên hợp chế tạo không có khả năng đối phó với loại tên lửa đa đầu đạn này.
Đầu đạn của “Iskander” bao gồm 54 đầu đạn con với nhiều chủng loại
“Iskander” còn có khả năng liên kết thu thập các thông tin mục tiêu từ tất cả các phương tiện trinh sát trên không, mặt đất và vệ tinh. Chỉ 10s sau khi phóng là nó đã hoàn tất các nội dung công việc phức tạp, bao gồm: xác định điểm phóng, tính toán tham số đường bay, đầu dẫn quang học rà soát xong các thông tin địa hình, địa vật. Đầu dẫn quang học của nó (đoạn cuối phối hợp thêm ảnh vệ tinh hoặc các phương tiện truyền dẫn số liệu trinh sát trên không, trên mặt đất) có thể hoạt động tốt trong điều kiện đêm tối và nhiễu điện từ dày đặc.
Hệ thống tên lửa “Iskander” có khả năng tác chiến tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như nhiệt độ công tác trong khoảng 50oC, xe chở có thể triển khai tại mọi địa hình đầm lầy, bãi bồi cát lún. Mỗi quả tên lửa “Iskander” có vòng đời khoảng 10 năm (vòng đời cơ bản, chưa tính nâng cấp), hoạt động liên tục trong 3 năm mà không cần bảo dưỡng lớn.
Một ưu điểm khác là hệ thống “Iskander” có khả năng tác chiến độc lập rất cao. Một xe chở – phóng “Iskander” được biên chế 2 quả tên lửa, trên chiến trường xe này có thể không cần dùng các phương tiện trinh sát chiến lược như vệ tinh và máy bay trinh sát mà chỉ cần một ảnh chụp thực địa của mục tiêu và tiếp nhận chỉ lệnh phóng của lính trinh sát thực địa, sau đó phóng quả tên lửa đầu tiên, không đầy 1 phút sau tiếp tục phóng quả thứ 2.
“Iskander” có khả năng xuyên phá mọi lá chắn phòng thủ, là khắc tinh của Patroit – Mỹ
Xe chở – phóng có thể tùy tình huống để lựa chọn mục tiêu và tự xác định tọa độ của mục tiêu bằng các thiết bị độc lập trên xe, có thể hoàn tất quy trình phóng độc lập với tổ nhân viên trên xe chỉ có 3 người, thời gian từ khi triển khai thiết bị đến khi phóng quả đầu tiên chỉ cần 4 phút, trong điều kiện đang hành quân chuyển thành trạng thái chiến đấu, thời gian chuyển cấp cho đến khi phóng quả tên lửa đầu tiên cũng chỉ mất có 6 phút.
22/07/2010, tờ Tờ “Đông Phương nhật báo” (tên tiếng Anh là Oriental Daily News) của Hồng Kông đã đưa tin, Nga có ý định xuất khẩu cho Việt Nam loại tên lửa lừng danh “Iskander”-E. Nếu như được trang bị loại tên lửa có tính năng vượt trội các loại thuộc thế hệ Scud, lục quân Việt Nam sẽ sở hữu uy lực tấn công mặt đất mạnh nhất khu vực. Thế nhưng đây có thể chỉ là tin đồn vì hơn 2 năm đã trôi qua mà vẫn không có thêm một thông tin chính thức nào từ cả 2 phía Việt Nam và Nga.
Theo ANTD
Tàu ngầm Kilo Ấn Độ mạnh nhất trong số các nước được Nga xuất khẩu
Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 24/01 đã cho biết, tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM của Ấn Độ mang số hiệu S-63 "Sindhurakshak" đã hoàn tất quá trình cải tạo và nâng cấp hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu Zvezdochka.
Trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2000, hải quân Ấn Độ đã mua của Nga 10 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM, "Sindhurakshak" là chiếc thứ 7 trong số đó. Nó được đóng trong khoảng thời gian 3 năm từ 1995 - 1997 tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg.
Tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM của Ấn Độ mang số hiệu S-63 "Sindhurakshak"
Ngày 04/06/2010, hải quân Ấn Độ và nhà máy đóng tàu Zvezdochka đã ký hợp đồng cải tạo và nâng cấp hiện đại hóa tàu ngầm "Sindhurakshak" và đến tháng 8 năm đó, tàu ngầm S-63 lớp Kilo này đã đến nhà máy đóng tàu của Nga để bắt đầu thực hiện hợp đồng. Đến tháng 10/2012, tàu cơ bản đã hoàn tất quá trình nâng cấp, hiện đại hóa và chạy thử trên biển.
Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 4 tàu ngầm Kilo trong kế hoạch 877EKM của hải quân Ấn Độ, bao gồm: S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005 và S-62 Sindhuvijay bàn giao vào năm 2007. Nội dung nâng cấp các tàu này không chỉ là duy tu để nâng cao tuổi thọ của tàu ngầm mà còn hiện đại hóa vũ khí, trang bị, đặc biệt là nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình.
Sindhurakshak có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ điện - Diezen công suất 5.900hp, cho phép tàu có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động được dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, khả năng hành trình liên tục 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.
Tên lửa đối đất 3M-14E phóng lên từ tàu ngầm
Tàu được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động. Ngoài ra, hệ thống phóng này cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1. Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.
Sau khi nâng cấp, Sindhurakshak sẽ có hệ thống bảo đảm an toàn mới và hệ thống Sonar USHUS do Ấn Độ tự sản xuất. Trước đây, Sindhurakshak dự định sử dụng thế hệ sonar MGK-400 nhưng Ấn Độ đã tự lực phát triển loại Sonar USHUS được cho là tiên tiến hơn cả 2 loại trên. Hệ thống Sonar này giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với loại 636MK của Trung Quốc và ngang bằng tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam.
Kilo là loại tàu ngầm chạy cực êm được mệnh danh là "lỗ đen" (black hole)
Tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.
Ngoài ra, phía Nga cũng trang bị cho tàu hệ thống tên lửa chống hàng không mẫu hạm thế hệ Club-S tiên tiến nhất là tên lửa đối hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km và biến thể đối đất 3M-14E tiên tiến nhất, tầm bắn trên 280km. Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn 300km, xa hơn hẳn 3M-54E (220km), nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (gần 450kg), có khả năng tấn công phá hủy hàng không mẫu hạm.
Điểm khác biệt so với trước là Sindhurakshak cũng như các tàu ngầm Kilo khác của Ấn Độ là loạt nâng cấp sẽ được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Hiện chưa rõ tàu Kilo 636MV của Việt Nam có trang bị 3M-54E1 và 3M-14E hay không, nhưng rõ ràng là 877EKM đã hơn rất nhiều so với kiểu 636MK của Trung Quốc chỉ được trang bị 3M-54E và không có 3M-14E.
Tên lửa đối hạm có khả năng tấn công tàu sân bay 3M-54E1
Theo giới thiệu của người đại diện, Zvezdochka là nhà máy nổi tiếng của Nga, chuyên đóng mới và sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm động cơ diezen. Hiện tại, Sindhurakshak là chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc Project 877 EKM hoàn tất quá trình sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu này. Nội dung cải tạo, nâng cấp gồm nâng cấp và thay thế mới trên 10 hệ thống thiết bị do Nga và Ấn Độ sản xuất. Sau khi nâng cấp, các tàu ngầm 877EKM của hải quân Ấn độ đã trở thành loại tàu hiện đại nhất trong số các phiên bản xuất khẩu của Kilo.
Đại diện của nhà máy Zvezdochka cho biết, lễ bàn giao và tiếp nhận Sindhurakshak sẽ được tiến hành vào ngày 26 và đến ngày 29/01 nó sẽ lên đường trở về Ấn Độ.
Theo ANTD
Lầu Năm Góc tăng vai trò nữ binh sĩ Ngày 24.1, tờ The New York Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay Lầu Năm Góc sẽ mở rộng vai trò của nữ binh sĩ khi dỡ bỏ hạn chế họ tham gia một số vị trí chiến đấu. Trước đây, vào năm 1994, Bộ Quốc phòng nước này ban hành quy định không cho phép nữ giới tác...