Viên thuốc bổ của người chồng bạc tình
Thấy chóng mặt, Rosemarie Essa định gọi cho chồng là bác sĩ nhờ “bắt bệnh” nhưng cô đã gục xuống vô-lăng trước khi kịp bấm số.
Khi cảnh sát thành phố Highland Heights, bang Ohio tới hiện trường vụ va chạm giao thông ngày 24/2/2005, Rosemarie đã rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê và khó thở dù trên người không có thương tích.
Trước đó, có người đã gọi 911 để báo tin Rosemarie không kiểm soát được tay lái do đi rất chậm và quệt vào xe khác. Xe của Rosemarie di chuyển chậm đến mức người gọi có thể mở cửa ghế lái và lên xe đạp phanh.
Vết tích để lại sau khi xe của Rosemarie quệt vào xe khác. Ảnh: HLN.
Rosemarie được đưa ngay tới bệnh viện nhưng tử vong sau đó vài tiếng. Cái chết của người phụ nữ 38 tuổi khiến bác sĩ và cảnh sát thấy khó hiểu vì cú va quệt được xác định không đủ mạnh tới mức gây thương tích. Kết quả giải phẫu tử thi không cho thấy người chết có bệnh hoặc vết thương bên trong gây tử vong. Cơ thể Rosemarie cũng không có dấu vết ma túy hoặc các chất độc thường thấy. Quá trình xét nghiệm độc học lần hai với phạm vi rộng cũng không đem lại manh mối.
Khám xe Rosemarie, cảnh sát để ý thấy có chiếc điện thoại nắp lật đang trong trạng thái mở ở gần ghế lái. Lịch sử cuộc gọi cho thấy cú điện cuối cùng trước hôn mê là cho người bạn Eva McGregor.
Eva cho biết trong lúc đang nói chuyện con cái, Rosemarie bất chợt cảm thấy chóng mặt. Rosemarie nói vừa nãy có uống mấy viên canxi chồng đưa nên định cúp máy gọi hỏi triệu chứng. Cô chưa kịp gọi thì xảy ra việc.
Chồng của Rosemarie tên Yazeed Essa, 41 tuổi, là bác sĩ phòng cấp cứu tại một bệnh viện trong thành phố. Yazeed khai gia đình họ muốn có thêm con thứ ba nên chuẩn bị cho vợ một số loại vitamin tiền thai kỳ, trong đó có thuốc bổ canxi. Loại thuốc này hoàn toàn không gây hại, Yazeed quả quyết và tự nguyện giao ra lọ thuốc canxi.
Video đang HOT
Trong lúc chờ kết quả từ phòng giám định, cảnh sát điều tra cuộc sống của vợ chồng nhà Esssa, qua đó phát hiện hai người không hạnh phúc. Yazeed có quan hệ ngoài luồng với nhiều người phụ nữ. Tuy nhiên, đây không phải chứng cứ cho thấy Yazeed có dính líu tới cái chết của vợ.
Yazeed Essa và vợ Rosemarie. Ảnh: HLN.
Hơn nữa, cái chết của Rosemarie còn làm cảnh sát nghĩ tới khả năng những viên thuốc bổ canxi mà Rosemarie uống bị nhiễm độc ngay từ khi mới được mua về. Chuyện này không phải chưa bao giờ xảy ra vì cũng từng có kẻ bỏ chất độc xianua vào trong thuốc giảm đau dạng con nhộng khiến 7 người tại thành phố Chicago tử vong vào năm 1982. Qua xét nghiệm, nhà chức trách tìm thấy dấu vết xianua trong lọ thuốc được bày bán tại quầy nhưng danh tính thủ phạm tới nay vẫn còn là bí ẩn. Nếu thuốc bổ canxi mà Rosemarie đang uống cũng bị bỏ độc xianua, có thể sẽ còn những nạn nhân khác.
Tuy vậy, giả thuyết trên gần như bị loại bỏ khi cảnh sát nhận tin Yazeed đã rời nước Mỹ và bay tới thành phố Beirut, Lebanon vào tháng 3/2005. Động thái bỏ trốn khiến sự nghi ngờ của điều tra viên đổ dồn vào Yazeed.
