Việt Nam bác bỏ cáo buộc của Malaysia trong vụ máy bay mất tích
Người đứng đầu ngành hàng không Việt Nam bác bỏ cáo buộc của phía Malaysia rằng Việt Nam chậm trễ trong việc thông báo máy bay MH370 mất tích.
Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Malaysia cáo buộc Việt Nam chậm trễ 12 phút so với quy định trong việc thông báo tàu bay mất tích.
Trao đổi với PV, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết sáng 5/5, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi thư cho Cục Hàng không dân dụng Malaysia đề nghị gửi bản Báo cáo sơ bộ vụ MH370cho phía Việt Nam. Ông cũng cho hay mới biết thông tin Malaysia cáo buộc Việt Nam phản ứng chậm trễ trong vụ MH370 mất tích qua báo chí và chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía Malaysia.
Cuối tuần qua, báo chí Malaysia đưa tin người đứng đầu cơ quan hàng không nước này đổ lỗi cho Việt Nam về sự chậm trễ trong vụ máy bay MH370 mất tích. Theo đó, Cục trưởng Hàng không Malaysia, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cho rằng vào ngày 8/3, cơ quan hàng không Việt Nam thông báo máy bay mất tích ở thời điểm chiếc MH370 đã biến mất khỏi màn hình radar 17 phút, trong khi thông lệ quốc tế là 5 phút.
Theo đó, lúc 1h19 phút giờ Malaysia, quản lý bay Malaysia yêu cầu MH370 chuyển giao cho phía quản lý bay Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh). Tuy nhiên ACC Hồ Chí Minh thông báo cho họ về việc không liên lạc được với máy bay lúc 1h38.
Ông này cũng nhấn mạnh rằng một khi MH370 đã đi qua điểm bay IGARI trên biển Đông, chiếc máy bay sẽ chính thức thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý vùng trời Việt Nam. Phát ngôn này của quan chức Malaysia được đưa ra một ngày sau khi họ trình Báo cáo sơ bộ vụ MH370 lên Thủ tướng nước này.
Liên quan cáo buộc trên, Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định, không có bằng chứng cho thấy tàu bay đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý như phía Malaysia nêu ra. Tàu bay MH370 đã mất tín hiệu trên màn hình radar của ACC Hồ Chí Minh một phút 17 giây trước điểm IGARI. Lúc này, tàu bay đang trong vùng thông báo bay của Singapore (vùng trời này được Singapore uỷ quyền cho Malaysia điều hành). Vì tàu bay MH370 chưa thiêt lâp liên lạc với ACC Hồ Chí Minh, việc chuyển giao kiểm soát chưa được hoàn tất. ACC Hồ Chí Minh chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với tàu bay này.
Video đang HOT
Hai tháng sau khi chiếc tàu bay MH370 mất tích, cuộc tìm kiếm đã chuyển sang giai đoạn mới, dự kiến kéo dài trong nửa năm và tiêu tốn 60 triệu USD. Ảnh: Reuters.
Về việc chậm trễ thông báo 12 phút so với thông lệ, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thông báo cho phía Kuala Lumpur chậm 12 phút về việc tàu bay mất tín hiệu radar và chưa có liên lạc với Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Cục khẳng định việc thông báo này chỉ là một trong nhiều công việc cần thực hiện trong giai đoạn hồ nghi.
“Sau khi kiểm tra việc thực hiện các quy định về không lưu và tìm kiếm cứu nạn trong vụ việc này, Cục Hàng không Việt Nam nhận thấy kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ quy trình dịch vụ báo động”, Cục trưởng Cục hàng không khẳng định. Ngay sau khi mất tín hiệu của tàu bay MH370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ lái nhưng không được. Cơ quan này đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái các tàu bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc vớiMH370 nhưng đều không được.
Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trường hợp tàu bay mất tích tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay thì trách nhiệm khởi phát báo động và tìm kiếm cứu nạn đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với tàu bay. Ở trường hợp này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Malaysia. Trên thực tế Việt Nam nhận được điện văn báo động – khẩn nguy của cơ quan phối hợp tìm kiếm cứu nạn Malaysia lúc 22h32 UTC, tức là sau 5 tiếng 10 phút kể từ lần cuối nước này nhìn thấy máy bay trên màn hình radar.
Ngay sau khi nhận được điện văn, Việt Nam đã triển khai tất cả hành động phù hợp, phối hợp với các nước liên quan tổ chức tìm kiếm cứu nạn tàu bay MH370. “Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay có khả năng tàu bay MH370 bay vào”, Cục Hàng không Việt Nam nói.
