Viên sỏi to hơn nắm tay trong bàng quang người đàn ông
Bác sĩ phát hoảng khi lấy ra viên sỏi nặng 500 gam từ bàng quang người đàn ông 60 tuổi.
Ông Trần Văn Khăm (60 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng bí tiểu, tiểu khó.
Qua thăm khám, bác sĩ bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán nhận thấy có sỏi lớn ở bàng quang người bệnh nên chỉ định mổ cấp cứu.
Quá trình mổ, ê-kíp phẫu thuật lấy ra được viên sỏi kích thước 10 x 7 x 4cm, nặng gần 500g từ bàng quang người bệnh.
Viên sỏi nặng 500g lấy ra từ bàng quang người bệnh
Bác sĩ Tạ Quang Trí – Phó giám đốc bệnh viện cho hay, đây là lần đầu tiên đơn vị gặp ca bệnh có viên sỏi ở bàng quang “khủng” như vậy.
Sau ca mổ, bệnh nhân đã khỏe, tiếp xúc tốt và đang được theo dõi hậu phẫu.
Theo BS, sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, chiếm khoảng 1/3 các trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn.
Ứ đọng nước tiểu tiểu do có chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi bàng quang.
Sỏi bàng quang thường tròn, ít khi xù xì góc cạnh. Đôi khi chỉ có một viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi tích tụ lại.
Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.
Video đang HOT
Các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến nhất của sỏi bàng quang như tiểu dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều; tiểu ra máu, có thể đái đục (bang quang bị nhiễm khuẩn); có thể đau bụng dưới, đau buốt vùng hạ vị. Trường hợp có nhiễm khuẩn sẽ gây hiện tượng sốt nhẹ
Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Khi có các triệu chứng như trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu để có kết quả chính xác.
Theo vietnamnet
Bí tiểu hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng bạn đã biết cách xử trí đúng?
Chuyên gia nhấn mạnh, bí tiểu trước hết cần phải xác định được nguyên nhân mới có hướng điều trị đúng đắn nhất.
Bí tiểu ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn
Bí tiểu phản ánh tình trạng đi tiểu khó khăn, người rơi vào trạng thái này luôn cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Điều này làm đảo lộn cuộc sống, công việc và những sinh hoạt hàng ngày của bạn. Ăn ngủ không yên kèm theo trạng thái bứt rứt, khó chịu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là không được sơ cứu, điều trị kịp thời.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), trong Đông y, bí tiểu hay còn gọi là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế. Bạn có thể bị do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép mà cho niệu đạo bế tắc.
Bí tiểu phản ánh tình trạng đi tiểu khó khăn, người rơi vào trạng thái này luôn cảm thấy khó chịu và bứt rứt.
Bình thường, khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định, khoảng 250-300ml, sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Bí tiểu xảy ra khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đầy nhưng không thể tiểu được.
Ở nam giới bí tiểu còn có thể do bệnh của tiền liệt tuyến (viêm, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến hoặc u lành hoặc u ác tính) sẽ đè, chèn ép vào cổ bàng quang. Ở nữ giới, bí tiểu, ngoài các nguyên nhân kể trên còn có thể do bệnh thuộc tiểu khung đè nén vào bàng quang (u xơ tử cung, u nang buông trứng). Một số trường hợp bí tiểu nhất thời có thể là do tâm lý (đi tàu xe chật chội, ngồi họp với thời gian lâu...).
Theo lương y Vũ Quốc Trung, điều quan trọng nhất là bạn cần nhận biết chính xác mình ở dạng bí tiểu nào để từ đó có cách xử trí đúng đắn nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Bình thường, khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định, khoảng 250-300ml, sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu.
Xử trí đúng cách khi bất chợt bị bí tiểu
Theo lương y Vũ Quốc Trung, đây chính là dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bí tiểu loại nào và cách xử trí đúng trong từng trường hợp:
Bí tiểu cấp tính
Dấu hiệu của bí tiểu cấp tính là đột ngột bí tiểu, cố rặn thì may ra được vài giọt nước tiểu thoát ra ngoài. Trong khi đó, bàng quang vẫn căng đầy, cảm giác tức bụng, đôi khi xuất hiện co thắt. Nguyên nhân chủ yếu thường do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hoặc niệu đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống. Với trường hợp này, chuyên gia lưu ý:
- Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tiến hành thông tiểu ngay.
- Khi thông tiểu cần chú ý vô khuẩn tuyệt đối dụng cụ y tế để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện.
- Kiên trì sử dụng thuốc và làm theo tư vấn của bác sĩ vì bí tiểu không thể hết trong ngày một ngày hai, nhất là khi bị bí tiểu bởi viêm bàng quang, bệnh của tiền liệt tuyến ở nam giới, chấn thương cột sống, chân thương xương chậu, xơ hóa niệu đạo...
Dấu hiệu của bí tiểu cấp tính là đột ngột bí tiểu, cố rặn thì may ra được vài giọt nước tiểu thoát ra ngoài.
Bí tiểu mạn tính
Dấu hiệu của bí tiểu mạn tính là tình trạng tiểu khó và tiểu không hết trải qua thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang mỗi ngày một tăng. Đến khi bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần nhìn thấy được, to như quả bóng nhỏ. Sự ứ đọng này có thể khiến bạn thích nghi nhưng về lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho thận. Lúc này bạn cần:
- Đến bệnh viện để tiến hành các biện pháp điều trị như thông đường tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng của nước tiểu trong bàng quang, sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu.
Chuyên gia nhấn mạnh, bí tiểu trước hết cần phải xác định được nguyên nhân mới có hướng điều trị đúng đắn nhất. Trong Đông y cũng có một số bài thuốc trị bí tiểu cực tốt, bạn có thể áp dụng trước khi đến bệnh viện:
- Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
Búp tre, rau má sẽ tạo thành bài thuốc trị bí tiểu rất hiệu quả.
- Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
- Luộc bí xanh ăn cả cái cả nước, hoặc vắt nước bí xanh sống có hòa thêm chút muối để uống, hoặc gọt vỏ ăn sống. Làm như vậy liên tục trong 10 ngày để chữa bí tiểu. Nếu không hết thì cần đến bệnh viện.
- Trong sách Bản sự phương có chia sẻ cách chữa bí tiểu bằng cách đắp hành như sau: Sử dụng một nắm củ hành tươi, đem giã nát, chia thành 2 phần, dùng vải bọc lại rồi đem xao nóng, rồi luân phiên đắp lên rốn sẽ có tác dụng chữa tiểu khó, bụng dưới trướng đau.
Để phòng ngừa bí tiểu, chuyên gia khuyên nếu mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh ở tiền liệt tuyến, bạn cần khám chữa càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến bàng quang - gây nên bí tiểu. Duy trì lối sống vận động thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Không được nhịn tiểu và không ngồi lâu vì sẽ khiến nước tiểu ứ đọng, dẫn đến bí tiểu.
Theo Helino
Chuyên gia chỉ 4 cách giúp duy trì sức khỏe thận lâu dài Sức khỏe thận có tác động trực tiếp đến sức khỏe bàng quang. Đảm bảo được sức khỏe của thận sẽ giúp ngăn chặn chứng tiểu không tự chủ khi về già. Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến sức khỏe thận vì khoảng 50% sẽ bị tổn thương thận khi tiểu đường tiến triển đến giai đoạn cuối - SHUTTERSTOCK Thận...