Việt kiều Mỹ ở Cali: Ở yên một chỗ, ‘nín thở’ mong dịch Covid-19 qua mau
Người Việt tại California (Mỹ) đã rất lo lắng và hoảng sợ khi chứng kiến cảnh đánh nhau ở siêu thị giành mua đồ hay xếp hàng 3 tiếng chờ mua đồ ăn mùa dịch Covid-19.
Giới chức y tế Mỹ cho rằng việc lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng chỉ còn là vấn đề thời gian Ảnh: Reuters
Chị Trần My (37 tuổi) – hiện đang ở TP.Bakersfiel, miền Trung California (Mỹ) cho biết, sau khi Tổng thống Donald Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở Mỹ để giải phóng 50 tỉ USD trong ngân sách liên bang nhằm đối phó với dịch Covid-19, tình hình có vẻ căng thẳng hơn.
Từ California, chị My đã gửi Thanh Niên về tình hình hiện tại ở nơi chị đang sinh sống.
Đánh nhau để giành mua đồ
Ngày 15.3, trong các Costco (giống siêu thị ở Việt Nam) trong khu người Việt mà tôi đang sinh sống đã hết sạch thịt cá, giấy vệ sinh thì đã hết từ khi dịch Covid-19 vừa xuất hiện. Hiện tại ngay cả giấy ăn, khăn giấy, khăn ướt em bé đều không còn. Các quầy hàng trống trơn trong costco là cảnh lạ lùng lần đầu tôi gặp. Thậm chí, bạn tôi nói chợ gần nhà bạn cũng không còn cả băng vệ sinh.
Quán xá phố Bùi Viện đóng cửa, khách Tây ngồi vỉa hè bấm điện thoại
Bây giờ, người ta còn đánh nhau để mua được đồ về dự trữ phòng tránh dịch Covid-19. Càng nghe các thông tin xung quanh tôi càng thấy sợ. Tôi cảm nhận rõ được sự hoảng loạn trong tâm lý của mọi người.
Tình hình này thật ngoài những gì mà tôi tưởng tượng trước đó về dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ. Thời gian đầu khi vừa có dịch, người dân tại đây đổ xô đi mua giấy vệ sinh, nước rửa tay khô và nước uống đóng chai, người châu Á tại Mỹ thì gom thêm gạo ở các chợ, siêu thị.
Chợ Việt Nam tại Mỹ không còn thịt Ảnh: Trang Thái
Thịt, cá, thực phẩm,… hết sạch ở costco Ảnh: Trang Thái
Mà cũng thật khó hiểu, có dịch thì trữ đồ ăn còn có vẻ hợp lý. Còn trữ giấy vệ sinh để làm gì thì tôi không biết. Vài người bạn tôi nói nửa thật nửa đùa, virus gây bệnh Covid-19 gây tiêu chảy nên người ta mua giấy vệ sinh. Trong khi, không xài giấy vệ sinh thì có thể dùng nước rửa được mà? Còn nước uống đóng chai, không có thì có thể uống nước trực tiếp từ vòi – đủ tiêu chuẩn để uống.
Mọi người cũng nói với nhau, do thấy người châu Á nhao nhao lên mua đồ dữ quá nên dân Mỹ cũng mua theo, kẻo sợ người ta mua hết thì không còn gì để mua dự trữ tránh dịch Covid-19. Có lẽ chính vì vậy vô tình tạo nên “làn sóng” gom đồ.
Tuy nhiên hàng hóa siêu thị khá dồi dào, ngày này hết thì hôm sau lại đầy ắp trở lại nên dân tình cũng bình tĩnh và yên tâm hơn.
Đeo khẩu trang là… sinh vật lạ
Chuyện khẩu trang ở trời Tây chắc là chuyện muôn thuở, ở bên này tôi không gặp ai đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Ngay cả đi vào costco tập trung đông người cũng không ai đeo. Hễ có người đeo là bị dòm như sinh vật lạ ngay. Nhưng trong bệnh viện tôi làm thì tôi vẫn đeo, bất kể có dịch bệnh hay không.
