Việt kiều trong rừng thẳm

Theo dõi VGT trên

Người Cơ Tu sống hai bên dòng sông A Sáp thuộc hai nước Việt-Lào dọc dải biên giới A Lưới (TT-Huế) và Ka Lô (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) có chung một già làng. Nhiều người đã được nhập tịch Việt Nam sau 20 năm lang bạt rừng sâu núi thẳm.

Hiện, họ đã từ bỏ cuộc sống du mục và đặt ra quy ước: Ai vào rừng bẫy thú, đốt nương, đánh bắt cá bằng thuốc nổ sẽ bị phạt vạ.

Người Cơ Tu sống ở bản Arooc, Ka Lô (Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) và những người cùng dân tộc mình đang định cư ở các thôn giáp biên giới A Tin, La Tưng, Chi Hòa (xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh TT-Huế) tự giao kèo với nhau như vậy. Và họ đã làm được.

Việt kiều trong rừng thẳm - Hình 1

Gia đình Kê Un sống yên bình trên quê hương.

Những “Việt kiều” che thân bằng lá cây

Kê Un, 35 tuổi, cùng hai người anh em là Kê Ooc, Kê Ai vừa được nhập quốc tịch Việt Nam hồi đầu năm ngoái. Cách đây gần 20 năm, gia đình Kê Un ở thôn Pa E (xã Nhâm, huyện A Lưới). Cuộc sống khốn khó, cả nhà dắt díu nhau lội sông A Sáp qua đất Lào phát nương, làm rẫy. Họ dựng chòi từ những cây tranh, lồ ô, tre nứa… để rồi qua mùa rẫy lại tiếp tục đi tìm vùng đất mới.

Dùng vỏ cây a mâng làm áo quần, hái lá cây lớn làm chén bát, lấy rễ cây làm thuốc, họ sống qua từng con rẫy cho đến khi anh trai của Kê Un mất vì sốt rét và bố Kê Un nằm lại chốn núi rừng. Những thành viên còn lại trong gia đình thất thểu bỏ rừng trở về quê hương. Những Việt kiều sống trong sự đùm bọc của bà con đồng bào Cơ Tu, Tà Ôi ở thôn A Tin, xã A Đớt. “Dân làng cho mình gạo, muối, khoai sắn. Sau đó cho thêm cây giống để làm rẫy, làm ruộng” – Kê Un nói.

Không riêng Kê Un, hơn 200 Việt kiều ở bản Ka Lô (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) đều được người dân Việt Nam cưu mang, giúp đỡ. Gần 30 năm trước, những người Cơ Tu, Tà Ôi ở A Lưới (TT-Huế) và Tây Giang (Quảng Nam) cắt rừng tiến qua đất Lào tìm cuộc sống mới. Họ tụ tập lại, dựng nên bản Ka Lô. “Chỉ biết phát nương làm rẫy, săn thú, bắt cá kiếm ăn” – Ploong Hiar, một trong những người già nhất bản, kể.

Việt kiều trong rừng thẳm - Hình 2

Video đang HOT

Già làng Đặng Sơn Thi (trái) gửi thóc giống cho già Ploong Hiar mang qua giúp dân Ka Lô

Năm 2007, bản Ka Lô vốn nằm sâu trong cánh rừng của dãy Trường Sơn, được di dời ra gần tuyến đường. Vùng định cư mới “chỉ” còn cách trung tâm huyện Kà Lừm 130km. Từ rừng sâu, người dân Ka Lô bồng bế nhau ra vùng đất mới. Cách khu định cư mới của bản Ka Lô chừng 2 giờ băng rừng, thôn A Tin (xã A Đớt) trở thành nơi nghỉ chân của những Việt kiều mới ra từ rừng thẳm. Đối với những Việt kiều che thân bằng lá cây thì hình ảnh những người dân Việt cùng dòng máu Cơ Tu, Tà Ôi mang quần jeans ống loe, đi xe máy như ở một thế giới khác.

Sống hàng chục năm trên đất Lào, ngôn ngữ của họ dần bị mai một. Trong khi trẻ em Cơ Tu ở A Đớt đã có thể nói lau láu tiếng Kinh. Bằng những nét tương đồng còn sót lại trong ngôn ngữ, văn hóa, họ nhanh chóng thấu hiểu hoàn cảnh, cuộc sống của đôi bên. Dân làng A Tin bàn nhau chia một phần lương thực của mình để nuôi những người đồng bào đã nhiều ngày liền băng rừng chỉ ăn lá cây cầm hơi. Hơn một tháng, những người Cơ Tu đất Việt mở rộng tấm lòng, bao dung đón những đứa con lưu lạc.

