Viện trưởng VKSNDTC: “Có thể Lê Bá Mai gửi đơn nhưng đã đi đâu đó”
“Trong số 13 đơn kêu oan cho Lê Bá Mai mà chúng tôi nhận được thì cha Lê Bá Mai gửi 6 đơn. Có thể bản thân Lê Bá Mai cũng gửi đơn nhưng đã đi đâu đó. Đến giờ vì lý do gì đó, chúng tôi chưa nhận được”.
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình chia sẻ với phóng viênInfonet xoay quanh vụ án Lê Bá Mai và những lá đơn bị cáo và người nhà bị cáo đã gửi đi trước đó.
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình chia sẻ với phóng viên
bên lề kỳ họp ngày 10/11(Ảnh: ND)
Với trả lời gửi các đại biểu QH vừa qua, theo Viện trưởng có phải vụ án của Lê Bá Mai không còn cơ sở xem xét lại và đã hết cơ hội để kêu oan?
Cho tới giờ này tôi chưa thấy một cơ sở mới nào. Liên quan tới vụ việc này, tôi cũng đã có trả lời đại biểu trước đó.
Thế còn trường hợp của chị Nguyễn Thị Hảo – người đứng ra làm chứng cho Lê Bá Mai thì sao, thưa ông?
Video đang HOT
Chị Hảo đề nghị làm nhân chứng vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định đấy không phải là tình tiết mới để tiến hành tái thẩm, bởi quá trình giải quyết vụ án cơ quan điều tra đã làm việc với chị Hảo. Tình tiết này có làm thay đổi bản chất vụ án không? Câu trả lời là không.
Chị Hảo không phải người biết trực tiếp vụ án. Chúng tôi làm việc trực tiếp với chị ấy, chị khai ngày 12, 13, 14, 15 và không biết gì về vụ án. Sáng 16 chị thấy đông người đi ra hiện trường thì lúc ấy chị mới biết về vụ việc. Những thông tin biết sau sự việc phạm tội không thể làm chứng cho những việc trước đó được.
Một thời gian sau chị có biết việc anh Điểu Nguôi tối 15 nói đi câu cá. Giả sử thông tin đó là thực thì cháu Út đã bị giết trước đó ngày 12 rồi. Nghi ngờ Điểu Nguôi xuất hiện thời gian đó là hung thủ nghi án của việc này là không có cơ sở.
Bản thân lời khai của chị Hảo cũng có nhiều mâu thuẫn. Chị Hảo nói ghi được các cuộc ghi âm, nhưng máy ghi âm thì không còn. Các cuộc ghi âm đó chỉ có một mình chị biết thôi, không có ai làm chứng cả. Kết quả xác minh những người được hỏi, được ghi âm thì có người đã chết, có người nói “tôi không nói chuyện với chị ấy”.
Chúng tôi khẳng định đây không phải chứng cứ để xem lại vụ án!
Được biết TS Vũ Đức Khiển (nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật) và bà Nguyễn Thị Hoài Thu (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội) có nói trong vụ án Lê Bá Mai “còn việc này việc khác” nhưng không làm thay đổi tính chất vụ án. Vậy “việc này việc khác” trong vụ án này là gì, thưa ông?
Có những việc đúng là sai sót trong quá trình điều tra. Chẳng hạn như khi khám nghiệm hiện trường, khi phát hiện dấu vết xe máy ở hiện trường thì cơ quan khám nghiệm phải dùng thạch cao để in rồi đem đi khám nghiệm. Tuy nhiên có thể ở trên Bình Phước thiếu thốn gì đó nên đã không làm, thay vào đó họ đã chụp ảnh.
Nhưng từ bức ảnh đó cũng đã cho thấy xe máy có thể vào tới đây. Chị Hảo cũng khai ngày 16 đã cùng một người đi xe máy vào hiện trường. So sánh bản ảnh và lốp xe của Lê Bá Mai thì cơ quan kỹ thuật hình sự Bộ Công an khẳng định thấy sự trùng nhau. Như vậy mặc dù không có thạch cao nhưng thông tin từ bản ảnh cũng nói lên được điều gì đấy.
Vậy chúng ta có xem xét trách nhiệm của những người từng tuyên Lê Bá Mai vô tội rồi trả tự do trước đây không, thưa ông?
Chúng ta chưa bàn tới việc đó, chưa bàn tới xem xét trách nhiệm của ai trong vụ án Lê Bá Mai. Nếu có sơ suất trong giai đoạn nào của tố tụng thì tất cả các cơ quan đều phải kiểm điểm rút kinh nghiệm, cho mình bài học sau vụ án này. Chẳng hạn như việc khám nghiệm như vậy thì phải rút kinh nghiệm, việc truy tố, xét xử, kiểm sát cũng phải rút kinh nghiệm. Tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất là đã để vụ án này quá dài.
