Việt Nam bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ mới của Trung Quốc là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982.
Ngày 31.8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023″, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Bà Phạm Thu Hằng khẳng định: việc Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023″, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo UNCLOS 1982.
“Yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982″, bà Hằng nhấn mạnh.
Việt Nam khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn.
Việt Nam bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông
Trước đó, Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc hôm 28.8 phát hành bản đồ mới của Trung Quốc, thể hiện tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh (Trung Quốc) đối với toàn bộ Biển Đông.
Bản đồ cũng thể hiện chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực tranh chấp ở biên giới phía nam với Ấn Độ và toàn bộ đảo Bolshoy Ussuriysky (Trung Quốc gọi là đảo Hắc Hạt Tử). Theo Sputnik News, Nga và Trung Quốc vào năm 2008 đạt thỏa thuận phân chia đảo này và hai bên đạt thỏa thuận cùng chung phát triển đảo Bolshoy Ussuriysky từ năm 2014.
Bản đồ mới của Trung Quốc lập tức gây nên làn sóng phản đối trong các chính phủ ở châu Á.
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự.
Trong cuộc họp báo chiều 3.8, trả lời câu hỏi của các phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc nhà chức trách Trung Quốc ngày 28.7 thông báo nước này sẽ tiến hành một cuộc "huấn luyện quân sự" trên Biển Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8. Khu vực thông báo tập trận bao trùm một phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh THẢO PHẠM
"Việc Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nhấn mạnh.
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Trước đó, Cục An toàn hàng hải Trung Quốc cho biết, nước này sẽ tiến hành huấn luyện quân sự ở Biển Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8, trên một khu vực rộng lớn bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo dõi mọi diễn biến của tàu Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển luôn theo dõi mọi diễn biến liên quan, kiên quyết, kiên trì bảo vệ và thực thi các quyền và lợi ích của Việt Nam trên vùng biển của mình trước những hoạt động của tàu thăm dò Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Trong...