Mới tuần trước, các siêu thị chỉ hết nước rửa tay khô, mọi thứ khác đều còn nhiều và luôn được bổ sung hàng mỗi ngày. Mọi người vẫn chưa hoang mang và lo lắng gì nhiều như ở châu Á.
Đi vào siêu thị nhưng cũng không mấy ai đeo khẩu trang Ảnh: Khoa Vũ
Hồi tháng 2, tôi vừa từ Việt Nam về lại Mỹ – thời điểm đó Việt Nam đã có dịch Covid-19 nhưng cũng không thấy kiểm soát gì nhiều. Trong chặng bay của mình, tôi quá cảnh tại Singapore. Ở sân bay của Singapore có đặt máy kiểm tra thân nhiệt và có nhân viên hải quan hỏi, kiểm tra hộ chiếu coi có từng đi tới Trung Quốc hay chưa, rồi sau đó nó mới cho lên máy bay. Còn khi tôi đến Mỹ thì nhà tôi có thẻ global entry nên đi qua hải quan không ai hỏi gì. Nhưng lúc đó là từ giữa tháng 2 rồi, có thể bây giờ thì sẽ kiểm tra chặt hơn khi Covid-19 ngày càng khó kiểm soát chăng?
Nỗi niềm ở “phố Tây” Bùi Viện sau yêu cầu đóng cửa quán bar, vũ trường
Khu tôi ở, mọi người cũng nói chuyện về dịch Covid-19 nhưng không đến nỗi lo lắng như ở Việt Nam, dù vậy việc tìm kiếm mua một bịch gạo quả thật rất khó khăn. Tôi phải nhờ mẹ ở quận Cam, khu tập trung đông người Việt hơn nhờ mua giúp bịch gạo nhưng nhiều chợ đều đã hết hàng. Người bán nói sắp tới cũng sẽ hết vì đặt hàng không có.
Cũng may là nhà tôi luôn trữ sẵn đồ ăn vì ở khu nhiều động đất nên lúc nào cũng sẵn. Chỉ có đợt này tôi tìm mua thêm ít gạo với nước rửa tay nhưng lại không được. Nhìn cảnh giành nhau mua đồ, xếp hàng mua súng tôi càng cảm nhận được nỗi sợ Covid-19. Tôi hay nói đùa với chồng mình, Việt Nam phòng chống dịch rất nghiêm ngặt, giá như lúc này được về Việt Nam…
Chủ yếu rửa tay!
Những ngày này, tôi nghe tình hình Covid-19 ở bang Oregon (nhà cũ) của mình đang rất căng thẳng, mọi người đều lo lắng vì ở sát Washington và nhiệt độ lại thấp. Nhưng ở Arizona trời nắng, nhiệt độ ban ngày từ 25-30 độ C nên mọi người khá yên tâm, không sợ dịch cúm.
Người Việt tại đây cũng bắt đầu trữ gạo, còn người Mỹ thì trữ giấy vệ sinh vì nghĩ rằng nếu nhiễm virus thì sẽ bị tiêu chảy. Ở Arizona, chỉ vài người chịu mang khẩu trang khi đi chợ của người Hoa, còn chợ của người Mỹ thì không ai mang khẩu trang. Ngoài siêu thị, người dân cũng đổ xô đến chợ để mua nước uống đóng chai.
Ở công ty tôi cũng có thông báo khuyến khích mọi người rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, bổ sung nhiều chất đề kháng để cơ thể khỏe mạnh nên tôi không mấy lo sợ trước dịch bệnh Covid-19.
Anh Tony Lam (27 tuổi) hiện ở bang Arizona
Hơn 13.000 người nhiễm Covid-19 ở Mỹ, California yêu cầu toàn bộ 40 triệu dân ở nhà
Hơn 13.000 người ở Mỹ đã xét nghiệm dương tính với virus Corona và số ca tử vong ghi nhận ít nhất lên tới 176.
Theo Al Jazeera, tính đến tối ngày 19.3, số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ đã tăng lên hơn 13.000, theo số liệu của Đại học John Hopkins và các bang ở Mỹ. Ít nhất 176 người ở Mỹ đã tử vong vì Covid-19.