Lúc này, phòng giám định pháp y cho kết quả xác minh số thuốc viên con nhộng trong lọ canxi. Theo chuyên viên, trong lọ có 9 viên thuốc có bề ngoài khác các viên còn lại, phần bột bên trong được tẩm chất độc xianua.
Thông qua FBI, Yazeed được xác định đang được bạn giúp đỡ ẩn náu tại thành phố Beirut. Khi được nhà chức trách Mỹ liên lạc, Yazeed khẳng định không giết vợ. Anh ta rời Mỹ không phải vì sợ tội mà vì lo không được xét xử công bằng do bản thân có quan hệ ngoài luồng.
Giữa Lebanon và Mỹ không có hiệp định dẫn độ nên Yazeed không thể bị Lebanon dẫn độ về Mỹ. Anh ta không tỏ ra lo lắng mà vẫn lui tới hộp đêm để ăn chơi. Ba tháng sau khi đặt chân tới Beirut, Yazeed cưới vợ mới, một giáo viên 38 tuổi. Anh ta hoàn toàn không biết nhất cử nhất động của mình vẫn luôn bị FBI theo dõi chặt chẽ, chỉ chờ thời cơ phạm sai lầm.
Cuộc chờ đợi của FBI kéo dài hơn 18 tháng. Qua đặc tình tại Lebanon, FBI biết Yazeed sắp sửa bay tới Cyprus, nơi có hiệp định dẫn độ với Mỹ, nên đã liên lạc với nhà chức trách sở tại để giăng bẫy. Cuối cùng, tháng 10/2006, Yazeed bị bắt giữ khi vừa đặt chân xuống sân bay ở Cyprus. Cuốn hộ chiếu giả và ngoại hình có chút thay đổi của anh ta không thể qua mặt được phép thử vân tay.
Yazeed Essa cố thay đổi ngoại hình và mang theo hộ chiếu giả. Ảnh: HLN.
Gần ba năm tiếp theo, luật sư của Yazeed tại Cyprus chống lại yêu cầu dẫn độ của phía Mỹ nhưng cuối cùng cũng thất bại. Tháng 1/2009, Yazeed bị đưa về Mỹ . Hơn một năm sau, anh ta bị xét xử về tội Giết người.
Công tố viên cáo buộc Yazeed muốn ly hôn nhưng không muốn mất tiền kiện tụng và quyền nuôi con nên đã lên kế hoạch đầu độc vợ. Biết vợ sắp lái xe, Yazeed cho uống viên vitamin có tẩm thuốc độc để Rosemarie mất tỉnh táo, chết do gây tai nạn. Tuy nhiên, việc này đổ bể vì thuốc độc phát huy tác dụng trước khi chiếc xe đạt vận tốc đủ lớn. Theo công tố viên, Yazeed là người duy nhất có động cơ, phương tiện, và cơ hội gây án.
Tại tòa, luật sư bào chữa lập luận một nhân tình của Yazeed mới là hung thủ thật sự. Theo đó, người phụ nữ này đã qua lại với Yazeed hơn 10 năm và tỏ rất ghen tị với Rosemarie. Lập luận này được lời khai của anh trai Yazeed củng cố.
Tuy nhiên, do sợ bị khởi tố tội Khai man, người anh sau đó quay sang làm chứng chống lại Yazeed. Người anh khai trong lúc tới nhà tù ở Cyprus thăm em, Yazeed đã thừa nhận hành vi bỏ xianua vào trong viên thuốc canxi dạng con nhộng của vợ.
Yazeed Essa (trái) không bộc lộ cảm xúc khi bị kết án. Ảnh: The Plain Dealer.
Cuối cùng, tháng 3/2010, Yazeed bị kết tội Giết người với tình tiết nghiêm trọng, lãnh án chung thân không ân xá trong ít nhất 20 năm. Đơn kháng cáo của Yazeed bị tòa án tối cao bang Ohio bác bỏ vào năm 2011.
