Việt Nam bác cáo buộc hỗ trợ tin tặc tấn công Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam phủ nhận chính phủ hỗ trợ nhóm APT32 đánh cắp thông tin về Covid-19 của Trung Quốc.
“Đây là những thông tin không có cơ sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào”, ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói trong họp báo trực tuyến thường kỳ chiều 23/4.
Ông Thắng lên tiếng về thông tin hãng bảo mật FireEye, trụ sở tại Mỹ, cho rằng chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Tin tặc đe doạ nhiều tổ chức chính phủ và doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: BBC.
“Các hành vi tấn công, đe doạ an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật”, phó phát ngôn nói.
Video đang HOT
Theo tin ngày 22/4 của Reuters, FireEye cho rằng nhóm tin tặc APT32 có sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đã tấn công vào các cơ quan nhà nước của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chặn Covid-19. Các cơ quan của Trung Quốc được nhắc đến là Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp và chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi bùng phát nCoV. APT32 cũng bị cáo buộc “tấn công cơ quan chính phủ các nước, doanh nghiệp và tổ chức y tế để lấy thông tin về bệnh dịch mới và về nỗ lực ngăn chặn dịch”.
Theo ông Thắng, năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng. Việt Nam đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật nhằm ngăn chặn các hành vi tấn công mạng.
“Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức”, ông Thắng nói.
Việt Anh
Singapore 'cạch mặt' Zoom sau vụ kẻ biến thái xuất hiện trong lớp học online
Hai tin tặc đột nhập vào một lớp học địa lý thông qua phần mềm Zoom ở Singapore, sau đó cho hiện ra hình ảnh tục tĩu và lời lẽ dâm dục với các nữ sinh. Bộ Giáo dục Singapore sau đó thông báo ngừng sử dụng phần mềm này.
Những sự cố mới gây ra nỗi lo về việc sử dụng phần mềm Zoom cho việc dạy học và làm việc trực tuyến giữa dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Ngày 10-4, Bộ Giáo dục Singapore cho biết nước này sẽ dừng sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ dạy học sau "những vụ việc rất nghiêm trọng". Đây là một trong những phần mềm phục vụ cho việc học tập, làm việc trực tuyến phổ biến, đặc biệt giữa dịch COVID-19 hiện nay.
Theo Hãng tin Reuters, trong số những vụ việc này có vụ những hình ảnh tục tĩu xuất hiện trên màn hình dạy học và cảnh những người đàn ông lạ hoắc trong một giờ học địa lý online.
Trong khi đó, báo Straits Times của Singapore tường thuật lại chi tiết vụ việc: "Vụ việc diễn ra trong một buổi học địa lý dành cho một lớp cấp hai. Những tên tin tặc tấn công vào đoạn video phát trực tuyến và trưng ra trước mặt học sinh hình ảnh "của quý".
Một học sinh 13 tuổi trong lớp kể lại với mẹ bé rằng hai tên tin tặc, người da trắng, đã nói với các nữ sinh đang tham gia lớp học có 39 học sinh rằng "hãy cho chúng tôi xem ngực đi nào".
Mẹ của nữ sinh nói rằng bà sốc với những gì đã xảy ra và bà đã thông báo cho giáo viên của lớp về vụ việc".
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh các trường học tại Singapore đã đóng cửa trong tuần này. Đây là một phần quan trọng trong số các biện pháp nhằm ngăn lây lan COVID-19. Tuy nhiên, các học sinh vẫn có thể học qua mạng.
"Đây là những vụ việc rất nghiêm trọng. Nhằm đề phòng, các giáo viên của chúng tôi sẽ ngưng sử dụng Zoom cho đến khi các vấn đề bảo mật được giải quyết" - ông Aaron Loh, người phụ trách bộ phận công nghệ dạy học của Bộ Giáo dục Singapore nói và cho biết họ đang điều tra các vụ việc này.
Ông Aaron Loh cũng thông tin Bộ Giáo dục Singapore sẽ tư vấn thêm cho giáo viên về các cách bảo mật trực tuyến chẳng hạn đăng nhập an toàn, không chia sẻ đường link (liên kết) cuộc họp ảo ra ngoài. Tuy nhiên, hiện không rõ Singapore sẽ dùng phần mềm thay thế nào cho việc dạy học hay có biện pháp nào khác.
Về phía Zoom, trong một tuyên bố họ cho biết "lên án mạnh mẽ" các hành vi như trên và nói thêm họ "cam kết cung cấp cho những người dạy học các công cụ và nguồn lực mà họ cần trên một nền tảng an toàn và bảo mật".
Trước đó, Đài Loan và Đức đã áp dụng các hạn chế lên việc sử dụng Zoom. Google cũng cho biết Zoom sẽ không còn chạy trên máy tính của công ty vì phần mềm này không đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật.
BÌNH AN
Quân Hamas dùng mỹ nhân kế dụ binh lính Israel Hàng chục binh lính Israel bị lấy cắp dữ liệu trên điện thoại khi trò chuyện trên mạng với những phụ nữ do lực lượng Hamas đóng giả. Một phát ngôn cho biết các binh sĩ đã được gửi nhiều bức ảnh giả của những cô gái trẻ và bị dụ dỗ tải xuống một ứng dụng mà không biết rằng nó có...