Chỉ tính riêng trong ngày 19.3, số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng lên hơn 4.000 - mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh lây lan ở Mỹ. Số ca nhiễm tăng mạnh phản ánh việc nhiều người Mỹ đã đi xét nghiệm hơn kể từ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump huy động nguồn lực tư nhân để đẩy nhanh xét nghiệm.
New York và Washington là hai bang chịu ảnh hượng nặng nề nhất của Covid-19. Ít nhất 68 ca tử vong ghi nhận ở bang Washington và 22 ở New York.
Bang New York có số người nhiễm Covid-19 lớn nhất ở Mỹ với 5.306 ca. Riêng ở thành phố New York là 3.615 ca, thị trưởng Bill de Blasio xác nhận trong cuộc họp báo.
Ông de Blasio cũng cảnh báo nguy cơ virus Corona lây nhiễm tại các nhà tù của thành phố, khi có ít nhất một tù nhân đã dương tính với virus. "Tù nhân này được giam giữ chung với một số tù nhân khác, tất cả đang được xét nghiệm", ông de Blasio nói, nhấn mạnh rằng 8 tù nhân khác có triệu chứng đã được đưa đi cách ly.
Số người nhiễm Covid-19 ở Mỹ đang tăng mạnh.
Thống đốc bang California, Gavin Newsom, trong lá thư mới nhất gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump, nêu tình hình đáng lo ngại. "Trong 24 giờ qua, chúng tôi ghi nhận 126 ca nhiễm Covid-19, tăng 21%. Ở một số khu vực, số ca nhiễm tăng gấp đôi sau 4 ngày", ông Newsom tiết lộ nội dung trong thư.
Ông Newsom đề nghị Tổng thống huy động tàu bệnh viện USNS Mercy Hospital đến ngay cảng Los Angeles và neo ở đây tới ngày 1.9 để hỗ trợ hệ thống chăm sóc y tế của bang.
Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Mỹ cho biết một trong hai con tàu chưa sẵn sàng cho sứ mệnh khẩn cấp. Tàu bệnh viện USNS Comfort đang được bảo trì tại bang Virginia.
Trong thư gửi Tổng thống Trump, Thống đốc Newsom còn dẫn dự báo của giới chức y tế tiểu bang: "Chúng tôi dự đoán khoảng 56% dân số, tức 25,5 triệu người, sẽ nhiễm virus gây bệnh Covid-19 trong vòng 8 tuần nữa".
Theo số liệu của Đại học John Hopkins, bang California đã ghi nhận ít nhất 952 ca nhiễm Covid-19, bang Washington có 1.376 ca nhiễm.
Để đối phó với tình hình, tối ngày 19.3, thống đốc bang California đã ra mệnh lệnh có hiệu lực trên phạm vi toàn bang, yêu cầu mọi người "ở nhà", theo CNBC. Mệnh lệnh mới sẽ tác động tới 40 triệu người dân ở California. "Đây là khoảnh khắc chúng ta cần phải có quyết định khó khăn. Chúng ta cần phải nhìn nhận rõ thực tế", ông Newsom nói.
Người dân California vẫn có thể ra ngoài đi bộ, đi mua thực phẩm, thuốc men nhưng phải ngừng toàn bộ các hoạt động giải trí.
Thị trưởng thành phố Los Angeles cũng ra lệnh tương tự, cho rằng "ở nhà an toàn hơn" và đề nghị người dân hạn chế ra ngoài "nếu không cần thiết". Quy định có hiệu lực từ tối ngày 19.3 cho đến ngày 31.3.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo danviet.vn
Covid-19: Số ca nhiễm virus corona ở Mỹ tăng hơn 8.700, gần 150 người thiệt mạng Số người nhiễm virus corona chủng mới ở Mỹ tăng lên 8.700, trong đó gần 150 ca thiệt mạng. Hôm 19/3, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết Mỹ ghi nhận ít nhất 8.736 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới, 149 người thiệt mạng. Trong số các ca nhiễm, có 70 trường hợp là công dân Mỹ...