Việt Nam bác bỏ lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc ở Biển Đông
Việt Nam khẳng định lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố vi phạm luật quốc tế và quyền tài phán của quốc gia.
“Việt Nam cho rằng các biện pháp bảo tồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với những quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và không làm phương hại tới quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của các quốc gia khác. Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương của Trung Quốc”, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nói trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay.
Ông Việt khẳng định quy chế cấm đánh bắt đơn phương của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Một thuyền viên tàu cá Quảng Bình mang ống nước xin nước ngọt từ tàu cá Sang Fish 01 trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Thành Nguyễn .
Phản ứng được ông Việt đưa ra sau khi có thông tin hải cảnh Trung Quốc tuyên bố sẽ thực thi lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè từ ngày 1/5 đến 16/9, áp dụng tại khu vực Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trên Biển Đông, trong đó gồm một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Trung Quốc hàng năm ngang nhiên đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt với cả ngư dân nước khác, tuyên bố sẽ tăng cường giám sát để bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm.
Luật hải cảnh Trung Quốc được ví như 'bom hẹn giờ'
Chuyên gia quốc phòng Philippines nhận định luật hải cảnh Trung Quốc mới thông qua vi phạm luật quốc tế, không khác gì "bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào".
Trung Quốc ngày 22/1 thông qua luật hải cảnh, cho phép lực lượng này sử dụng "mọi phương tiện cần thiết", kể cả việc nổ súng, để ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài.
Đạo luật còn cho phép hải cảnh Trung Quốc được phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Hải cảnh Trung Quốc còn được trao quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.
Tàu tuần tra lớn nhất thế giới Hải cảnh 3901 của Trung Quốc. Ảnh: CGC .
Theo Fernando Hicap, chủ tịch Pamalakaya, một liên đoàn của ngư dân Philippines, luật hải cảnh Trung Quốc " mâu thuẫn với nguyên tắc tự do hàng hải được luật hàng hải quốc tế công nhận ".
Trong một tuyên bố, ông cảnh báo đạo luật này "không khác gì lời tuyên chiến" đối với các bên tranh chấp hợp pháp đối với các vùng biển mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Nhà phân tích quốc phòng Chester Cabalza, chuyên gia tại Đại học Quốc phòng Philippines, gọi luật hải cảnh mà Trung Quốc mới thông qua là " quân bài thay đổi cuộc chơi" bởi nó biến một lực lượng có nhiệm vụ trị an, tìm kiếm cứu nạn thành một công cụ hăm dọa của quân đội.
Hicap đánh giá với đạo luật mới, "hải cảnh Trung Quốc giờ đây có thể bắn bất cứ ai, dù có vũ trang hay không, trong vùng lãnh hải mà họ tuyên bố chủ quyền trái phép". "Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngư dân Philippines", ông nói.
Chuyên gia phân tích Cabalza thêm rằng các ngư dân Philippines vốn đã bị hải cảnh Trung Quốc thường xuyên "quấy rối". "Một khi luật mới có hiệu lực, nó sẽ tạo ra tâm lý phản kháng và làm suy yếu ý chí của người dân chúng tôi", ông cho biết. "Khi luật có hiệu lực, người dân Philippines... sẽ cảm thấy căm ghét Trung Quốc".
Theo cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio, luật hải cảnh của Trung Quốc " vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc cấm sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc lãnh hải".
Việc Trung Quốc trao quyền cho lực lượng hải cảnh phá hủy các thực thể của nước ngoài cũng tiềm ẩn nguy cơ làm leo thang căng thẳng. Philippines năm 1999 đã neo con tàu từ thời Thế chiến II Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây thuộc Biển Đông và điều quân tới đây đồn trú nhằm tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Manila năm 2014 đã khước từ yêu cầu di dời con tàu từ phía Bắc Kinh.
Luật mới cho phép hải cảnh Trung Quốc phá dỡ tàu Sierra Madre song giới phân tích nhận định hành động này nhiều khả năng sẽ làm nảy sinh xung đột.
