Viet Capital Bank tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi 0,2%/năm
Từ ngày 28/10, Viet Capital Bank tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi với mức cộng thêm 0,2%/năm.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi thông thường, lãnh lãi cuối kỳ, loại tiền VND được điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng, với lãi suất mới là 5,4% (lãi suất cũ là 5,2%).
Bên cạnh đó, sản phẩm tiền gửi kỳ hạn ngày, kỳ hạn 91 ngày cũng tăng lãi suất lên mức 5,4%/năm.
Còn với loại hình tiền gửi online, thực hiện giao dịch trên Mobile Banking hoặc Internet Banking kỳ hạn từ 1 – 5 tháng lĩnh lãi cuối kỳ, Khách hàng được ưu đãi cộng thêm 0,10%/năm so với lãi suất sản phẩm tiền gửi thông thường tại quầy.
Trước đó, ngày 21/10/2015, Viet Capital Bank cũng vừa điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng và 11 tháng với mức tăng 0,2%/năm ở mỗi kỳ hạn.
Trong đó, kỳ hạn 7 tháng là 6,6%/năm, kỳ hạn 8 tháng là 6,7%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 6,7%/năm, kỳ hạn 10 tháng là 6,7%/năm và kỳ hạn 11 tháng là 6,9%/năm.
Video đang HOT
Vân Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lãi suất tiền gửi tăng
Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và trả lương cuối năm của doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để thu hút nguồn vốn. Với mức lãi suất cao như hiện nay, đây là thời điểm thích hợp cho người dân gửi tiền.
Ảnh minh họa
Lãi suất tiền gửi nhích lên
Thời gian gần đây, lãi suất huy động các kỳ hạn tại một số ngân hàng cổ phần tư nhân đã được điều chỉnh tăng 0,1-0,5%/năm.
Ngân hàng Bản Việt mới đây đã quyết định tăng lãi suất tiền gửi VND thêm 0,2% mỗi năm cho nhiều kỳ hạn. Trong đó, kỳ hạn 7 và 8 tháng lần lượt là 6,5% và 6,6% một năm, kỳ hạn 11 tháng là 6,8% mỗi năm. Lãi suất cao nhất tại ngân hàng này hiện đang là 7,4% với kỳ hạn 12 tháng.
Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cũng tăng lãi suất huy động tiền đồng mới thêm 0,4%, chủ yếu ở hai kỳ hạn là 1 và 2 tháng. Kỳ hạn một năm tăng từ 4,6% lên 5% mỗi năm.
LienVietpostBank cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng thêm 0,2%. Hiện lãi suất của kỳ hạn này là 7,5%, đây mức cao nhất của ngân hàng tại thời điểm này.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) cũng điều chỉnh tăng thêm 0,1% cho kỳ hạn 1 năm. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng tăng từ 0,2-0,3%/năm. Không kém cạnh, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn thêm 0,2%/năm.
Tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng được điều chỉnh tăng 0,2%, niêm yết ở mức 5,3%/năm. Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,4%, hiện đang ở mức 5,9%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng này cũng tăng thêm 0,3%, lên 6,8%/năm.
Cuối tháng 9, một số ngân hàng như Sacombank, Eximbank... cũng đã có đợt tăng lãi suất đầu vào. Các ngân hàng này đã đồng loạt đưa mức niêm yết cao nhất lên 7,5-7,55% mỗi năm cho kỳ hạn 13 tháng.
Kể từ đầu tháng 8, lãi suất huy động của các ngân hàng đã liên tục tăng. Tổng mức tăng gần 1%. Như vậy, lãi suất tiết kiệm 12 tháng đang dao động từ 6-7%/năm tùy theo ngân hàng. Lãi suất thực gửi tiết kiệm tiền hiện ở mức rất cao, từ khoảng 5,22-6,21%/năm. Vì vậy, đây là thời điểm tốt để người dân gửi tiền.
Đáng chú ý, trong khi các ngân hàng cổ phần tư nhân điều chỉnh tăng thì từ đầu tháng 9 tới nay, lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại nhà nước lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)... hầu như không có sự điều chỉnh nào cả.
Đáp ứng nhu cầu vay vốn cuối năm
Trước việc điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi đầu vào của các ngân hàng này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết có 2 yếu tố tác động đến đợt điều chỉnh lần này.
Thứ nhất là do cầu tín dụng cuối năm tăng rất nhanh. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm của doanh nghiệp nên cần rất nhiều vốn. Như vậy, các ngân hàng cần rất nhiều nguồn cung. Do đó, ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn.
Thứ hai, lãi suất tăng đợt này chủ yếu tăng cho các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng trở lên. Còn dưới 6 tháng hầu như không tăng. Ông Minh cho rằng việc tăng này nhằm mục đích khắc phục tình trạng mất cân đối kỳ hạn của huy động vốn và cho vay. Huy động vốn 1-3 tháng qua rất nhiều, trong khi đó cho vay kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng lại chiếm đại bộ phận. Vì vậy, xét về khía cạnh này sẽ mất cân đối giữa huy động và cho vay.
Được biết, tính hết cuối tháng 9, tổng huy động vốn trên địa bàn TP.HCM đã tăng trên 11% so với cuối năm 2014. Ông Minh nhận định đây là dấu hiệu khả quan để các ngân hàng thu hút nguồn vốn tiền gửi VND trong thời gian tới, phục vụ sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, việc lạm phát thấp, lãi suất huy động tiền đồng tăng lên, trong khi lãi tiền gửi USD hạ xuống sát 0% sẽ kéo theo vị trí của tiền đồng ngày càng tăng lên.
Theo Một thế giới
Dân lại đổ tiền vào gửi tiết kiệm để hưởng lợi tức cao Với động thái tăng lãi suất huy động tiền đồng thêm 0,2-0,4% của các ngân hàng vài ngày gần đây, các chuyên gia kinh tế cho rằng, rất có thể người dân sẽ đổ tiền vào ngân hàng gửi hưởng lợi tức cao thay vì bỏ vào kinh doanh với nhiều rủi ro. Lợi cho người gửi tiền Chị Kim Chung - Giáo...