Việt Nam – Argentina: Tạo đà để doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Argentina do Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải và Quốc Vụ khanh phụ trách Quan hệ kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại giao, Thương mại quốc tế và Tôn giáo Argentina Jorge Neme đồng chủ trì đã được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Theo đó, hai bên đã tiến hành rà soát các kết quả đạt được kể từ Kỳ họp lần VI Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Argentina được tổ chức vào tháng 10 năm 2018 tại Thủ đô Buenos Aires, từ đó xác định các nội dung công việc cần triển khai trong thời gian tới để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, khoa học công nghệ…
Về thương mại, quan hệ Việt Nam – Argentina đang trên đà phát triển và đạt những kết quả tích cực. Đặc biệt, Argentina hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh và thứ 5 tại khu vực châu Mỹ.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt 3,95 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2019.
Riêng 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều có những bước phát triển ấn tượng khi đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 21,76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khuôn khổ Kỳ họp, hai bên đã trao đổi các biện pháp nhằm nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều, đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu để từng bước cân bằng cán cân thương mại song phương.
Video đang HOT
Cùng với đó, hai bên thống nhất tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau; đồng thời tiếp tục trao đổi liên quan tới việc mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông sản thế mạnh của mỗi nước.
Ngoài ra, đoàn đại biểu hai bên đánh giá cao những nỗ lực và kết quả hợp tác trong nhiều lĩnh vực như nhân chủng học pháp y và khoa học công nghệ, đồng thời cam kết thúc đẩy hợp tác trong các nội dung như xây dựng, đào tạo việc làm, văn hóa, thể thao và du lịch.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã và đang để lại những tác động nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu, Kỳ họp lần VII Ủy ban liên Chính phủ
Việt Nam – Argentina là thời điểm thích hợp để hai bên cùng rà soát những kết quả đã đạt được và thống nhất những nội dung thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Kết thúc cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và Quốc Vụ khanh phụ trách Quan hệ kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại giao, Thương mại quốc tế và Tôn giáo Argentina Jorge Neme đã ký kết Biên bản Kỳ họp lần VII Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Argentina.
Việt Nam - Ả rập Xê út: Thúc đẩy hợp tác đi vào thực chất, sâu rộng
Chiều ngày 7/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả rập Xê út đã chủ trì Phiên họp toàn thể Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ả rập Xê út về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ theo hình thức trực tuyến.
Kỳ họp lần này là dịp để hai bên rà soát lại tình hình hợp tác trên các lĩnh vực, trao đổi bàn bạc để cùng tìm ra giải pháp, những bước đi thiết thực và hiệu quả cho việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương.
Kết thúc Phiên họp toàn thể, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, (tại điểm cầu Hà Nội) và Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út (tại điểm cầu Riyalh) đã cùng nhau ký Biên bản Kỳ họp kết thúc tốt đẹp Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ả rập Xê út.
Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại phát triển tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng nhanh và đạt mức cao mức nhất 1,87 tỷ USD vào năm 2014; sau đó giảm xuống và đến năm 2017 đã tăng trở lại đạt mức 1,7 tỷ USD; năm 2018 đạt trên 1,8 tỷ USD và năm 2020 đạt 1,6 tỷ USD. Trong cán cân ngoại thương giữa hai nước, Việt Nam luôn nhập siêu từ Ả rập Xê út. Nguyên nhân chính là Việt Nam nhập khẩu với trị giá và số lượng lớn các mặt hàng mà Ả rập Xê út có thế mạnh, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào như chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất và sản phẩm hóa chất, để phục vụ nhu cầu sản xuất ở trong nước.
Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương), cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính chất bổ sung lẫn nhau. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này gồm có điện thoại di động, sản phẩm dệt may, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ... Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính gồm chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất và sản phẩm hóa chất, phân bón các loại...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại phiên họp
Mặc dù đạt kết quả nổi bật, song theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, hợp tác giữa hai bên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mong muốn của mỗi bên, như đầu tư trực tiếp của Ả rập Xê út vào Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế, việc triển khai một số bản ghi nhớ đã ký còn chậm, đàm phán ký kết một số văn kiện hợp tác chưa tiến triển...
Trong thời gian qua, cấp kỹ thuật của hai bên đã làm việc tích cực trên tinh thần xây dựng, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau để thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác theo các lĩnh vực chuyên ngành; đồng thời đề xuất, đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ả rập Xê út .
Để thúc đẩy hợp tác song phương hiệu quả, thiết thực trong thời gian tới, tại kỳ họp, hai bên đã thảo luận một số nội dung tháo gỡ khó khăn trong quan hệ thương mại giữa hai nước, như đề nghị Ả rập Xê út quan tâm, thúc đẩy phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xem xét bổ sung thêm các doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách được xuất khẩu thủy sản vào Ả rập Xê út, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế; tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi đoàn giữa hai bên.
Đặc biệt, hai bên sẽ tăng cường thúc đẩy đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu theo đúng nhu cầu và thế mạnh của nhau.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng bày tỏ mong muốn Ả rập Xê út sẽ trở thành cầu nối để Việt nam đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực Trung Đông. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp Ả rập Xê út đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, nhất là các lĩnh vực như năng lượng, điện, dầu khí, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng, các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác đi vào thực chất, sâu rộng trong các lĩnh vực, như: quốc phòng an ninh, lao động, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, thông tin truyền thông ...
Kết thúc Kỳ họp, hai bên nhất trí Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp sẽ được tổ chức vào năm 2023 tại Ả rập Xê út.
Cảnh báo biến chủng nCoV mới có thể kháng vaccine Covid-19 Biến chủng Lambda hiện chiếm 82% số ca mắc mới tại Peru. Nó được cảnh báo nguy hiểm hơn chủng Delta vì khả năng kháng vaccine. Theo DW , biến chủng SARS-CoV-2 Lambda (hay còn gọi là C.37) được phát hiện lần đầu tiên ở Peru. Chỉ sau thời gian ngắn, nó nhanh chóng khiến các chuyên gia ở Mỹ Latin lo lắng...