"Một cuộc tấn công vũ trang vào tàu Sierra Madre sẽ kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines", cựu thẩm phán Philippines Carpio cho hay, đề cập tới hiệp ước quân sự giữa Manila và Washington, theo đó một trong hai quốc gia sẽ có trách nhiệm hỗ trợ nước kia nếu họ bị tấn công bởi bên thứ ba.
"Nếu Trung Quốc dùng vũ lực bảo vệ lãnh thổ, lực lượng hải cảnh lớn nhất thế giới của họ sẽ trở thành một quả bom hẹn giờ có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào. Nó ngụ ý rằng Trung Quốc có thể gây chiến với bất kỳ quốc gia nào đe dọa lợi ích hàng hải của họ", Cabalza nhận xét. "Việc sử dụng lực lượng hải cảnh để bảo vệ các đường biên giới trên biển là dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến có thể nổ ra".
Những năm gần đây, chiến lược hàng hải của Bắc Kinh cho thấy lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngày càng được giao thêm nhiều vai trò mang tính hiếu chiến. Năm 2016, Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu tuần duyên lớn nhất thế giới nhằm tuần tra Biển Đông. Con tàu vũ trang lớn đến mức được các nhà phân tích quốc phòng đặt tên là "quái vật".
Mỹ trong khi đó cũng phản ứng bằng cách tập trung phát triển lực lượng tuần duyên. Washington đã lên kế hoạch triển khai tàu tuần duyên "phản ứng nhanh" đến Biển Đông để "bảo vệ lợi ích của Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực".
"Luật mới tạo nền tảng cho các hành động đơn phương và cưỡng ép nhằm hủy hoại chủ quyền của các quốc gia đi ngược lại ý muốn của Trung Quốc", nhà phân tích Cabalza đánh giá. "Nó ngụ ý rằng Trung Quốc là ông chủ duy nhất ở các vùng biển tranh chấp và các quy tắc mà họ đặt ra phải được tuân thủ, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả".
Hicap từ Pamalakaya kêu gọi chính phủ Philippines "dứt khoát phản đối đạo luật này và bảo vệ người dân Philippines trước những hành vi gây hấn từ Trung Quốc". Thượng nghị sĩ Philippines Rita Hontiveros gọi việc Bắc Kinh thông qua luật hải cảnh là một "diễn biến rất tiêu cực".
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. ngày 27/1 cho biết ông đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng với tàu nước ngoài.
"Sau khi xem xét, tôi đã gửi công hàm phản đối", Ngoại trưởng Locsin thông báo trên Twitter. "Dù ban hành luật là quyền của mỗi quốc gia, việc thông qua luật này... là lời đe dọa chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo", ông nhấn mạnh.
"Tôi tin rằng luật hải cảnh mới của Trung Quốc chỉ nhằm đe dọa các bên tranh chấp khác và không nhất thiết họ phải sử dụng vũ lực ngay từ đầu", cựu quan chức hải quân Philippines Antonio Trillanes nhận định. "Tuy nhiên, nó chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm trên Biển Đông".
Chuyên gia lo ngại khi quan chức Trung Quốc là thẩm phán tòa luật biển Đại diện mới của Trung Quốc ở Tòa án Quốc tế về Luật Biển có thể giúp nước này thúc đẩy tranh luận có lợi cho Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông, theo các chuyên gia. Hôm 24/8, Đoàn Khiết Long, Đại sứ Trung Quốc tại Hungary, được bầu làm một trong 6 thẩm phán mới của Tòa án Quốc tế về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhiều bang kiện quyết định dừng các dự án điện gió của Tổng thống Mỹ

Trung Quốc cam kết không xuất khẩu ồ ạt hàng giá rẻ sang các nước đối tác

EU nới lỏng kiểm soát đầu tư công nghệ nhạy cảm từ Trung Quốc

Phái đoàn Belarus sắp tới Triều Tiên để thúc đẩy hợp tác song phương

Ông Friedrich Merz không giành được đa số phiếu để trở thành Thủ tướng Đức

Trên 2.000 nhân viên kiểm duyệt nội dung cho Meta mất việc

Thị trưởng Moskva: Phòng không chặn ít nhất 19 UAV bay về hướng thủ đô Liên bang Nga

Phát hiện nhiều cá ông chuông mắc cạn ở bờ biển Australia

Peru đình chỉ hoạt động khai thác vàng sau thảm kịch 13 người chết

Israel có thể mất các con tin khi mở rộng chiến dịch quân sự ở Gaza

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

LHQ cảnh báo Israel đẩy Gaza tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới
Có thể bạn quan tâm

Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày
Góc tâm tình
05:03:59 07/05/2025
Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Bị chê nghèo vì mang dép 50K, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng cả nước nói rõ một điều
Sao việt
23:09:59 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025