Sau khi Viện trưởng trả lời ở Quốc hội thì đại biểu Quốc hội và người thân trong gia đình Lê Bá Mai cũng phản ứng, cho rằng đã gửi nhiều đơn thư phản ánh nhưng chưa có hồi âm? Cụ thể việc này ra sao?
Trong số 13 đơn kêu oan cho Lê Bá Mai mà chúng tôi nhận được thì cha Lê Bá Mai (ông Lê Bá Triệu) đã gửi 6 đơn. Có thể bản thân Lê Bá Mai cũng gửi đơn nhưng đã đi đâu đó. Đến giờ vì lý do gì đó, chúng tôi chưa nhận được.
Chúng tôi cũng đã tiếp cha Lê Bá Mai tại trụ sở VKSND Tối cao. Tới đây chúng tôi sẽ có văn bản trả lời đầy đủ 13 cái đơn này.
Xin cảm ơn ông !
Theo Nguyễn Dũng (Infonet.vn)
Trại giam đã chuyển đơn kêu oan của Lê Bá Mai
Trong bản án buộc tội Lê Bá Mai, tòa cũng cho rằng vụ án này vừa có chứng cứ buộc tội vừa có chứng cứ gỡ tội.
Ngày 6/11, trả lời phóng viên về việc Lê Bá Mai có viết đơn kêu oan gửi cơ quan tố tụng tối cao, trại giam đã chuyển đơn này chưa, ông Nguyễn Tư Thế - giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Bình Phước, nơi Mai đang bị giam khẳng định: "Chúng tôi đã chuyển đơn rồi".
Như vậy bị án Lê Bá Mai có viết đơn kêu oan sau phiên tòa phúc thẩm lần ba (năm 2013) chứ không như thông tin phủ nhận tại nghị trường Quốc hội vừa qua.
Lê Bá Mai tại phiên xử chiều 3/1/2013. Ảnh: Phụ nữ TP.HCM.
Toan canh "ky an Vươn mit"
Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói rằng sau phiên tòa phúc thẩm, Lê Bá Mai không có đơn kêu oan. Trong văn bản trả lời các ĐBQH ký ngày 1/11, VKSND Tối cao cũng tái khẳng định điều này, đồng thời viện cho rằng không có căn cứ xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án "vườn mít".
Theo luật, đơn kêu oan của bị án không phải là cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm vụ án. Nhưng từ những thông tin trong đơn kêu oan, cơ quan tố tụng có thể xem xét, đối chiếu với chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nếu thấy có căn cứ kháng nghị thì cơ quan tố tụng có thẩm quyền (trong trường hợp vụ án "vườn mít" là viện trưởng VKSND Tối cao và chánh án TAND Tối cao) sẽ kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Vụ án này từng gây nhiều tranh cãi về đánh giá chứng cứ, bởi chứng cứ kết tội cũng có mà chứng cứ gỡ tội cũng nhiều. Ngay trong bản án phúc thẩm lần ba buộc tội Lê Bá Mai, tòa cũng cho rằng vụ án này "vừa có chứng cứ buộc tội vừa có chứng cứ gỡ tội". Trong khi chứng cứ là những gì có thật, mà sự thật thì chỉ có một.
Và dù kết luận bị cáo phạm hai tội đặc biệt nghiêm trọng (tội đặc biệt nghiêm trọng này liền sau tội đặc biệt nghiêm trọng kia) và không có tình tiết giảm nhẹ nào nhưng tòa chỉ tuyên phạt Lê Bá Mai chung thân thay vì phải tuyên tử hình. "Có lẽ tòa đã chọn biện pháp "trung dung" khi đưa ra mức án như vậy cho "an toàn". Bởi nếu tuyên tử hình Lê Bá Mai và bản án đã được thi hành, nhỡ sau này có tình tiết mới xác định Mai vô tội thì hậu quả sẽ khôn lường, sai lầm sẽ không còn sửa lại được nữa" - ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao, từng bình luận về vụ án này như thế trên báo.
Theo Phap luât TPHCM
Viện trưởng Viện KSND Tối cao nói gì về kỳ án vườn mít? Kỳ án vườn mít có tình tiết mà đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đưa ra là có nhân chứng đứng ra làm chứng cho Lê Bá Mai, nhưng các cơ quan tố tụng lại không chấp nhận. Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình có lý giải việc này tại hành lang Quốc hội chiều nay. -...