Việt Nam – Campuchia lần đầu đối thoại quốc phòng
Lãnh đạo hai nước cùng đánh giá tác động tình hình khu vực và thế giới đến quan hệ song phương, bàn biện pháp thúc đẩy hợp tác thời gian tới.
Việt Nam và Campuchia sẽ tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và các đối tác. Ảnh minh họa: TTXVN
Cuộc đối thoại giữa Việt Nam và Campuchia diễn ra từ ngày 18/10 đến ngày 20/10. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam, theo TTXVN.
Các lĩnh vực hai nước sẽ được tập trung hợp tác là chia sẻ thông tin, đào tạo, tập huấn cán bộ, trao đổi đoàn các cấp, quản lý và bảo vệ an ninh biên giới, đấu tranh phòng chống buôn lậu, ma túy. Việt Nam và Campuchia cũng phối hợp hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong khuôn khổ Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), ASEAN và các đối tác (ADMM ).
Trong thời gian này, ông Vịnh đến chào xã giao Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia và nói chuyện tại Đại học Tổng hợp Quốc phòng Campuchia.
Video đang HOT
Tại TP HCM hôm nay, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và người đồng cấp Campuchia Hor Namhong đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác của Campuchia trong việc đảm bảo lợi ích chính đáng của kiều dân Việt Nam sinh sống tại nước này. Việc người Việt được đối xử bình đẳng như đối với kiều dân nước khác là phù hợp với qui định, luật pháp của Campuchia và trên tinh thần quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước.
Ông Minh và ông Hor một lần nữa khẳng định lại quyết tâm sớm hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên bộ, nhằm xây dựng đường biên hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Trong 9 năm qua, Việt Nam và Campuchia đã phân giới được 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới 1.137 km, xác định được 260 vị trí mốc, xây dựng được 305 cột mốc. Hiện nay còn 7 đoạn trên biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia hai nước chưa thống nhất được cách giải quyết. Sau khi đối chiếu với bản đồ lưu tại Liên Hợp Quốc, chính phủ hai nước đều khẳng định cơ sở để tiến hành phân giới cắm mốc là phù hợp với luật pháp quốc tế. Mới đây Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu phổ biến rộng rãi bản đồ phân giới của nước này với Việt Nam để người dân Campuchia được biết.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, nhất trí hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ký kết các thỏa thuận hợp tác mới. Tính đến hết năm ngoái, Việt Nam có 167 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng vốn đạt 3,4 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 đạt 3,3 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2015 đạt gần 2,5 tỷ USD.
Đại diện hai nước còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, tăng cường hợp tác với các nước trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS). Kỳ họp lần thứ 15 sẽ được tổ chức tại Campuchia trong năm sau.
Việt Anh
Theo VNE
Con trai Hun Sen phân vân tranh cử thủ tướng Campuchia
Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, không trả lời thẳng "có" hoặc "không" về khả năng kế nhiệm cha trong một chương trình phỏng vấn với đài Australia.
Ông Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Cambodia Daily.
"Campuchia có nền dân chủ đa đảng. Hiến pháp quy định chúng tôi sẽ tổ chức bầu cử 5 năm một lần", Hun Manet trả lời phỏng vấn trong chương trình The World của đài ABC. "Do đó, người dân Campuchia sẽ quyết định ai và khi nào người đó trở thành lãnh đạo".
Khi được hỏi về khả năng kế nhiệm Thủ tướng Hun Sen, ông Hun Manet trả lời "có thể không, có thể có". Hun Manet cho biết ông không có sự chuẩn bị nào cho khả năng lãnh đạo Campuchia.
"Thực ra, cha chúng tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng ông không muốn con cái theo nghiệp chính trị", Hun Manet nói.
Tuy nhiên, Hun Manet vẫn tham gia chính trường. Ông hiện là trung tướng trong các lực lượng vũ trang Campuchia. Ông lý giải việc này "hoàn toàn trên cơ sở nhân đạo", muốn đóng góp cho xã hội, đáp ứng các nhu cầu của người dân.
Như Tâm
Theo VNE
Nga sơ tán một số công dân khỏi Syria Moscow sơ tán 56 cá nhân, trong đó có 38 công dân Nga, khỏi Syria sau khi kết thúc một đợt hỗ trợ nhân đạo tới quốc gia này. Một phi cơ của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga. Ảnh: Sputnik. "56 người, trong đó có 10 trẻ em, rời Syria trên một phi cơ của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga", Sputnik...