Viet Capital Bank điều chỉnh phương án phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Ngân hàng TMCP Bản Việt ( Viet Capital Bank, UPCoM: BVB) vừa công bố điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 1/2020.
Theo đó, Ngân hàng Bản Việt dự định phát hành 2.000 trái phiếu với lãi suất cố định 8,2%/năm. Với mệnh giá 500 triệu đồng/trái phiếu, tổng số lượng trái phiếu dự kiến phát hành có giá trị tương đương 1.000 tỷ đồng.
Đây là loại trái phiếu ghi danh, không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, thỏa các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 theo quy định hiện hành.
Số trái phiếu này có kỳ hạn 6 năm, dự kiến sẽ được phát hành trong tháng 11/2020.
Về phương thức thanh toán, gốc được trả một lần khi đến hạn hoặc ngày mua lại trước hạn. Lãi sẽ được trả sau, định kỳ mỗi năm 1 lần. Ngày trả lãi là ngày và tháng khi phát hành trái phiếu và năm theo năm trả lãi.
Số trái phiếu này được phát hành nhằm mục đích tăng quy mô vốn hoạt động của Ngân hàng và bổ sung vốn cấp 2 theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, nhằm tăng cường nguồn vốn trung dài hạn, phục vụ phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cho tín dụng với khách hàng. Tăng cường thực hiện các chương trình, dự án đầu tư tiềm năng.
Video đang HOT
Nguồn vốn thu về từ việc phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 dự kiến được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng.
Trước đó, vào đầu tháng 9/2020, Ngân hàng Bản Việt cho biết, sẽ phát hành riêng lẻ 2.000 – 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ (không chuyển đổi, không kèm chứng quyền) trong quý I/2021.
Mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Kỳ hạn từ trên 1 năm đến 3 năm. Tài sản đảm bảo danh mục trái phiếu Chính phủ.
Khách hàng mục tiêu chính của trái phiếu trên là các định chế tài chính (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ).
Lãi suất của loại trái phiếu này dao động từ 5,5% đến 6,5% tùy theo kỳ hạn và thị trường. Lãi suất được trả vào cuối hàng năm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Bản Việt còn có kế hoạch phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng, nhằm tăng vốn cấp 2.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu; kỳ hạn từ 6 – 8 năm; không tài sản đảm bảo. Lãi suất trái phiếu tùy theo khả năng tiêu thụ của thị trường.
Đối tượng khách hàng mục tiêu của trái phiếu này do Ngân hàng Bản Việt phát hành là khách hàng cá nhân.
Tổng quy mô 2 loại trái phiếu trên của Ngân hàng Bản Việt phát hành là 3.000 tỷ đồng và cơ cấu mỗi loại do Ban điều hành Ngân hàng chủ động theo thị trường cũng như quy mô phát hành được trái phiếu ra công chúng.
Ngày 26/8/2020, Ngân hàng Bản Việt đã tổ chức thành công ĐHCĐ bất thường thông qua phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ với tổng vốn điều lệ dự kiến tăng thêm tối đa gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2020 và quý I/2021.
Ngân hàng Bản Việt hiện còn nguyên room (hạn mức) cho nhà đầu tư nước ngoài là 30%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng tăng 63% so với cùng kỳ, đạt gần 138 tỷ đồng và gần 110 tỷ đồng.
Sau 9 tháng đầu năm, Viet Capital Bank đã thực hiện được 69% so với kế hoạch 200 tỷ đồng lãi trước thuế cả năm 2020.
Cổ phiếu BVB đóng cửa phiên giao dịch sáng ngày 16/11 ở mức 12.300 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch hơn 500.000 – 900.000 cổ phiếu/ngày.
'Bỏ quên' hoạt động chính, lãi trước thuế quý 3 Vietbank giảm 52%, nợ xấu tăng vọt
Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động chính của Vietbank vẫn sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ khi chỉ mang về hơn 487 tỷ đồng lãi thuần.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) mới đây đã công bố BCTC quý 3 với lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.
trong quý 3, có thể thấy Vietbank đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi, tuy nhiên lại "bỏ quên" hoạt động chính. Thu nhập lãi thuần trong quý giảm đến 47% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 169 tỷ đồng.
Trong khi các hoạt động ngoài lãi lại tăng trưởng so với cùng kỳ như lãi thuần từ dịch vụ ( 90%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (gấp 8 lần), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (gấp 2.2 lần). Riêng lãi từ hoạt động khác giảm 40%.
Chính vì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 43% so với cùng kỳ (111 tỷ đồng), đi kèm với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 65% (25 tỷ đồng), do đó lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động chính của Vietbank vẫn sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ khi chỉ mang về hơn 487 tỷ đồng lãi thuần. Chi phí dự phòng tín dụng tăng đến 80% (66 tỷ đồng), do đó, lãi trước và sau thuế giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 374 tỷ đồng và 295 tỷ đồng.
Như vậy, sau 9 tháng, Vietbank đã thực hiện được 61% so với kế hoạch 613 tỷ đồng lãi trước thuế của cả năm 2020.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của VietBank tăng 19,4% từ mức 68.928 tỉ đồng cuối năm 2019 lên 82.270 tỉ đồng. Trong đó, riêng khoản mục chứng khoán đầu tư đã tăng gần 10.000 tỉ đồng (tăng gần gấp đôi cuối năm trước), chiếm chủ yếu là chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương.
Đáng chú ý, tổng giá trị nợ xấu nội bảng đã tăng 61% lên mức 868 tỉ đồng, kéo tỉ lệ nợ xấu nội bảng trên dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 1,32% lên 2,03%. Ngân hàng hiện không còn trái phiếu đặc biệt của VAMC.
Được biêt, hơn 419 triệu cp VBB của Vietbank chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày 30/07/2019 với giá tham chiếu 15,000 đồng/cp. Tuy nhiên, hiện thị giá VBB chỉ đang giao dịch quanh mức 11,600 đồng/cp (kết phiên 22/10/2020), giảm gần 23% kể từ khi niêm yết với khối lượng giao dịch bình quân 20,900 cp/ngày.
Ngân hàng Bản Việt (BVB) lấy ý kiến cổ đông về quyết định tỷ lệ room ngoại tối đa 30% Ngày 12/10 tới đây, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVB - UPCoM) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản thông qua một số nội dung quan trọng. Theo đó, BVB sẽ xin ý kiến ĐHĐCĐ ủy quyền HĐQT quyết định tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài theo quy định hiện hành (tỷ...