Khi bản Ka Lô được xây dựng xong, bà con A Tin gom góp các loại cây giống, con giống cho họ mang theo. Người Cơ Tu ở A Tin còn đi theo họ qua đất Lào để hướng dẫn họ gieo hạt, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. “Chúng tôi còn bày họ cách nấu mì tôm” – già làng Đặng Sơn Thi (thôn A Tin), nói.

Già làng “lưỡng quốc”

“Bà con bên Lào thấy người Việt dùng chất nổ giết hết cá nhỏ cá to. Họ nói nên đặt ra quy ước: dùng chất nổ sẽ bị phạt vạ bò, heo. Dân trong thôn, ai cũng đồng ý. Cá sông Trôn, sông A Sáp lại đầy”. Già làng Đặng Sơn Thi

Già làng Đặng Sơn Thi – đã sống gần 70 mùa rẫy – không thể nhớ hết những lần ông qua đất Lào, khi mang mì tôm, thóc lúa, lúc mang mắm muối, đồ khô cho bà con Việt kiều ở Ka Lô. Bây giờ, cuộc sống của người Ka Lô đã ổn định, không còn du canh du cư, tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ em không được đến trường, lúc đau ốm bệnh tật không có bác sĩ, phải băng rừng qua biên giới mới có một trạm xá Quân Dân y do đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt dựng lên.

“Thỉnh thoảng, người dân Ka Lô lại qua A Tin xin thóc lúa, cây giống” – già làng Đặng Sơn Thi cho hay – “Họ đến nhà người nào ở A Tin, nhà đó sẽ cho. Nếu nhà đó không có, nhà bên cạnh phải có trách nhiệm giúp đỡ. Người Cơ Tu ở Ka Lô chỉ xin đủ, không lấy thừa, bà con mình ai có lòng thì cho thêm. Nhưng đưa nhiều quá họ cũng không lấy”.

Đối với bà con bản Ka Lô bên đất Lào, già Thi và những người dân ở thôn A Tin là chỗ dựa cho họ. Mỗi lời già Thi nói ra đều được người dân hai bên nghe theo răm rắp. Già Thi tham gia cách mạng từ năm 1967, đã có gần 15 năm làm cán bộ xã, Chủ tịch Hội Nông dân xã.

Từ già Thi, những hương ước được cả hai bên đưa ra và thực hiện với sự chứng giám của núi rừng. Không săn bắt thú rừng, không khai thác lâm sản, không chia rẽ Việt – Lào, thậm chí những ứng xử giản đơn như uống rượu không được nói nặng lời, không phá phách cũng được bà con hai bên quy ước với nhau.

Cả làng nghe lời già Thi, bà con Việt kiều ở Ka Lô ai cũng yêu mến gọi già Thi bằng Pả (bố).

Việt kiều trong rừng thẳm - Hình 3

Thanh niên Ka Lô qua biên giới giao lưu với những người bạn Việt

Rừng thẳm tình thâm

Có lần chập choạng tối, hai anh em A De, A Zoan ở bản Ka Lô đi đánh cá ở khe Tam Ra trong rừng sâu. A Zoan bị trượt ngã, gãy chân. A De đang luống cuống thì gặp Đặng Sơn Tinh ở thôn A Tin cũng vừa đi đánh cá về. Người thanh niên thôn A Tin liền sơ cứu, chặt cây làm nẹp rồi khiêng chàng Việt kiều A Zoan về trạm xá bên đất Việt. Nằm nghỉ ngơi mấy ngày liền, lúc ra đi, hai anh em A Zoan, A De chỉ biết ôm chặt lấy những người đồng bào thay cho lời cảm ơn.

Kê Un giờ đã có ba đứa con, đứa lớn 15 tuổi. Với Kê Un, năm sào ruộng và những rẫy bắp, rẫy chuối cùng gà, heo đầy chuồng là những thứ mà cách đây mấy chục năm, cả gia đình Kê Un rời bỏ quê hương dấn thân vào rừng để tìm kiếm. “Nay Nhà nước cho nhập quốc tịch, được cấp đất xây nhà, con đi học, ốm đau không phải lo, hai vợ chồng bớt cực khổ” – Kê Un nói.

Theo ông Hồ Minh Đường, chủ tịch UBND xã A Đớt: “Ba thôn giáp biên giới Việt – Lào gồm A Tin, La Tưng và Chi Hòa gồm hơn 230 hộ, trong đó có 7 hộ dân được nhập quốc tịch Việt Nam”.