Theo Xahoi
Úc: Xem xét lại toàn bộ dữ liệu tìm kiếm MH370
Toàn bộ dữ liệu phải được xem xét lại để đảm bảo đang tìm MH370 đúng vị trí.
Ngày 5/5, các quan chức Úc cho biết một ủy ban chuyên gia quốc tế sẽ xem xét lại toàn bộ dữ liệu đã thu thập được trong gần 2 tháng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 để đảm bảo rằng lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm đúng vị trí.
Các quan chức cấp cao của Malaysia, Úc và Trung Quốc đã gặp nhau tại thủ đô Úc để vạch ra những chi tiết cho kế hoạch tiếp theo tìm kiếm MH370 xung quanh một vùng biển ở nam Ấn Độ Dương. Vùng biển này trở thành trung tâm tìm kiếm sau khi một đội chuyên gia phân tích dựa trên các dữ liệu vệ tinh và radar đã tính toán rằng nhiều khả năng MH370 đã rơi xuống đây.
Khu vực tìm kiếm hiện nay dựa trên các dữ liệu vệ tinh
Bắt đầu từ ngày mai, đội chuyên gia quốc tế sẽ xem xét lại toàn bộc các dữ liệu này và kết hợp với các thông tin khác mà họ thu thập được để xác định lại vị trí của máy bay sau khi chiến dịch tìm kiếm hiện nay không phát hiện bất cứ dấu vết nào khả quan.
Tướng Angus Houston, chỉ huy Trung tâm Tìm kiếm Hỗn hợp Úc cho biết: "Đây là một giai đoạn nhạy cảm để xem xét lại các dữ liệu để đảm bảo rằng không một sai lầm nào đã diễn ra, kết quả phân tích là đúng đắn và kết luận hiện nay là chính xác."
Các điều tra viên quốc tế rất bối rối bởi họ thiếu những dữ liệu vững chắc kể từ khi MH370 biến mất một cách bí ẩn vào ngày 8/3. Tất cả những gì mà họ thu được cho đến nay chỉ là những dữ liệu của radar quân sự, các tín hiệu ping của vệ tinh và một số sóng âm được cho là phát ra từ hộp đen máy bay mất tích.
Mặc dù rất tự tin về những thông tin có được, song Bộ trưởng Giao thông Úc Warren Truss cũng phải thừa nhận: "Trong thực tế, lòng tự tin đó không giúp chúng tôi xác định được bất cứ dấu vết nào của chiếc máy bay."
Tướng Angus Houston, chỉ huy Trung tâm Tìm kiếm Hỗn hợp Úc
Hiện quan chức các nước đang liên hệ với nhiều chính phủ và công ty tư nhân để tìm cách huy động những thiết bị đặc chủng có thể lặn sâu hơn tàu ngầm mini Bluefin-21 để chinh phục độ sâu kỷ lục của Ấn Độ Dương trong quá trình tìm kiếm MH370.
Tàu ngầm Bluefin-21 chỉ có thể lặn sâu được 4.500 mét, trong khi một số phần trong khu vực tìm kiếm có độ sâu lớn hơn thế rất nhiều, và cho đến nay vẫn chưa có ai biết chính xác những khu vực đó sâu bao nhiêu, bởi đây là vùng biển chưa từng được khảo sát.
Ngoài khả năng lặn cực sâu, thiết bị mới còn phải có khả năng truyền tín hiệu về tàu mẹ theo thời gian thực. Hiện dữ liệu do tàu ngầm Bluefin-21thu thập được chỉ có thể tải xuống khi tàu ngầm nổi lên mặt nước sau mỗi lần lặn kéo dài 16 tiếng đồng hồ.
Bộ trưởng Truss nói rằng sẽ phải mất 2 tháng nữa lực lượng tìm kiếm mới có thể triển khai được thiết bị mới xuống biển. Trong thời gian này, tàu ngầm Bluefin-21 sẽ tiếp tục được sử dụng sau khi tàu mẹ Ocean Shield trở về căn cứ ở Tây Úc để tiếp nhiên liệu.
Theo Khampha
Chi phí tìm kiếm MH370 giai đoạn mới lên gần 200 triệu ringgit Malaysia Chi phí tìm kiếm MH370 giai đoạn mới lên gần 200 triệu Theo ước tính của Australia, giai đoạn tiếp theo trong cuộc tìm kiếm máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines sẽ có chi phí 60 triệu đô la Australia (khoảng 181,1 triệu ringgit Malaysia) khi mở rộng tìm kiếm ở khu vực chưa có...