Viện trưởng VKSND Tối cao ra yêu cầu “nóng” phòng chống tham nhũng
Trước thực tế thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong ngành chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã ký ban hành Chỉ thị mới yêu cầu tăng cường.
Cụ thể, ngày 22.3, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí ban hành Chỉ thị số 02/CT-VKSTC về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành kiểm sát nhân dân.
Theo VKSND Tối cao, thực tế công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành.
Để khắc phục những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng ngành kiểm sát nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh, Viện trưởng VKSND Tối cao đã có những yêu cầu đối với cán bộ trong ngành.
Theo đó, Viện trưởng VKSND Tối cao yêu cầu viện trưởng VKSND các cấp, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSND Tối cao tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc giải quyết các vụ án hình sự về tham nhũng;
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí vừa ban thành Chỉ thị yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành.
Video đang HOT
Tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án;
Nâng cao trách nhiệm trong việc thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng; đảm bảo việc xử lý tội phạm tham nhũng nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn và việc công khai, kê khai tài sản.
Với Cơ quan điều tra VKSND Tối cao, Viện trưởng yêu cầu trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, khẩn trương điều tra, kết luận để đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh đối với những người phạm tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp.
Với Thanh tra VKSND các cấp, các đơn vị là đầu mối trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Kiểm sát nhân dân. Tham mưu giúp Viện trưởng VKSND cấp mình xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về hành vi tham nhũng trong ngành kiểm sát nhân dân và xử lý đối với việc kê khai tài sản không đúng quy định và đối với tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Theo Danviet
Năm 2018 có bao nhiêu lãnh đạo bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng?
Theo dự thảo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, số người đã kê khai, công khai tài sản, thu nhập đạt tỷ lệ 99,8%; có 44 người được xác minh tài sản, thu nhập, phát hiện 6 trường hợp vi phạm.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên thứ 11 (ảnh Sài gòn giải phóng).
Chiều nay (5.9), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 11 cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ.
Theo dự thảo báo cáo, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thứ nhất về minh bạch tài sản, thu nhập: Số người đã kê khai, công khai tài sản, thu nhập đạt tỷ lệ 99,8%; có 44 người được xác minh tài sản, thu nhập, phát hiện 6 trường hợp vi phạm (năm 2016 phát hiện 5 trường hợp vi phạm). Đã xử lý kỷ luật 4 trường hợp, kiểm điểm 1 trường hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 1 trường hợp.
Các bộ, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà cho cấp trên. Năm 2018, đã có 24 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị là 421 triệu đồng.
Qua kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp tại 4.599 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, trong đó số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý là 92 người.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; chỉ đạo Bộ Nội vụ tiến hành 37 cuộc thanh tra, kiểm tra; qua kiểm tra đã phát hiện 132 trường hợp tuyển dụng không đúng quy định, 938 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn và 79 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đáp ứng đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định.
Năm 2018 có 29 người đứng đầu đã bị xử lý hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó 5 người bị xử lý hình sự, 21 người đã bị xử lý kỷ luật, 3 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.
Về kết quả công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng: Toàn ngành đã triển khai 5.739 cuộc thanh tra hành chính và 124.955 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Qua thanh tra phát hiện vi phạm 25.763 tỷ đồng, 41.010 ha đất; kiến nghị thu hồi 8.558 tỷ đồng và trên 390 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 17.205 tỷ đồng, 40.620 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.456 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 85 vụ, 87 đối tượng.
Qua việc tự kiểm tra nội bộ phát hiện 19 vụ, 21 đối tượng (tăng 26,7% số vụ); qua hoạt động thanh tra đã phát hiện 67 vụ, 76 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng (tăng tăng 52,2% số vụ); Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 34 vụ, 63 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng (tăng 100% số vụ).
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 378 vụ án, 770 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó: Kỳ trước chuyển sang và điều tra bổ sung 146 vụ, 339 bị can; khởi tố mới 232 vụ, 431 bị can (so với kỳ trước tăng 37 vụ, 38 bị can).
Theo Danviet
Tổng Bí thư: Vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh được xử lý nghiêm Trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị của ngành Tòa án, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, năm 2016- 2018, các Tòa án đã xét xử đạt tỷ lệ 93,5% về số vụ, 93,6% số các bị cáo phạm tội tham nhũng, thu hồi hàng nghìn tỷ đồng cho Nhà nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn...