Viện trưởng VEPR: Lo ngại về kỹ năng của lao động Việt
Vừa qua, diễn đàn kinh tế thế giới đã công bố “Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019″ . Trong đó, với 61,5 điểm tăng 3,5 điểm so với năm 2018, thứ hạng của Việt Nam tăng mạnh tới 10 bậc và đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay, xếp thứ 67/141 quốc gia trong bảng xếp hạng.
Nhìn nhận về kết quả ấn tượng này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc Việt Nam tăng 10 bậc là một yếu tố rất tích cực trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực không tăng, thậm chí còn giảm bậc.
“Có 6 lý do khiến năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng mạnh. Về thể chế, tính độc lập của khối tư pháp đã được tăng lên và sở hữu trí tuệ cũng được đảm bảo hơn so với trước đây”, TS. Lực phân tích.
Cũng theo ông Lực, xếp hạng của chỉ số cơ sở hạ tầng tăng 9 bậc, báo cáo từ diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá cao hạ tầng đường bộ của Việt Nam nhất là hệ thống kết nối với cầu cảng, sân bay. Ổn định kinh tế vĩ mô gần như được điểm tối đa, lạm phát ở mức rất thấp, dưới 3%, tỷ giá cũng tương đối ổn định trong bối cảnh thế giới bất định.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng
Ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam cũng tiến bộ vượt bậc trong năm vừa qua, tăng 54 bậc, từ bậc 95 trước đây lên bậc thứ 41. Đây là một điểm rất đáng phấn khởi cho các bộ, ngành, doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển kinh tế số.
Hệ thống tài chính cũng có hai điểm tích cực: Quy mô của hệ thống tín dũng đã được kiểm soát ở mức phù hợp hơn, không tăng nóng như trước đây. Quy mô và chất lượng của thị trường chứng khoán cũng được ghi nhận tích cực.
Video đang HOT
Quy mô thị trường của Việt Nam cũng tăng điểm nhẹ. Điều này chủ yếu là do quy mô dân số của Việt Nam lớn tới 96,97 triệu người, thu nhập bình quân đầu người cũng đang tăng trưởng.
Tuy nhiên, Báo cáo Năng lực cạnh tranh cũng chỉ ra 7 điểm hạn chế của Việt Nam cần phải khắc phục trong thời gian tới, bao gồm: Sự minh bạch về hệ thống ngân sách, tự do báo chí, tham nhũng, quản trị doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, thị trường hàng hoá và thị trường lao động nhất là trình độ kỹ năng.
Sinh viên mới ra trường của Việt Nam đang bị xếp ở mức 116/141 quốc gia về kỹ năng, đây là minh chứng rất rõ ràng về điểm yếu ở kỹ năng lao động của Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực thẳng thắn chỉ ra.
PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ( VEPR)
Vẫn kém nhiều nước ASEAN
PGS.TS.Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì cho rằng, việc tăng tới 10 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh là một bước tiến đáng kể nhưng so với các nước trong khu vực chúng ta vẫn còn cách rất xa về số điểm xếp hạng tuyệt đối.
Nhìn vào các chỉ số xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam có những lợi thế gần như là tuyệt đối nằm ở môi trường chính trị an ninh ổn định. Ngoài ra, Việt Nam cũng có sự cải thiện trong các khía cạnh về quản lý nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô,… Đó là những điều Việt Nam đạt được trong những năm vừa rồi.
Tuy nhiên, có một chỉ số mà Việt Nam xếp ở thứ hạng rất thấp đó là về kỹ năng của người lao động. Việc chỉ số này xếp ở thứ hạng thấp là mối lo ngại của chúng ta bởi nó quyết định các hoạt động kinh tế dài hạn của Việt Nam và thể hiện phúc lợi của người lao động chưa được tốt.
Nhìn vào bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam vốn xuất phát ở thứ hạng rất thấp. Điều này cho thấy, cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và để mỗi năm năng lực cạnh tranh tăng được vài bậc, sau một thập kỷ mới có thể tiến tới so sánh với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia hay Philippines.
Hạ An
Theo Bizlive
Tỷ giá ít biến động
Sáng 10/10, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019. VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2019 sẽ đạt 7,26 % và tăng trưởng cả năm sẽ đạt mức 7,05 %.
Báo cáo của VEPR cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2019 đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%. Trong đó, 9 tháng năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
Báo cáo của VEPR cũng chỉ ra, những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối diện trong thời gian tới. Đó là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản.
Do vậy theo VEPR, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt, khách quan và tôn trọng quy luật thị trường nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài.
Cũng theo báo cáo của VEPR, trong quý III, tỷ giá tiếp tục ổn định, mức tăng không đáng kể. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá biến động cũng rất nhẹ và biên độ giảm giá VNĐ ngày càng thấp đi.
Kết thúc quý III, dự trữ ngoại hối đã tăng vượt 71 tỷ USD, mua ròng 6 tỷ USD từ cuối quý 1 đến nay. Theo NHNN, đây là mức kỷ lục hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng theo VEPR, so sánh với quy mô thương mại ngày càng mở rộng thì đây thực chất mới là mức an toàn. NHNN nên cân đối việc tăng dữ trữ ngoại hối.
Thời gian tới, các chuyên gia của VEPR cho rằng, tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định. Việc hạ phá giá tiền đồng để thúc đẩy xuất khẩu, theo ông Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của VEPR, là không nên làm thời điểm này.
Trong khi đó TS. Cấn Văn Lực cho biết tỷ giá thực của đồng VND so với 13 loại tiền tệ (của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam) có diễn biến tương đối sát so với diễn biến thị trường, không có gì đáng lo.
Hơn nữa, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam là xuất khẩu càng nhiều thì nhập khẩu càng nhiều, do đó giảm giá tiền đồng không có tác dụng với thúc đẩy xuất khẩu mà lại gây rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trước đó tại cuộc họp báo quý III do Ngân hàng nhà nước tổ chức, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua được đánh giá là hài hòa.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, "tỷ giá đang được điều hành hài hòa. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cũng nhận định chính sách điều hành tỉ giá hiện nay đang điều hành hợp lý". Theo Phó Thống đốc, mặc dù tại một số nước, việc điều hành tỉ giá có phá giá và tăng giá nhưng Việt Nam, tỉ giá tương đối ổn định, thanh khoản thị trường được đảm bảo, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.
Thuý Hằng
Theo daidoanket.vn
VEPR: Dự trữ ngoại hối vượt mức 71 tỷ đồng Theo NHNN, dự trữ ngoại hối đã tăng vượt mức 71 tỷ USD, là "mức kỉ lục" hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, theo VEPR thực chất đây mới chỉ là mức an toàn nếu so với quy mô thương mại hiện nay. Tại tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019, Viện...