Kê Un và hai người anh em Kê Ooc, Kê Ai đều lấy vợ Việt. Ở thôn Chi Hòa và thôn A Ngo cũng đã có những người phụ nữ Lào theo chồng về đất Việt sinh sống. Thỉnh thoảng, thanh niên Ka Lô lại băng rừng qua biên giới gặp gỡ đồng bào đất Việt. Những cuộc tình xuyên biên giới nảy nở. Những đứa con mang hơi thở núi rừng được sinh ra như bằng chứng sắt son về tình dân tộc giữa đại ngàn.

“Để hỗ trợ người dân Ka Lô xây dựng cuộc sống mới, cán bộ chiến sỹ ĐBP cửa khẩu A Đớt đã tham gia xây dựng 42 căn nhà, thực hiện nhiều đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, chăn màn…, định kỳ hàng tháng cùng đoàn y tế huyện, Sở NN&PTNT cung cấp giống và hướng dẫn bà con các kỹ thuật canh tác hiện đại…” – thượng tá Trần Danh Tuệ, chính trị viên đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt, cho biết.

Theo Lê Quang Minh (Tiền Phong)

Độc đáo hội Đâm trâu ở Tây Giang

Tây Giang (Quảng Nam) là một huyện miền núi nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, dân số phần đông là đồng bào người Cơ Tu với những tập tục mang tính tâm linh có giá trị văn hóa được thể hiện qua các lễ hội truyền thống.

Độc đáo hội Đâm trâu ở Tây Giang - Hình 1

Già làng cao tuổi nhất đâm nhát giáo đầu tiên

Đồng bào Cơ Tu sống giữa đại ngàn, làm nương, phát rẫy săn bắt để sinh sống nên họ tin vào Giàng (trời) và các đấng thần linh. Và lễ đâm trâu chính là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng diễn ra vào dịp mừng lúa mới, ngày trọng đại của buôn làng...và là một hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống của người Cơ Tu. Với quan niệm: khi Giàng và các vị thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu, thì sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, mùa màng sẽ bội thu, cuộc sống no ấm trong suốt cả năm.

Buổi chiều trước lễ đâm trâu, các già làng đã tề tựu đông đủ dưới mái nhà Gươl làm lễ mời Giàng, mời thần linh về chứng giám cho lòng thành của dân làng. Từng tốp người tụ về quanh khoảnh sân rộng, họ mang theo gà, đầu lợn, bánh sừng trâu,... đến bên con trâu hiến tế, gửi vào lời khấn thành kính những ước nguyện về một năm sung túc. Dân làng ăn uống, nhảy múa theo tiếng cồng chiêng cho đến khuya. Còn các già làng ngồi khóc tế trâu trắng đêm. Mượn theo hát lý Cơ Tu và tiếng trống đệm các cụ khóc kể thảm thiết: Tiếng khóc vang vọng giữa đại ngàn, xuyên qua màn sương lạnh căm tạo thành một âm thanh kỳ bí. Dường như đất trời đang giao hòa làm một.

Độc đáo hội Đâm trâu ở Tây Giang - Hình 2

Lễ cúng Giàng sáng ngày diễn ra trước lễ đâm trâu

Buổi sáng hôm sau, khi lớp sương lạnh vẫn còn là là trên mặt đất, từ khắp mọi nơi người dân đã dồn cả về quanh cột X'nur. Tiếng khóc trâu đã dứt, thế vào đó là tiếng cồng chiêng vang lên bắt nhịp cho điệu nhảy Tung tung Za-zá của nam nữ thanh niên sau khi già làng có uy tín nhất đến bên cột X'nur làm lễ cúng Giàng. Từng tốp phụ nữ uyển chuyển khép thành vòng tròn cùng nhau nhảy múa quanh con trâu. Ngoài sân, người lớn, trẻ nhỏ đứng xung quanh, vừa xem, vừa hú vang theo nhịp chiêng trống. Sau khoảng một giờ hứng khởi với điệu nhảy "aman", người nhảy đã thấm mệt và con trâu cũng đã bị làm cho... chóng mặt thì một đoàn gồm các già làng cầm trên tay những cây giáo sắc nhọn tiến vào. Nhát đâm đầu tiên bao giờ cũng do già làng uy tín nhất thực hiện, rồi sau đó là những thanh niên dũng mãnh. Bởi sau nhát đâm đầu tiên con trâu phát hoảng, vùng vẫy tìm đường thoát, đó cũng là lúc con trâu trở nên hung dữ nhất. Con trâu quỵ xuống vì kiệt sức rồi tắt thở, người ta lấy chót của đuôi trâu cùng với một con gà trống còn sống mang cúng thần linh. Già làng lấy một ít phần đuôi, gan và vật cúng tung lên cái ổ trên cột X'nur, toàn bộ lọt gọn vào như một điềm báo rằng Giàng đã chấp nhận lễ vật của dân làng. Dân làng reo vui trước điềm lành rồi hân hoan mời khách quý lên nhà Gươl cùng ăn, uống thỏa thích. Mọi người quây quần bên nhau trong ngôi nhà Gươl uống rượu, hát lý, đánh chiêng, thổi kèn, múa tung tung. Cuộc vui cứ thế kéo dài cho tới hết đêm hôm đó.

Tuấn Linh

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024

Tin đang nóng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024
Đám cưới Khánh Vân mời nửa showbiz, nhưng có một người im hơi lặng tiếng
13:49:09 19/11/2024

Tin mới nhất

Quốc gia hạnh phúc nhất Bhutan: trên bờ 'tan vỡ', đây mới là đời sống thật?

16:30:53 19/11/2024
Nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, và nằm trên dãy Himalaya, là Bhutan. Được biết đến là Vùng đất của Rồng Sấm, đây là một chế độ quân chủ Phật giáo với 700.000 cư dân.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Thế giới

16:40:17 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden trước đây luôn từ chối cho phép Ukraine tấn công bên trong nước Nga bằng ATACMS vì lo ngại điều đó sẽ làm leo thang xung đột. Chúng tôi đang cố gắng tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ Ba , Tổng thống Joe Biden ...

Trên đỉnh núi hoa vàng

Du lịch

16:39:18 19/11/2024
Những con đường nhuộm vàng một sắc hoa, như biểu tượng của cả cao nguyên mùa gió lạnh. Loài hoa báo đông như hừng hực nở một mùa lễ hội trong lời chào mời của đất và người Tây Nguyên.

Cô gái 32 tuổi bối rối khi được 3 người tỏ tình cùng lúc

Netizen

16:37:37 19/11/2024
Cô gái giọng chững chạc nhưng cũng không giấu được vẻ bối rối khi chia sẻ câu chuyện của mình. Năm nay cô 32 tuổi. Mấy năm nay, cô luôn bị người nhà hối thúc việc tìm hiểu, yêu đương, xây dựng gia đình.

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

Lạ vui

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.

Cậu con trai út hiếm hoi lộ diện và bí ẩn của Angelina Jolie và Brad Pitt

Sao âu mỹ

15:28:41 19/11/2024
Ngày 17/11, Angelina Jolie cùng con trai út Knox Jolie-Pitt (16 tuổi) gây chú ý khi tham dự lễ trao giải Governors Awards tại Los Angeles (Mỹ).

Huy Thanh Jewelry: Nơi trang sức kể câu chuyện về sự hoàn mỹ

Làm đẹp

15:25:54 19/11/2024
Trang sức không chỉ là phụ kiện tô điểm mà còn chứa đựng những câu chuyện tinh tế về nghệ thuật chế tác. Tại Huy Thanh Jewelry, từng món trang sức là kết tinh của sự sáng tạo, công nghệ hiện đại và tay nghề thủ công tinh xảo.

Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam

Tv show

15:23:42 19/11/2024
Trên sân khấu chương trình Bài hát của chúng ta , Thu Minh quăng chiếc mâm đạo cụ trước mặt diva Thanh Lam khiến khán giả cho rằng, cô thiếu tôn trọng, hỗn láo với đàn chị.

Báo động tình trạng của Rosé (BLACKPINK)

Sao châu á

15:21:02 19/11/2024
Nhiều người hâm mộ tỏ ra lo lắng cho Rosé. Fan sợ rằng cô ăn kiêng quá đà, tham công tiếc việc khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

4 mỹ nhân Việt đăng quang tại đấu trường nhan sắc quốc tế

Sao việt

15:17:39 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Nguyễn Phương Khánh là 4 người đẹp Việt Nam đã giành vương miện tại những cuộc thi sắc đẹp lớn và danh giá trên thế giới.

Văn Anh mong khán giả không kỳ thị tình yêu đồng giới trong showbiz Việt

Phim việt

15:10:11 19/11/2024
Khai thác chủ đề tình yêu đồng giới của showbiz trong phim Tiểu tam không có lỗi? , diễn viên Văn Anh, Trâm Anh và Kim Nhã hy vọng khán giả không nên kỳ thị.