Dịch COVID-19: Châu Âu tiếp tục gia tăng các biện pháp chống dịch
Tình hình dịch viêm đường hô hấp COVID-19 tại châu Âu chưa có dấu hiệu thuyên giảm, theo đó ngày 4/11 một loạt quốc gia thông báo áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm hoặc tăng cường các biện pháp phong tỏa tại một số vùng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện Varese, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau Italy, Pháp và một số nước, ngày 4/11, Cyprus thông báo sẽ áp đặt giới nghiêm ban đêm và một số biện pháp khác nhằm kiểm soát tình trạng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tăng đột biến trong vài ngày qua. Theo Bộ Y tế nước này, sau một thời gian duy trì số ca mắc mới COVID-19 thấp trong mùa Hè, quốc gia nằm ở Đông Địa Trung Hải này đang phải chứng kiến làn sóng dịch thứ hai khi số ca nhiễm liên tục tăng lên mức kỷ lục 3 con số trong những ngày qua. Trong tổng số hơn 5.100 ca nhiễm, có đến 2/3 được ghi nhận từ đầu tháng 10.
Bộ trưởng Y tế Cyprus Constantinos Ioannou cho biết lệnh giới nghiêm từ 23h00 đêm hôm trước đến 5h00 sáng hôm sau sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/11 cho đến hết tháng. Các quán bar, cà phê và nhà hàng phải đóng cửa từ 22h30'.
Tại Ba Lan, chính phủ đã thông báo gia tăng các biện pháp chống dịch COVID-19 khi các cơ quan chức năng báo cáo có thêm tới 24.692 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua và 373 ca tử vong. Theo đó, các cửa hàng sẽ phải hạn chế số lượng khách hàng, trong khi các nhà bán lẻ tại các trung tâm thương mại phải đóng cửa, trừ các hiệu thuốc và siêu thị. Tất cả các trung tâm văn hóa, bao gồm cả rạp chiếu phim và nhà hát, cũng phải đóng cửa.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Vácsava, Thủ tướng Mateusz Morawiecki cho biết tháng 11 là thời điểm khó khăn nhất và ông hy vọng với việc thực hiện các biện pháp hiện nay, Ba Lan sẽ tránh được việc tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc. Dự kiến, các biện pháp trên sẽ có hiệu lực từ ngày 7/11 đến hết ngày 29/11.
Tại Italy, Thủ tướng Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh mới, có hiệu lực từ ngày 5/11-3/12, theo đó áp dụng trên toàn quốc lệnh giới nghiêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 5h00 sáng hôm sau và các biện pháp bổ sung tùy theo từng khu vực. Người dân sẽ không được di chuyển bằng phương tiện công cộng hay cá nhân, ngoại trừ lý do công việc, học tập, sức khỏe hay tình huống cấp thiết. Sắc lệnh mới đưa ra các biện pháp cụ thể với từng vùng, tương ứng với những mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, mặc dù chính quyền các vùng trong cả nước đã áp đặt những biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19 như lệnh giới nghiêm ban đêm cùng nhiều hạn chế khác, song số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục gia tăng trong những ngày qua. Tây Ban Nha trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU), sau Pháp, với hơn 1,2 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 36.495 ca tử vong. Trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 18.669 ca mắc mới và 238 ca tử vong. Đáng lo ngại hơn, áp lực đang đè nặng lên các bệnh viện khi có tới gần 1/3 trong tổng số giường bệnh (khoảng 29%), là bệnh nhân COVDID-19.
Hiện Chính phủ Tây Ban Nha đang chịu nhiều sức ép phải gia tăng triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 mạnh hơn như Anh, Pháp, Ireland. Tuy nhiên, cho đến nay Chính phủ Tây Ban Nha cho rằng các bệnh pháp giới nghiêm ban đêm cũng như những hạn chế khác được chính quyền các vùng áp đặt đủ để làm chậm lại tốc độ lây lan dịch.
EU yêu cầu Cyprus và Malta giải trình về 'hộ chiếu vàng' EU bắt đầu hành động pháp lý với chương trình "hộ chiếu vàng" của Cyprus và Malta vì lo ngại quyền công dân của khối bị suy yếu. Ủy ban châu Âu (EC) hôm nay gửi thông báo cho Cyprus và Malta, hai quốc gia gia nhập EU năm 2004, để yêu cầu giải trình về chương trình "hộ chiếu vàng", cảnh báo...