Viện trợ quân sự của EU cho Ukraine đạt 27 tỷ Euro
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết viện trợ quân sự của khối này cho Ukraine đã đạt 27 tỷ Euro (khoảng 28,8 tỷ USD) kể từ khi nổ ra xung đột với Nga hồi tháng 2 năm ngoái.
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Hãng thông tấn quốc gia Ukrinform của Ukraine dẫn lời ông Borrell cho biết nguồn cung vũ khí của EU cho Ukraine đã đạt 27 tỷ Euro, con số cao kỷ lục trong lịch sử EU.
Kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine, EU và các quốc gia thành viên đã cung cấp khoảng 89 tỷ USD hỗ trợ tài chính, quân sự, nhân đạo cho nước này. Trong đó, hỗ trợ quân sự bao gồm đạn dược, hệ thống phòng không, xe tăng cũng như các loại vũ khí và thiết bị khác.
Các nguồn thạo tin cho biết kế hoạch chi tiếp 20 tỷ Euro (21,4 tỷ USD) viện trợ quân sự cho Ukraine của EU dường như đang vấp phải sự phản đối từ một số nước EU và có thể không được thực hiện như đã thông báo trước đó.
Video đang HOT
Vào tháng 7 năm nay, ông Borrell đã đề xuất thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ Euro để hỗ trợ quân đội Ukraine trong 4 năm tới. Quỹ này dự kiến sẽ giúp Ukraine trang trải chi phí mua các mặt hàng như đạn dược, tên lửa và xe tăng, đồng thời giúp chi trả cho việc huấn luyện binh lính Kiev.
Mặc dù EU đã có các gói hỗ trợ tương tự cho Ukraine thông qua Cơ sở Hòa bình Châu Âu, nhưng các quốc gia thành viên riêng lẻ có thể chặn việc triển khai các gói hỗ trợ cung cấp theo từng đợt này. Ngoài ra, các gói này cũng đang nhanh chóng cạn tiền.
Các bộ trưởng quốc phòng EU đang chuẩn bị thảo luận về kế hoạch này tại Brussels, Bỉ trong tuần này. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết nhiều quốc gia, bao gồm cả Đức – nước có ảnh hưởng lớn trong EU – đã bày tỏ sự dè dặt về việc cam kết số tiền lớn như vậy trước vài năm.
Một nhà ngoại giao EU cho biết mức độ khả thi của kế hoạch viện trợ 21,4 tỷ USD nói trên đang giảm dần, nhưng một số quốc gia vẫn muốn có các cam kết với Ukraine ở cấp độ EU.
EU đề xuất tăng cường quỹ viện trợ cho Ukraine
Ngày 17/5, các nguồn tin thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã đề xuất bổ sung 3,5 tỷ euro (3,85 tỷ USD) vào Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), quỹ được dùng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev, ngày 15/11/2018. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Theo các nguồn tin trên, ông Borrell đề nghị các nước thành viên EU đóng góp thêm cho EPF, vốn đã cung cấp khoảng 4,6 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, đề xuất này cần phải được chính phủ các nước thành viên EU thông qua. Hồi tháng 12 năm ngoái, các nước đã nhất trí rằng trong trường hợp cần thiết, mức tăng như vậy có thể hợp lý.
Một quan chức cấp cao EU cho biết ông Borrell quyết định kêu gọi bổ sung cho quỹ EPF vì quỹ này đang dần cạn kiệt và cơ quan chính sách đối ngoại của EU muốn đảm bảo rằng EPF có đủ tiền mặt để viện trợ quân sự cho các quốc gia khác cũng như Ukraine.
Ra đời năm 2021, EPF là nhằm giúp các nước đang phát triển mua thiết bị quân sự. Tuy nhiên, EU đã nhanh chóng quyết định sử dụng quỹ này để đưa vũ khí tới Ukraine sau khi xảy ra xung đột hồi tháng 2/2022. EPF tách biệt với ngân sách của EU vốn không được phép tài trợ cho các hoạt động quân sự.
Ban đầu, EU dự kiến ngân sách của EPF sẽ đạt 5 tỷ euro vào năm 2027. Tuy nhiên, mức trần này đã được tăng lên 1 lần, thêm 2 tỷ euro, vào tháng 12/2022. Mức đóng góp vào quỹ này tùy thuộc vào quy mô kinh tế của các nước thành viên EU. Quỹ này cũng quy định các nước EU mà cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine có thể đòi lại một phần chi phí.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố nước này có thể hỗ trợ quân đội Ukraine bằng cách tạo điều kiện cho các nước khác cung cấp máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự cho Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, trong cuộc họp báo ở Berlin với người đồng cấp Đức Boris Pistorius, khi được hỏi về kế hoạch gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine, Bộ trưởng Wallace cho biết: "Điều mà chúng tôi có thể đóng góp một cách rõ ràng nhất là huấn luyện và hỗ trợ một cách có giới hạn vì chúng tôi không có phi công F-16".
Về phần mình, Bộ trưởng Pistorius tuyên bố Đức không có năng lực huấn luyện hay trang thiết bị quân sự để đóng góp tích cực vào sáng kiến của Anh - Hà Lan trong việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết nước này sẽ ngăn chặn đợt hỗ trợ quân sự tiếp theo của EU cho Ukraine và bất kỳ gói trừng phạt mới nào nhằm vào Nga trừ khi Kiev loại ngân hàng OTP của Hungary khỏi "danh sách đen". Hungary, thành viên của EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã từ chối cung cấp thiết bị quân sự cho nước láng giềng Ukraine, đồng thời cũng nhiều lần phản đối các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, nhưng cuối cùng vẫn ủng hộ tất cả các biện pháp đã được thống nhất cho đến nay.
Slovakia nêu lý do không duyệt hơn 40 triệu euro viện trợ quân sự cho Ukraine Thủ tướng mới của Slovakia khẳng định sẽ không ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine, bởi "thà đàm phán hòa bình 10 năm còn hơn giao chiến với nhau 10 năm mà không có kết quả". Thủ tướng Slovakia Robert Fico tham dự lễ nhậm chức nội các mới, tại Phủ Tổng thống ở Bratislava, ngày 25/10/2023. Ảnh: Reuters Theo hãng...